Phát triển kinh tế công nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế phát triển (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng) (Trang 35 - 37)

2.1. Đặc điểm và vai trò của CN trong phát triển kinh tế

a. Khái niệm công nghiệp

CN là một nghành KT thuộc lĩnh vực SX vật chất của nền kinh tế bao gồm 3 hoạt động chủ yếu: khai thác tài nguyên thiên nhiên, SX và chế biến SP của công nghiệp khai thác và nông nghiêp, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm đƣợc tiêu dùng trong quá trình SX và trong sinh hoạt

b. Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

- Công nghiệp góp phần gia tăng thu nhập quốc dân và là ngành quan trọng nhất trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển....

Công nghiệp tạo ra: năng suất lao động cao; máy móc thay thế sức lao động của

con ngƣời; tạo ra khối lƣợng sản phẩm lớn; giá bán sản phẩm ổn định và có xu hƣớng giảm... - Công nghiệp góp phần củng cố, ổn định thu nhập đặc biệt là thu nhập từ hàng

hoá xuất khẩu.

Phân tích: Với các quốc gia đang phát triển khi xuất khẩu sản phẩm nông sản, nguồn cung thƣờng không ổn định: khi đƣợc mùa thì giá bán thấp, khi mất mùa giá bán cao dẫn đến thu nhập bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ═> Thu nhập thấp. Do vậy, cần phát triển công nghiệp nhƣ một giải pháp để bù đắp sự biến động về thu nhập từ việc xuất khẩu hàng nông sản ═> Cân bằng cán cân thanh toán quốc gia.

- Công nghiệp phát triển sẽ trang bị cơ sở hạ tầng cho tất cả các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nhƣ: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

- Công nghiệp sẽ giải quyết công ăn việc làm cho các quốc gia đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp dệt may, da giày...

- Công nghiệp giúp phát triển thị trƣờng trong nƣớc, tạo mối liên hệ ngƣợc (công nghiệp phát triển ═>đòi hỏi nhiều nguyên liệu ═>thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển thúc đẩy thị trƣờng các nguyên liệu thô trong nông nghiệp phát triển).

- Công nghiệp cung cấp đại bộ phận các sản phẩm tiêu dùng cho xã hội.

2.2. Phương hướng phát triển công nghiệp

Theo “Chiến lƣợc đẩy mạnh NCH –HĐH theo định hƣớng XHCN, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp” của Đại hội Đảng IX (4/2001) thì phƣơng hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam đến năm 2010 là:

- Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn: ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp. Đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí khoá ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Đƣa nhanh công nghệ mới vào sản xuất,

thu hoạch, bảo quản, chế biến vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi theohƣớng tăng giá trị thu đƣợc trên một đơn vị diện tích. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề

và cơ cấu lao động nông thôn theo hƣớng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống dân cƣ nông thôn.

- Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh. Chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu nhƣchế biến nông – lâm - thuỷ sản, may mặc, da giày, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng.

- Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp hàng sản xuất tƣ liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ

38

bản, phân bón, vật liệu xây dựng... việc phát triển các ngành này cần chú ý tính toán các bƣớc đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ của đất nƣớc.

- Phát triển mạnh các ngành công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng sản xuất phần mềm tin học thành phần kinh tế

có tốc độ tăng trƣởng cao.

- Phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng các ngành dịch vụ. Thƣơng mại, vận tải, bƣu chính viễn thông, bảo hiểm du lịch, tài chính, ngân hàng. Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (internet) vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.

- Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng một số doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại.

2.3.Những giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp

- Xác định sơ đồ phân bổ lực lƣợng công nghiệp theo các vùng lãnh thổ một cách hợp lý - Phát triển các thành phần kinh tế

- Đổi mới KHCN với tốc độ nhanh

- Đổi mới và nâng caohiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nƣớc đối với công nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế phát triển (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng) (Trang 35 - 37)