3. Phương pháp áp dụng trong báo cáo và giới hạn phạm vi của báo cáo
2.1.2 Đặc điểm đội ngũ lao động tại cảng
Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng hàng đầu đối với hiệu quả các hoạt động khai thác và dịch vụ tại CHK BMT cũng như với tất cả các CHK nói chung. Nguồn nhân lực làm việc có trách nhiệm, có năng lực thì các hoạt động khai thác mới được tổ chức hợp lí và vận hành hiệu quả.
Sau khi CHK BMT tiến hành xây dựng lại nhà ga mới thì môi trường làm việc của nhân viên đã được cải thiện đáng kể. Khu vực nhà ga cũ lúc này được bố trí trở thành Văn phòng Cảng và văn phòng đại diện Cảng vụ. Khu vực nhà ga mới cũng được phân chia thành những khu vực chức năng tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên thực hiện chuẩn hóa qui trình thủ tục hàng không, đáp ứng được nhu cầu đơn giản hóa thủ tục, đảm bảo an ninh an toàn hàng không.
Đặc điểm của nguồn nhân sự tại cảng hiện nay:
+ Điểm mạnh
- Nhân viên làm việc với ý thức và trách nhiệm nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Nhiều cán bộ công nhân viên có thời gian công tác lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm và xử lí các sự cố kịp thời. Đồng thời người lao động có ý thức tự học để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ.
- Một số nhân viên tuyển mới có trình độ đại học, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh và phù hợp với vị trí công việc được giao.
- Hàng năm được tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ chuyên môn do Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam tổ chức.
+ Điểm hạn chế:
- Một số lao động đã lớn tuổi (hơn 40 tuổi) chiếm gần 40%. Vì đã lớn tuổi nên sự năng động, sáng tạo và tham gia các hoạt động phong trào của họ sẽ không mạnh như lớp lao động trẻ. Đồng thời họ cũng ngại thích nghi với những thay đổi về cơ chế, về cách thức tổ chức, quản lí và những phương pháp mới…
- Lao động làm việc phân tán nhiều nơi (tại 03 phòng bán vé máy bay, 02 đài dẫn đường bay, trực ngày đêm tại khu bay…).
- Với lực lượng lao động hiện có, buộc phải kiêm nhiệm nhiều việc khác (bốc xếp hành lý, duy trì trực ngày đêm tại đường HCC, nhà ga ngày đêm…)
- Trình độ nhân viên không đồng đều và có đến 50% lực lượng lao động trình độ sơ cấp và phổ thông.
- Khả năng giao tiếp tiếng Anh tại một số vị trí còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu công việc
2.2 Phân tích các hoạt động khai thác hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột.
Các hoạt động hàng không là những hoạt động liên quan trực tiếp đến việc vận chuyển hành khách hàng hóa và bưu kiện thông qua cảng hàng không sân bay. Thường thì hoạt động hàng không bao gồm các dịch vụ khai thác thiết yếu (như dịch vụ kiểm soát không lưu, khí tượng, thông tin, cảnh sát và an ninh, cứu hỏa, cứu thương, bảo trì nhà ga, đường băng..) và một số các dịch vụ phục vụ thương mại mặt đất liên quan trực tiếp đến việc vận chuyển (như dịch vụ cung cấp xăng dầu, cung cấp điện, vệ sinh tàu bay…) cùng một số các hoạt động trong khu vực nhà ga như thủ tục check - in, check - out …
2.2.1 Các hoạt động khai thác tại khu bay cảng hàng không Buôn Ma Thuột
a. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động
Khai thác các dịch vụ kỹ thuật tại khu bay bao gồm toàn bộ các dịch vụ mà cảng hàng không cung ứng tại khu bay bao gồm cả việc khai thác hạ tầng cơ sở, các công trình kiến trúc và cung ứng các dịch vụ trên bề mặt các cơ sở hạ tầng đó. Cơ sở hạ tầng, các công trình và trang thiết bị tại CHK BMT được xây dựng và bố trí như sau:
Khu bay của CHK BMT có đường cất hạ cánh kích thước 45m x 3.000m. Đường lăn vuông góc với đường hạ cất cánh kích thước 18m x 186,5m kết cấu bằng bê tông nhựa nóng. Sân đậu đỗ máy bay được kéo dài bằng bê tông xi măng kích thước tổng cộng là 254,6m x 128 m và có 05 vị trí đỗ cho tàu bay A320-A321 và tương đương.
Với số lượng chuyến bay trung bình từ 8-9 chuyến thì nhìn chung đường bay và sân đỗ hiện tại đã đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên trong thời gian tới CHK BMT đang có kế hoạch xây dựng thêm một đường băng nữa nhằm nâng cao năng lực khai thác và sử dụng trong những trường hợp cần thiết.
