III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ
2.3. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
a. Về cấu tạo:
- Kim phun đa điểm (MPI) nằm trước xupap nạp.
- Kim phun trực tiếp (GDI) phun trực tiếp vào buồng đốt.
Các cảm biến được sử dụng để lấy tín hiệu cho D-4S: Cảm biến lưu lượng khí nạp, Cảm biến nhiệt độ nước làm mát, Cảm biến vị trí trục cam, Cảm biến tốc độ động cơ,…
b. Nguyên lí hoạt động của công nghệ phun xăng kết hợp D4-S
Khi động cơ hoạt động ở vòng tua thấp và trung bình (dưới 3000 rpm) Các cảm biến thu thập thông tin về nhiệt độ, lưu lượng khí nạp, tốc độ vòng quay, góc mở bàn đạp ga, … Báo về ECU cho biết tình trạng động cơ đang hoạt động ở mức tiết kiệm nhiên liệu nên ECU ra tín hiệu ngắt kim phun đa điểm ngoài đường ống nạp và chỉ kích hoạt kim phun trực tiếp (GDI) hoạt động với hòa khí được hòa trộn cuối kì nén (alpha >1 tức hòa khí nghèo) nhưng vẫn đảm bảo động cơ hoạt động tốt.
Khi người lái tác động vào bàn đạp chân ga để tăng tốc thì tín hiệu từ các cảm biến báo về ECU cho biết xe đang cần tăng tốc độ vòng quay và cần momen lớn nên kích hoạt cả 2 kim phun. Kì Nạp hòa khí được hòa trộn trước xuppap nạp với lượng vừa đủ (MPI). Hòa khí được nén đến cuối kì nén thì kim phun thứ 2 GDI phun nhiên liệu với lượng đậm hơn (Hòa khí giàu). Làm tăng công suất động cơ và momen tăng nhanh giúp xe đạt được tốc độ mong muốn.
c. Ưu điểm của công nghệ phun xăng kết hợp D4-S là gì?
Sự kết hợp giữa 2 vòi phun này giúp phát huy được những ưu điểm của cả hai chế độ phun xăng trực tiếp và gián tiếp, giúp tối đa hóa quá trình cháy và đặc biệt gia tăng tỷ số nén lên 12.5.
- Cải thiện tiết kiệm nhiên liệu - .- Giảm phát thải.
- Ổn định quá trình đốt cháy.
- Tăng công suất, hiệu suất động cơ - Tăng cường khả năng lái.
Với công nghệ sử dụng cả 2 loại kim phun này thì sẽ ngăn chặn được mụi than bám bám ở mặt sau các xupap nạp, và công nghệ này còn giải quyết được vấn đề mà động cơ phun trực tiếp gặp phải là đầu ra động cơ bị giảm.
Hình 2.10: Một số dòng xe đã áp dụng công nghệ này: Camry 2.0E, Lexus IS 250 và IS 350,…
d. Cách bảo dưỡng hệ thống phun xăng kết hợp D-4S:
Hình 2.11: Bảo dưỡng hệ thống
Luôn chắc chắn rằng không có áp suất cao trong hệ thống khi tiến hành tháo lắp (để biết được áp suất bao nhiêu có thể xem thông số áp suất bằng thiết bị chẩn đoán). Một số máy chẩn đoán có chức năng xả áp, bạn có thể tham khảo trong phần chức năng đặc biệt.
Có thể tháo relay bơm (công tắc bơm) ra để động cơ hoạt động đến khi tắt hẳn. Ngoài ra, khi tháo kim phun ra ngoài phải có nắp đậy lại. Trường hợp tháo nắp đậy kim phun, phải hoàn thành và lắp lại trong khoảng 1 giờ. Nếu tháo kim phun ra mà không đậy nắp lại trong một khoảng thời gian dài, phớt kim phun có thể bị nở ra và gây khó khăn khi lắp vào.
CHƯƠNG 3: BÌNH LUẬN