Tính đến tháng 6 năm 2018, toàn thế giới ước tính có 4.2 tỷ người dùng Internet trên tổng số hơn 7.6 tỷ người trên thế giới (Bảng 1.3). Trong đó, khu vực châu Á có tỉ lệ người dùng Internet cao nhất thế giới, chiếm gần 50%.
Bảng 1.3. Thống kê về dân số và người dùng Internet trên thế giới
(nguồn: https://www.internetworldstats.com/stats.htm)
Theo The Pew Internet & American Life Project vào năm 2009, 74% người Mỹ tham gia hoạt động trực tuyến (và con số này còn được gia tăng vào hiện nay). Mặc dù Bắc Mỹ thua khu vực Châu Á về tỉ lệ % trong tổng số người sử dụng Internet, nhưng lại là khu vực có tỉ lệ dân số truy cập Internet cao nhất (đo lường bằng penetration rate). Tỉ lệ nay ở Châu Á là 19.4%2, trong khi ở Châu Âu là 52%. Australia chiếm khoảng 1.2% tổng số người sử dụng Internet trên thế giới nhưng tỉ lệ penetration rate của họ là 60%.
Bảng 3.1 trong sách có giới thiệu thông tin về những người sử dụng Internet tại Mỹ và về cả những người không sử dụng. Bảng số liệu cho thấy những người trẻ tuổi thường tích cực hơn trong hoạt động trực tuyến. Có khoảng 93% những người trẻ tuổi và độ tuổi teen (12-29) hoạt động trực tuyến, so sánh với 81% những người ở độ tuổi 30-49 và 70% ở độ tuổi 50-64. Nếu chúng ta xem xét những người già hơn thì sẽ thấy họ ít tham gia hoạt động trực tuyến hơn, chỉ có khoảng 38% những người lớn hơn 65 tuổi tham gia hoạt động trực tuyến.
Hàng nghìn người tham gia vào cộng đồng trực tuyến mỗi ngày. Cũng có thể vì vậy, chất lượng truy cập được cải thiện một cách ngoạn mục. Chỉ một vài năm trước đây, chúng ta phải kết nối mạng rất chậm bằng phương pháp dial, trong khi hiện nay, phần lớn chúng ta truy cập mạng tốc độ cao thông qua cable modems và đường điện thoại DSL- enable phone lines. Chúng ta có thể truy cập Internet ở mọi nơi khi chúng ta du lịch. Thêm vào đó, Internet cũng có thể được kết nối từ các thiết bị di động như netbook hay 2 Theo thống kê đến tháng 6 năm 2018 của Internet World Stats (https://www.internetworldstats.com/stats.htm), tình hình đã khác, tỉ lệ dân số truy cập Internet ở khu vực châu Á đã tăng lên 49%
smartphones. Sự thay đổi trong việc truy cập Internet đã làm gia tăng lượng công chúng mục tiêu của các nhà marketing sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Hay nói cách khác, độ tiếp cận (Reach) được tăng cường trong môi trường trực tuyến. Độ tiếp cận liên quan đến phần trăm công chúng mục tiêu được tiếp cận thông qua phương tiện truyền thông. Trước khi có Internet, độ tiếp cận thường nhỏ và các phương tiện truyền thông
dường như không cuốn hút. Bảng 1.4 sau đây sẽ tóm tắt về hoạt động trực tuyến của các thế hệ người tiêu dùng, hay cụ thể là tỉ lệ phần trăm những người sử dụng Internet trong từng thế hệ tham gia vào các hoạt động trực tuyến3.
Chúng ta có thể nhìn thấy người tiêu dùng đang khác nhau theo tính thế hệ. Hãy nói cách khác, các thế hệ khác nhau sẽ có những hành vi trên Internet khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, Internet và kết nối là một phần không thể thiếu với người tiêu dùng ngày nay, dù mục tiêu sử dụng và cách thức họ sử dụng khác nhau.
Trong khi ngày hôm nay người ta nói nhiều đến Milllenials hay nói cách khác là thế hệ Y- lực lượng lao động chính trên toàn cầu hiện nay, nhiều người cho rằng chúng ta (những người làm marketing) cần phải quan tâm nhiều hơn đến thế hệ kế tiếp- thế hệ Z. Lý do là thế hệ Y- những người tạo nên 1/3 lực lượng lao động toàn cầu vào năm 2020- đang trở thành “người già”. Bước chuyển tiếp từ thế hệ Y sang thế hệ Z thường được gọi là iGen (iGeneration) do đặc trưng kết nối Internet của nhóm người tiêu dùng trong độ tuổi đôi mươi này. Nhiều nhà phân tích cho rằng đặc trưng kết nối của iGen làm cho thương mại điện tử bùng nổ, nhưng xem ra những sự trải nghiệm mua sắm sẽ khác xa so với nền thương mại điện tử hiện hữu.
Với khoảng 2,6 tỉ người trong độ tuổi sinh ra từ 1995 đến 2014, trong đó lớp lớn nhất vừa tốt nghiệp trường đại học và lớp nhỏ nhất sắp bước vào trường mẫu giáo, thế hệ Z đang tạo nên một làn sóng khổng lồ hơn cả những làn sóng trước. Trên thực tế, thế hệ Y sinh ra cùng với sự ra đời và phát triển như vũ bão của các mạng xã hội, từ Facebook, Twitter đến YouTube, Vine, Instagram. Mạng xã hội trở thành một thứ hành trang công nghệ của họ khi vào đời, giao tiếp, làm việc, giải trí lẫn mua sắm. Thế hệ iGen chính là hậu duệ của thế hệ Y, kế thừa những hành trang truyền thông xã hội đó và chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi thế giới mạng xã hội.
Cũng như thế hệ Y, thế hệ Z mang đặc trưng sáng tạo. Tính kế thừa sáng tạo đang tăng cường cho lớp người này những năng lực đột phá còn mạnh hơn cả những lớp người đi trước, và vì thế việc họ vào đời đồng nghĩa với một làn sóng đột phá đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực có ứng dụng công nghệ thông tin.
3 Nguồn: Kathryn Zickuhr, Generations 2010, Pew Internet & American Life Project, December 16, 2010. http://www.pewinternet.org/2010/12/16/generations-2010
Bảng 1.4. Tóm tắt về hoạt động trực tuyến của các thế hệ