Nhu cầu vốn lưu động ròng (NCVLĐR)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm hà nội (Trang 34 - 36)

III. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

3.2.2 Nhu cầu vốn lưu động ròng (NCVLĐR)

Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh

Bảng 16. Tài sản kinh doanh và nợ kinh doanh của Công ty Cổ phần thực phẩm Hà Nội trong giai đoạn 2018-2020

(Đơn vị tính: đồng)

Năm 2018 2019 2020

A, Tài sản kinh Doanh 38,381,535,261 38,715,529,829 66,898,759,361

1.1 Các khoản phải thu ngắn hạn 25,173,417,790 25,512,514,474 22,592,078,088 1.2 Hàng tồn kho 13,069,018,483 13,141,956,643 41,083,300,547

1.3 Tài sản ngắn hạn khác 139,098,988 61,058,712 3,223,380,726

B, Nợ kinh doanh 20,167,617,791 23,516,312,953 40,419,142,384

1.1. Phải trả người bán ngắn hạn 7,281,641,948 7,342,668,034 36,317,985,728 1.2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 64,583,554 242,278,974 67,365,432 1.3.Thuế & các khoản phải nộp Nhà nước 9,116,002,113 11,664,638,336 893,544,360 1.4. Phải trả người lao động 1,133,792,177 1,136,531,809 1,316,841,416 1.5. Chi phí phải trả ngắn hạn 93,888,781 88,901,584 444,589,024 1.8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 626,136,365 1,602,789,640 647,911,987 1.9. Phải trả ngắn hạn khác 1,504,164,041 1,278,467,014 570,866,875 1.12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 347,408,812 160,037,562 160,037,562

Bảng 17. Nhu cầu vốn lưu động của Công ty Cổ phần thực phẩm Hà Nội qua các năm (Đơn vị tính: đồng)

Năm 2018 2019 2020

Nhu cầu VLĐR 18,213,917,470 15,199,216,876 26,479,616,977

Chênh lệch so với năm trước - -3,014,700,594 11,280,400,101

Nhận xét: Nhu cầu VLĐR của doanh nghiệp qua các năm đều dương, điều này cho thấy doanh nghiệp phát sinh nhu cầu VLĐ do có một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ ba.

Phân tích nguyên nhân gây biến động của NCVLĐ

Nhu cầu VLĐR bị tác động bởi 2 yếu tố: Tài sản kinh doanh và Nợ kinh doanh

Bảng 18. Chênh lệch về cơ cấu của NCVLĐ năm 2018 và 2019

(Đơn vị tính: đồng)

Tài sản kinh doanh Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch

1. Khoản phải thu 339,096,684 1. Phải trả người bán 61,026,086 2. Hàng tồn kho 72,938,160 2. Người mua trả tiền trước 177,695,420

3. TSNH khác -78,040,276 3. Thuế 2,548,636,223

4. Phải trả CNV 2,739,632

5. Chi phí phải trả ngắn hạn -4,987,197 6. Các khoản phải trả, phải nộp khác 563,584,998

Tổng 333,994,568 Tổng 3,348,695,162

Nhu cầu VLĐ năm giảm 3,014,700,594 so với năm 2018 do các nguyên nhân sau:

+Tài sản kinh doanh tăng 333,994,568 làm cho NCVLĐ tăng 333,994,568. Sự gia tăng của tài sản kinh doanh chủ yếu do sự tăng lên của hàng tồn kho và các khoản phải thu, còn tài sản ngắn hạn khác giảm đi. Việc hàng tồn kho tăng có thể do công ty thực hiện dự trữ hàng tồn kho phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nguyên nhân của việc tăng các khoản phải thu cần được làm rõ để thấy được tính hợp lý hay không. +Nợ kinh doanh tăng 3,348,695,162 làm cho NCVLĐ giảm 3,348,695,162. Nợ kinh

doanh tăng hẩu hết do các khoản: nợ người bán, nợ người mua, nợ người lao động, nợ ngân sách. Việc tăng nợ phải trả người bán, người mua có thể do doanh nghiệp có uy tín với bạn hàng, được hưởng các điều kiện tín dụng ưu đãi từ bạn hàng. Song công ty

cũng cần xem lại việc chấp hành kỷ luật thanh toán, kỷ luật tài chính đối với các khoản nợ người lao động, nợ ngân sách để có biện pháp xử lý.

Bảng 19. Chênh lệch về cơ cấu của NCVLĐ năm 2020 và 2019

(Đơn vị tính: đồng)

Tài sản kinh doanh Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch

1. Khoản phải thu -2,920,436,386 1. Phải trả người bán 28,975,317,694 2. Hàng tồn kho 27,941,343,90

4

2. Người mua trả tiền trước -174,913,542

3. TSNH khác 3,162,322,014 3. Thuế -10,771,093,976

4. Phải trả CNV 180,309,607

5. chi phí phải trả ngắn hạn 355,687,440 6. Các khoản phải trả, phải nộp khác -1,662,477,792

Tổng 28,183,229,53

2 Tổng 16,902,829,431

Nhu cầu VLĐR năm 2020 tăng 11,280,400,101 so với năm 2019, do các nguyên nhân sau:

+Tài sản kinh doanh tăng 28,183,229,532 làm cho NCVLĐ tăng 28,183,229,532. Tài sản kinh doanh tăng chủ yếu do hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác tăng lên, còn các khoản phải thu giảm đi. Khoản phải thu ngắn hạn giảm có thể do DN thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng thương mại để tránh việc các khoản phải thu bị ứ đọng, đề phòng các khoản phải thu khó đòi. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến hàng tồn kho khó tiêu thụ hơn. Cùng với chính sách dự trữ hàng tồn kho, làm cho hàng tồn kho tăng lên đáng kể.

+Nợ kinh doanh tăng 16,902,829,431 làm cho NCVLĐ giảm 16,902,829,431. Nợ kinh doanh tăng hầu hết do tăng các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động. Việc tăng các khoản nợ này có thể do doanh nghiệp được hưởng các điều kiện tín dụng từ bạn hàng. Khoản nợ ngân sách và nợ người mua giảm đi cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng hoàn thành thanh toán nghĩa vụ nợ, tạo uy tín với bạn hàng hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)