- Không ý thức: dự đoán
4. Giao diện – Báo cáo
5.5.3 Lập các báo cáo thử nghiệm
Người quản lý dự án cần thông tin khách quan. thông tin như thế thường có thể được thu thập từ những báo cáo của các độithử nghiệm độc lập như:
Các báo cáo bảo hiểm chất lượng có các tiêu chí sau:
Toàn bộ khía cạnh và đặc điểm của một sản phẩm phần mềm có khả năng đáp ứng nhu cầu đề ra: Chẳng hạn thích hợp với các đặc điểm kỹ thuật.
Mức độ mà phần mềm có được sự phối hợp mong muốn của các thuộc tính. Mức độ mà khách hàng hay người dùng nhận thức là phần mềm đáp ứng được các kỳ vọng hợp thể của họ.
Các đặc điểm hợp thể của phần mềm xác định mức độ mà phần mềm sử dụng sẽ đáp ứng được các kỳ vọng của khách hàng.
Khả năng của sản phẩm phần mềm để đáp ứng những yêu cầu đặc dụng của nó. Chất lượng phải được đo theo nghĩa kỳ vọng của khách hàng. Người quản lý dự án phải coi việc thực hiện kiểm tra chất lượng là một quá trình khách quan, mang tính hệ thống.
Báo cáo thử nghiệm gồm bốn thành phần: Qui hoạch thử nghiệm.
Mô tả thử nghiệm. Tiến hành thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm. Tiêu chuẩn thử nghiệm.
Các yếu tố đó về mức độ chi tiết và thông tin tư liệu yêu cầu.
Mặc dù báo cáo đúng là những nguồn thông tin có ích, nhưng không có gì có thể thay thế tiếp xúc trực tiếp giữa người quản lý dự án và nhân lực phát triển. Nhưng cuộc nói chuyên thường xuyên không chính thức với những người sản xuất là những nguồn thông tin tuyệt hảo đặc biệt khi được tiến hành trong bầu không khí không chính thức (và không phải trong văn phòng của người quản lý dự án).
Người quản lý dự án phải duy trì cảnh giác thường xuyên với sai lầm thường được gọi là ''hội chứng 90/50'' khẳng định là ''phải mất 50% thời gian để hoàn thành 90% công việc và 50% thời gian phụ thêm để hoàn thành số 10% công việc còn lại'' . Điều này có nghĩa là những người sản xuất dự án sẽ bắt đầu khoe khoang sớm là họ đã ''hầu như xong'' nhiệm vụ của họ, bất hạnh là có sự khác biệt lớn giữa ''hầu như xong'' với ''xong''.
Xong nhiệm vụ - viết tài liệu và thanh toán một vài vấn đề cuối cùng - thường lại lâu hơn dự kiến của những người phát triển. Có điều này do những hoạt động đó tạo ra một số kết qủa nhãn tiền và những Người phát triển có xu hướng (sai lầm) kết hợp công việc với kết quả. Do đấy, những người quản lý có thể có được nhiều thông tin hơn ở những người sản xuất khi hỏi họ dự tính bao lâu nữa thì xong công việc chứ không hỏi họ đã hoàn thành được bao nhiêu công việc.