Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu có sẵn, được thu thập cho một mục đích nào đó
21 gồm những thông tin được cung cấp từ các doanh nghiệp hoặc từ các tổ chức chính phủ, từ những doanh nghiệp nghiên cứu Marketing hay những cơ sở dữ liệu trên máy vi tính... Phân tích dữ liệu thứ cấp là bước cần thiết giúp phác thảo và xác định vấn đề nghiên cứu,
điều mà nếu dựa vào các dữ liệu sơ cấp, dù mức độ chi tiết và cụ thểcao hơn, cũng không
thểđạt được.
2.3.5. Chắt lọc ý tƣởng và vấn đề qua kỹ thuật Delphi
Phương pháp Delphi là một kỹ thuật hỗ trợ quá trình thảo luận nhóm để đưa ra giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Cụ thể hơn, Phương pháp Delphi là một quá trình thảo luận có bài bản để nhóm các chuyên gia tích lũy thông tin và thể hiện tri thức. Thực tế cho thấy, tri thức được thu thập qua các bảng câu hỏi và tri thức của các chuyên gia trong nhóm không bao giờ có điểm chung. Do đó, quá trình thảo luận nhóm và kết quả cuối cùng của nó không bao giờ “đi theo người dẫn đầu” và thường gây trở ngại cho chất lượng của ýkiến chung trong quá trình thảo luận trực tiếp. Phương pháp Delphi dựa trên triết lý “Điều tra biện chứng”, nghĩa là quá trình thảo luận nhóm đi từ chính đề (đưa ra một ý kiến). Hay nói cách khác, Phương pháp Delphi dùng các mâu thuẫn nảy sinh giữa
các ý kiến trái ngược trong quá trình thảo luận nhóm, tập trung quanh vấn đề cụ thể để tìm ra giải pháp mới. Chúng ta có thể tóm tắt sự ứng dụng thực tế của Phương pháp Delphi thành 10 bước sau:
- Thứ nhất: xây dựng một nhóm Delphi để thành lập và giám sát kế hoạch.
- Thứ hai: nhóm Delphi phải tìm ra một đội ngũ chuyên gia tham gia vào quá trình dự đoán.
- Thứ ba: nhóm Delphi đưa ra một bảng câu hỏi.
- Thứ tư: nhóm Delphi phải kiểm tra mọi từ ngữ trong bảng câu hỏi để đảm bảo rằng nó không gây mơ hồ.
- Thứ năm: phân phối bảng câu hỏi đến từng chuyên gia trong nhóm.
- Thứ sau: phân tích và đưa ra các phân phối về bảng câu hỏi.
- Thứ bảy: nhóm Delphi đưa ra một bảng câu hỏi mới, mục đích của bảng câu hỏi mới này là hướng đội ngũ chuyên gia tiến gần hơn đến sự đồng thuận.
22 - Thứ chín: phân tích các đáp án mới và tiếp tục phát triển các bảng câu hỏi mới cho đến khi đạt được một kết quả ổn định.
- Thứ mười: nhóm Delphi chuẩn bị một bản báo cáo tóm tắt lại những nội dung
chính trong suốt quá trình.
Phương pháp Delphi đặc biệt phát huy tác dụng trong việc dự đoán những vấn đề
cụ thểtrong tương lai. Trong những năm gần đây, Phương pháp Delphi được sử dụng phổ
biến trong các tài liệu nghiên cứu vềlĩnh vực sức khỏe cộng đồng và giáo dục. Ngoài ra,
ứng dụng của Phương pháp Delphi là tạo điều kiện để đạt đến sự đồng thuận nhóm và giúp tạo ra những ý tưởng sáng tạo.
23
Chƣơng 3: LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
VÀ ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU
3.1. Kế hoạch nghiên cứu và ý nghĩa của việc lập kế hoạch nghiên cứu 3.1.1 Kế hoạch nghiên cứu 3.1.1 Kế hoạch nghiên cứu
Khi suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu chắc chắn khách hàng tiềm
năng có cảm nhận về tình hình hiện tại trên thị trường. Cách tốt nhất để tìm hiểu là thực hiện một cuộc nghiên cứu. Nếu thực sự có nhu cầu vềý tưởng kinh doanh trên thị trường, sẽan toàn hơn nhiều khi bắt đầu lập kế hoạch và thực hiện ý tưởng, vì điều đó sẽ chứng minh rằng thịtrường thực sự có nhu cầu và mong muốn cho dịch vụ.
Công tác nghiên cứu Marketing đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch có hiệu quả
nhất để thu thập những thông tin cần thiết. Nhà quản trị Marketing không thể nói với
người nghiên cứu Marketing một cách đơn giản là "Hãy tìm một số hành khách và hỏi họ
xem họ có sử dụng điện thoại trong khi bay không, nếu có dịch vụđó". Người nghiên cứu Marketing có kỹnăng lập kế hoạch nghiên cứu.