Cũng như các cảng hàng không khác, nhằm phục vụ cho các hoạt động diễn ra tại khu vực sân đỗ thì CHK BMT cũng sử dụng các trang thiết bị như: Xe dẫn tàu bay, xe nâng hành lí, hàng hóa, xe cung cấp khí, xe cung cấp điện, ống lồng...để phục vụ kĩ thuật cho tàu bay. Không có TTB này
Ngoài ra các dịch vụ kĩ thuật tại khu bay không thể thiếu giúp cho tàu bay có thể cất hạ cánh an toàn đó là:
+ Các thiết bị trợ giúp bằng mắt: Hệ thống đèn chiếu sáng nhằm giúp cho tàu bay hạ cánh, dẫn tàu bay vào sân đỗ…
+ Các thiết bị dẫn đường: Đài chỉ hướng VOR, đài chỉ thị cự li DME…
+ Các dịch vụ không lưu: Bao gồm đài chỉ huy tại sân, đài tiếp cận, trung tâm thông tin về các chuyến bay, khí tượng, thủ tục bay…
+ Các dịch vụ kĩ thuật, mặt đất tại sân đỗ + Các dịch vụ khẩn nguy và an toàn khu bay + Các dịch vụ thông tin liên lạc…
b. Tình hình hoạt động trong các năm qua
Nhìn chung các hoạt động tại khu bay thời gian qua diễn ra linh hoạt, nhịp nhàng ít xảy ra những sự cố nghiêm trọng.
Việc cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất cho các Hãng hàng không hầu hết là do Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thực hiện bao gồm: Dịch vụ mặt đất trọn gói, dịch vụ vận tải hàng không, xe khởi động khí, xe kéo đẩy máy bay, dịch vụ vệ sinh máy bay, xe nâng người tàn tật, dịch vụ cấp nước máy bay, dịch vụ xe cấp cứu, trực cứu hỏa tàu bay, xe thổi khí lạnh, dịch vụ ống lồng, xe cung cấp điện… mỗi tổ chức năng sẽ phụ trách và phân công nhiệm vụ cho nhân viên thực hiện. Phần lớn các hoạt động này do tổ dịch vụ- kĩ thuật đảm nhiệm.
Ngoài ra tổ phục vụ hành khách cũng thực hiện một số hoạt động tại khu vực này như: Dịch vụ hỗ trợ hành khách đặc biệt, làm tải cho các chuyến bay, vệ sinh máy bay, vệ sinh hanga,…
Tại khu vực đường cất hạ cánh, nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra đường băng, đường lăn thường xuyên để đảm bảo phục vụ an toàn cho tàu bay. Kiểm tra tình trạng bề mặt đường băng, đường lăn, kiểm tra các đồ vật và sự xuất hiện các vũng nước, mảnh cao su, rác …để tránh gây cản trở cho quá trình cất cánh, hạ cánh.
Mặc dù trang thiết bị tại khu vực sân đỗ đã phần nào đáp ứng được tiêu chuẩn hoạt động nhưng chưa thực sự hiện đại và tự động hóa.
Thông thường không phải lúc nào CHK BMT cũng thực hiện toàn bộ các dịch vụ thương mại mặt đất, có một số hoạt động sẽ thực hiện khi các hãng hàng không có yêu cầu phục vụ. Đồng thời có một số hoạt động sẽ do đơn vị khác thực hiện,
chẳng hạn như cung ứng xăng dầu sẽ do Tổ tra nạp xăng dầu - Xí nghiệp xăng dầu hàng không miền Nam thực hiện, hoặc hoạt động đảm bảo hoạt động bay sẽ do Đài chỉ huy sân bay Buôn Ma Thuột và Tổ trực đài VOA/DME thực hiện.
Hàng ngày trung bình có khoảng từ 8- 9 chuyến bay cất hạ cánh tại Cảng hàng không BMT. Lưu lượng hành khách thông qua CHK BMT hàng năm ngày càng tăng đặc biệt là từ khi Cục hàng không Việt Nam mở đường bay thẳng từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội và ngược lại bằng chủng loại máy bay A320, A321.
