Tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng với phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế phát triển (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng) (Trang 29 - 30)

2.1. Đặc điểm và phân loại tài nguyên thiên nhiên

a. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

- Khái niệm

Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố của tự nhiên mà con ngƣời có thể sử dụng, khai thác và chế biến tạo ra sản phẩm vật chất phục vụ cho đời sống của con ngƣời.

- Đặc điểm

+ Đặc điểm cơ bản của nguồn tài nguyên thiên nhiên là chúng đƣợc hình thành do những quy luật tự nhiên của thiên nhiên và phải trải qua một quá trình lâu dài.

Ví dụ: để hình thành một khu rừng cần một thời gian từ 10 năm đến 100 năm;Để hình thành dầu mỏ và khí đốt phải cần thời gian trải qua từ 10 triệu năm đến 100 triệu năm.

Quy mô nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc xác định bằng trữ lƣợng. (ví dụ rừng trữ lƣợng đƣợc tính bằng m3, các mỏ kim loại trữ lƣợng tính bằng tấn)

+ Phân bố TNTN không đồng đều giữa các vùng khác nhau tạo ra sự ƣu đãi của tự nhiên với từng vùng lãnh thổ.

b. Phân loại

Tài nguyên thiên nhiên thƣờng đƣợc phân thành hai loại chính đó là tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tao.

- Tài nguyên tái tạo: Là những tài nguyên có khả năng tái sinh, tái tạo. Ví dụ:

+ Tài nguyên thực vật rừng thông qua sự tái sinh rừng, sinh trƣởng của cây rừng hàng năm có hàng loạt cây tái sinh và sự sinh trƣởng của cây rừng đã tạo nên sự gia tăng của một lƣợng sinh khối nhất định.

+ Tài nguyên hải sản - một trong những tài nguyên có khả năng tái sinh điển hình là cá, lƣợng cá đƣợc sinh sản ra hàng năm rất lớn.

- Tài nguyên không tái tạo: Là những tài nguyên không có khả năng tái sinh, không có sự gia tăng về số lƣợng hàng năm.

Ví dụ: các loại quặng mỏ sắt, thép, dầu khí - những loại TN này thƣờng cạn kiệt theo thời gian khai thác, sử dụng của con ngƣời; đất đai- tài nguyên có quy mô không tăng.

2.2 Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế

Tăng trƣởng và phát triển kinh tế gắn liền với việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy vai trò của tài nguyên và môi trƣờng đối với phát triển kinh tế bao gồm:

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng quyết định đến cơ cấu sản xuất, mức độ chuyên môn hoá và sự phân bố lại lực lƣợng sản xuất.

Mức độ chuyên môn hoá phụ thuộc vào trữ lƣợng và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào đất đai, khí hậu.

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho quá trình tích luỹ vốn ban đầu và phát triển ổn định.

Một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn đa dạng có thể tích luỹ vốn ban đầu bằng việc khai thác, sử dụng tài nguyên sẵn có của mình nhƣ xuất khẩu các sản phẩm thô, sử dụng nguồn tài nguyên làm nguyên liệu cho phát triển sản xuất công nghiệp tạo cho sản xuất ổn định, không phụ thuộc những nguyên liệu phải nhập từ nƣớc ngoài.

2.3. Khai thác sử dụng TNTN và bảo vệ môi trường sinh thái

Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia. Bởi vậy, khai thác và sử dụng TNTN gắn với bảo vệ môi trƣờng là vấn đề mà mọi quốc gia đều quan tâm. Phải sử dụng tiết kiệm tránh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên đảm bảo cho tăng trƣởng kinh tế bền vững.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế phát triển (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng) (Trang 29 - 30)