Bạn đang bắt đầu mở rộng dấu chân xã hội của bạn. Đương nhiên, bạn sẽ kiểm tra mạng lưới thành viên trên các mạng lưới như Facebook hay trang chia sẻ phương tiện như YouTube. Nếu tiếp tục tham gia, bạn sẽ để lại dấu chân và xu hướng hoạt động của bạn trên các cộng đồng này. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng cuộc sống số của bạn thay đổi theo thời gian hay không? và thực tế là nó thay đổi và sự thay đổi này được gọi là tính ưu việt số (digital primacy).
Bởi vì các bạn là thế hệ cư dân số cho nên trải nghiệm hàng ngày của các bạn khác rất nhiều so với cha mẹ các bạn- những người nhập cư của thời đại số (digital immigrants). Văn hóa chính là chỉ số giải thích sự khác biệt giữa cư dân số và những người nhập cư thời đại số. Bất chấp thời gian dành cho môi trường số là bao nhiêu, những người nhập cư thời đại số vẫn luôn là những người ngoài lề. Khi trải nghiệm của những
công nghệ mới, họ luôn cảm nhận một độ sốc về văn hóa. Họ chấp nhận một vài công nghệ số nhưng lại có thể tránh một số khác.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể khuyến khích những người nhập cư thời đại số tham gia dễ dàng hơn vào thế giới của các phương tiện truyền thông xã hội và chấp nhận những công nghệ mới dễ dàng hơn? Để trả lời câu hỏi này chúng ta xây dựng phép con người xử lý thế nào với những sản phẩm mới và những cách thức thực hiện công việc mới.
Lý thuyết phổ biến sự cải tiến (Diffusion of innovations theory) của Roger giới thiệu đặc trưng của những sản phẩm cải tiến và tỉ lệ chấp nhận những sự lựa chọn mới này của con người. Những đặc trưng này bao gồm:
- Lợi thế tương đối của sự cải tiến
- Khả năng quan sát và thử nghiệm sự cải tiến
- Khả năng chuyển đổi của sự cải tiến vào cuộc sống con người - Sự đơn giản khi sử dụng của sự cải tiến
Phần lớn khách hàng sẽ không chấp nhận một sản phẩm mới chỉ đơn giản là vì họ không thích thử cái mới. Họ thường so sánh chi phí và lợi ích liên quan đến sự lựa chọn để xem sản phẩm có giải quyết được vấn đề của họ không? Họ có quan sát người khác sử dụng sản phẩm đó hay không? Họ có thể thử nó mà không phải chịu rủi ro nào không? Sản phẩm đó dễ sử dụng hay cần phải có quá trình học nó? Nếu những người làm marketing đổi mới tốt hơn, làm cho nó dễ tích hợp, thử , sử dụng … thì khách hàng sẽ chấp nhận sản phẩm mới dễ dàng hơn.