Ngoài phục vụ cho các chuyến bay thường lệ thì CHK BMT cũng thực hiện phục vụ CHC cho các chuyến bay không thường lệ vì mục đích an ninh, chính trị, kinh tế…
Hiện nay hàng ngày lượng khách thông qua nhà ga Cảng hàng không Buôn Ma Thuột khoảng từ 900 đến hơn 1.000 hành khách, hàng hóa hành lý bưu kiện khoảng 05 tấn (phục vụ từ 16-18 lần cất hạ cất cánh) với các chủng loại máy bay ATR72, F70, A320,A321.
c.Kết quả vận tải hàng không của CHK Buôn Ma Thuột Bảng 2.1 Tính đến hết ngày 31/10/2015
TT Danh mục nội dung Thực hiện
10 tháng năm 2015Kế hoạch % thựchiện So sánh với10 tháng năm 2014(%) 01 Hạ cất cánh thương mại 5.716 7.200 79% 114% 02 Phục vụ hành khách (đi, đến) 685.105 770.000 89% 118% 03 Hành lý, hàng hóa, bưu kiện (kg)
Kiểm tra lại kiểu chữ, lỗi chính tả còn sai nhiều
4.154.065 5.010.000 18.3% 117%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình phục vụ hành khách CHK BMT từ Tổ Văn phòng- Kế hoạch
Thông qua bảng 2.1 ta có thể thấy rằng tính đến hết tháng 10/2015 chỉ tiêu phục vụ HCC, phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện đều đạt Kế hoạch và các chỉ tiêu bình quân tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2014.
2.2.2 Các hoạt động tại khu vực nhà ga hành khácha. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị a. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
Đến năm 2012 với việc nhà ga mới đã được đưa vào khai thác. Hệ thống trang thiết bị nhà ga mới hiện đại, nhà ga rộng rãi, phòng chờ thoáng đãng, đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ hành khách đi máy bay thông qua nhà ga.
Nhà ga có diện tích sử dụng là 7.175 m2, công suất phục vụ 1 triệu khách/năm, có thể phục vụ 400 hành khách/giờ cao điểm.Nhà ga có năng lực phục vụ như sau: TẦNG TRỆT
+ Sảnh làm thủ tục lên máy bay với tổng diện tích: ...1.065 m2
Trong đó:
- Quầy check-in: 09 quầy
- Quầy cho các Hãng hàng không thuê: 03 quầy
+ Khu soi chiếu An ninh: Diện tích: ...425m2
Soi chiếu hành lý, hàng hóa ký gửi: Máy X-Ray 1
Soi chiếu hành lý xách tay, kiểm thể hành khách: Bao gồm 02 máy X-Ray và 02 Cổng từ
+ Khu vực xếp hành lý: ...240 m2
+ Khu vực dỡ hành lý: ...360m2
+ Khu vực điểm khách đến: ...210m2
+ Khu vực điểm khách đi: 83 chỗ ngồi với diện tích ...330m2
+ Sảnh nhận hành lý: Gồm 02 băng chuyền nhận hành lý, chiều dài 44m với diện tích 1.060m2
+ Khu bán hàng...105 m2
+ Khu vực phòng VIP...125 m2
+ Phòng Giám đốc, làm việc với tổ lái...30 m2
+ Phòng vận hành và quản lý...50 m2
+ Văn phòng...150 m2
+ Phòng trực kỹ thuật...300 m2
+ Các khu vệ sinh...325 m2
+ Không gian lưu thông, công cộng...845 m2
TẦNG LỬNG
+ Khu tập trung khởi hành...220 m2
+ Khu phòng chờ (194 chỗ ngồi)...700 m2
+Khu máy móc và thiết bị điện...85 m2
+ Khu bán hàng (2 khu)...70 m2
+ Khu vệ sinh...125 m2
+ Không gian lưu thông...345 m2
Nhìn chung thì khu vực nhà ga mới được xây dựng với không gian rộng rãi, thoáng mát, kết cấu sang trọng cùng với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại không những đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công nhân viên làm việc mà còn giúp cho qui trình hoạt động khai thác tại nhà ga trở nên đơn giản và tự động hóa hơn.
b. Tổ chức luồng tuyến phục vụ hành khách.
+ Đối với khách đi:
Sảnh đón khách đi được thiết kế giáp với đường tiếp cận luồng khách vào nhà ga. Từ sảnh đến, hành khách sẽ vào trực tiếp sảnh đăng ký để làm thủ tục (check - in) và kiểm tra an ninh ở phần chính giữa tòa nhà nằm giữa sân tiểu cảnh và hồ nước. Từ đây hành khách sẽ tiếp tục theo thang cuốn lên tầng lửng phía trên để tập trung khởi hành. Hành khách sẽ được chào đón bởi khu bán hàng hướng tới cổng phòng chờ ở hai bên. Thông qua thang cuốn hoặc thang bộ hành khách sẽ ra cổng chờ và ra máy bay bằng cách đi bộ hay bằng xe bus của Cảng hàng không.
