Lý do chúng ta đăng nhập

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing qua phương tiện truyền thông xã hội phần 1 (Trang 57 - 58)

Những người sử dụng web càng ngày càng tham gia tích cực vào các cộng đồng xã hội, chơi các trò chơi xã hội trực tuyến, bình luận cho những câu chuyện đăng tải bởi bạn bè, cập nhật những trạng thái mới, và chia sẻ nội dung. Cũng tương tự như vậy các ngân hàng tham gia vào các mạng xã hội nhằm bổ sung những nội dung và giao tiếp với khách hàng. Vậy, đâu là động lực của bạn khi đăng nhập và tham gia vào cộng đồng xã hội? Sau đây là rất nhiều lý do khiến bạn phải tham gia những cái trang xã hội như vậy. Có những

lý do không lạ lẫm gì với bạn và có thể có những lý do làm bạn ngạc nhiên. Và đây là các lý do mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra:

Affinity impulse (Sự thúc đẩy từ kết nối): mạng xã hội cho phép các thành viên thể hiện tình cảm, thái độ của mình và phát triển mối quan hệ với các cá nhân và nhóm tham khảo. Khi bạn sử dụng Facebook, bạn có thể giữ mối liên lạc với các bạn học thời phổ thông... Lúc này, bạn đăng nhập do sự thúc đẩy từ mong muốn được kết nối.

Prurient impulse (Sự thúc đẩy từ sự tò mò): một số người có thể cảm thấy tò mò về những người khác. Khi trực tuyến, chúng ta có thể thỏa mãn sự tò mò này bằng cách theo dõi họ hoặc xem hồ sơ của họ.

Contact comfort and immediacy impulse (Sự thúc đẩy từ sự thuận tiện và nhanh chóng trong giao tiếp)

Altruistic impulse (Sự thúc đẩy từ lòng vị tha): môt số người tham gia vào các phương tiện truyền thông xã hội để làm một điều gì đó tốt đẹp. Họ có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để giúp đỡ người khác trong khủng hoảng. Những cá nhận muốn làm điều gì tốt đẹp và nhanh chóng thì phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp họ thực hiện nó một cách nhanh chóng hơn.

Validation impulse (sự thúc đẩy từ việc giá trị hóa): phương tiện truyền thông xã hội cho phép tập trung vào các cá nhân. Bạn có thể chia sẻ các quan điểm, hoạt động và bình luận của mình với những người khác. Điều này đang cho phép bạn giá trị hóa cá nhân mình.

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing qua phương tiện truyền thông xã hội phần 1 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)