+ Đối với khách đến:
Hành khách đến khi xuống máy bay sẽ được đón vào nhà ga bằng cách đi bộ hoặc bằng xe bus của Cảng hàng không. Từ đây hành khách sẽ đi băng qua sân
Sảnh đón trong nhà ga
Sảnh chung đi và đến Băng chuyền hành
lý
Kiểm tra thẻ lên tàu
Phòng chờ
Thủ tục check-in
trong và đến sảnh nhận hành lý. Hành khách sẽ ra ngoài sân bay để đón Taxi tại hành lang nhà ga có mái che tại sảnh nhận hành lý.
+ Khách VIP:
Cũng giống như các hành khách khởi hành khác, khách VIP sẽ đến sảnh làm thủ tục (check-in) sau đó tiếp tục kiểm tra an ninh và được đón tiếp tại phòng khách VIP. Phòng đợi của khách VIP được bố trí ngay phía trước sân tiểu cảnh nơi hành khách có thể đợi và nghỉ ngơi trước khi lên máy bay. Các tiện ích khác sẽ được bố trí riêng biệt trong phòng đợi khách VIP
Hình 2.1 Sơ đồ luồng hành khách tại nhà ga CHK Buôn Ma Thuột
TÀU BAY ĐẾNTÀU BAY ĐI
Khách nối chuyến
Dỡ hành lý xuống tàu
bay Chất hành lý lên tàu bay Xe vận chuyển hành lý Kiểm tra soi chiếu
hành lý Băng chuyền hành lý
Sảnh chung đi - đến
Thủ tục check-in
Sân đỗ ô tô
Hình 2.2: Sơ đồ luồng hành lý tại nhà ga CHK Buôn Ma Thuột
TÀU BAY ĐẾN TÀU BAY ĐI
Hành lý nối chuyến
Bố trí các bảng hợp lý
c. Công tác tổ chức hoạt động
Phần lớn các hoạt động khai thác hàng không trong khu vực nhà ga đều do tổ phục vụ hành khách và tổ an ninh an toàn thực hiện.
Đối với các hoạt động như làm thủ tục check- in, check- out, phục vụ hành khách đặc biệt, thông tin chuyến bay,... thuộc tránh nhiệm của tổ phục vụ hành khách. Tổ trưởng là người quản lí các hoạt động liên quan tới công tác phục vụ hành khách.Vì số lượng chuyến bay hàng ngày không nhiều cho nên nhân viên sẽ làm việc theo lịch bay của các hãng và làm cả ngày chứ không phân chia theo từng ca kíp.
Đối với các hoạt động soi chiếu an ninh hành khách, kiểm tra hàng hóa hành lí, kiểm tra vé hành khách,... sẽ do tổ an ninh an toàn thực hiện.
Trong thời gian qua, với công tác tổ chức quản lý khai thác và cung ứng các dịch vụ Hàng không, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã hoàn thành tốt một số vấn đề sau:
- Qui trình vận chuyển hành khách, hành lý tại nhà ga tuân thủ đúng tiêu chuẩn phục vụ hành khách.
- Quản lý chặt chẽ phối hợp hoạt động hiệu quả, đảm bảo khai thác nhà ga an toàn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường Hàng không, đúng theo định hướng của Ngành.
- Thực hiện tốt sự phối hợp giữa Cảng hàng không và đại diện Hãng hàng không về lĩnh vực đơn giản hóa thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ, thỏa mãn tối đa nhu cầu của hành khách đi máy bay thông qua nhà ga.
- Việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực hiện có đảm bảo phục vụ tốt các chuyến bay đi và đến Cảng Hàng không.
d. Lưu lượng hành khách và hàng hóa thông qua cảng BMT từ 2014- 2015 Bảng 2.2:Tổnglưu lượng hành khách thông qua CHK BMT từ 2014- 2015
Đơn vị: hành khách Năm 2014 2015 3/2016 Tổng số HK đi 351.419 413.201 126.523 Tổng số HK đến 343.607 404.345 123.456 Tổng số HK đi và đến 695.026 817.546
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình phục vụ hành khách CHK BMT từ Tổ Văn Phòng- Kế hoạch
Bảng 2.3: Tổng khối lượng hàng hóa thông qua CHK BMT từ 2014-2015
Đơn vị tính: kg Năm 2014 2015 3/2016 Tổng khối lượng hàng hóa đi 1.505.636 2.446.200 391.122 Tổng khối lượng hàng hóa đến 1.279.735 1.717.924 469.238 Tổng khối lượng hàng hóa đi và đến 2.785.371 4.164.124 860.360
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình phục vụ hành khách CHK BMT từ Tổ Văn Phòng- Kế hoạch