Theo Roy D. Pea (1982) Lập kế hoạch là một hình thức phức tạp của hành động
tượng trưng bao gồm việc suy nghĩ có ý thức một chuỗi các hành động sẽđủ để đạt được mục tiêu.
Theo Litman (2013) Lập kế hoạch đề cập đến quá trình quyết định phải làm gì và
làm như thếnào đểđạt được đều đó.
Lập kế hoạch không chỉ diễn ra trong nghiên cứu marketing mà nó còn diễn ra tại nhiều cấp độ, từ các quyết định hàng ngày của cá nhân và gia đình, đến quyết định phức tạp của các doanh nghiệp và chính phủ.
Để Lập kế hoạch tốt đòi hỏi một quy trình có phương pháp xác định rõ ràng các
bước dẫn đến các giải pháp tối ưu. Theo Litman (2013) quy trình này phải phản ánh các nguyên tắc sau:
- Toàn diện - tất cả các lựa chọn và tác động đáng kểđược xem xét. - Hiệu quả - quá trình không nên lãng phí thời gian hay tiền bạc.
24 - Thông tin - kết quả được hiểu bởi các bên liên quan (những người bị ảnh hưởng bởi một quyết định).
- Các quyết định tích hợp, cá nhân, ngắn hạn nên hỗ trợ các mục tiêu chiến lược, lâu dài.
- Hợp lý - mỗi bước dẫn đến bước tiếp theo.
- Minh bạch - tất cả mọi người tham gia hiểu cách thức hoạt động của quy trình.
3.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch nghiên cứu
Theo Pickton (2013) một kế hoạch giúp vạch ra mục đích và mục tiêu, lý do phải thực hiện công việc, làm thế nào khi có ý định làm điều đó, các nguồn lực sẽ cần và những gì mong đợi có hiện hữu khi công việc hoàn thành. Quá trình lập kế hoạch đòi hỏi phải tập trung suy nghĩ, để quyết định không chỉ những gì có thể muốn làm, mà những gì trong thực tế có thể gây khó khăn cho công việc. Quan trọng hơn, kế hoạch nghiên cứu là kế hoạch chi tiết cho một dự án. Một kế hoạch rõ ràng có thể được nhắc lại nhiều lần,
giúp đi đúng hướng trong suốt dự án và thậm chí đôi khi nhắc về lý do tại sao muốn thực hiện nghiên cứu. Như vậy, để tiến hành nghiên cứu đạt hiệu quả cần phải lập kế hoạch nghiên cứu để hiểu rõ vấn đề cần nghiên cứu là gì, nhà nghiên cứu cần đạt được mục tiêu nghiên cứu nào và cần phải thực hiện nghiên cứu theo một trật tự nhất định.
3.2. Nội dung của một bản kế hoạch nghiên cứu
Theo Sidik (2005) một bản kế hoạch nghiên cứu hay đề xuất nghiên cứu (a research proposal) nhằm thuyết phục những người khác rằng người nghiên cứu có một dự
án nghiên cứu đáng giá, có thẩm quyền và kế hoạch làm việc để hoàn thành nó. Nói
chung, đề xuất nghiên cứu nên chứa tất cả các yếu tố chính liên quan đến quá trình nghiên cứu và bao gồm đầy đủthông tin đểngười đọc đánh giá nghiên cứu được đề xuất.
Bất kể lĩnh vực nghiên cứu và phương pháp lựa chọn, tất cả các đề xuất nghiên cứu đều phải giải quyết các câu hỏi sau: Bạn dựđịnh đạt được điều gì, tại sao bạn muốn thực hiện và cách bạn sẽ thực hiện.
3.2.1. Sự cần thiết phải có sự chuẩn bị tốt
25 - Quan trọng đối với yêu cầu của nhà tài trợtrong môi trường cạnh tranh. Kinh phí rất cạnh tranh.
- Hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong xây dựng dự án, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát nghiên cứu.
- Chất lượng của đề xuất góp phần vào kết quảđánh giá.
- Một đề xuất chuẩn bị nghèo nàn có thể không được xem xét ở mọi khía cạnh hoặc không thểđược coi là khá.
Nhìn chung, người sẽ đọc nghiên cứu đề xuất là những giáo sư, nhà nghiên cứu, thầy/cô hướng dẫn có chuyên môn cao về lĩnh vực quan tâm. Điều đó có nghĩa là, họ đã
làm rất nhiều những nghiên cứu tương tự, họ có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu, họ có kinh nghiệm làm nghiên cứu trong một thời gian dài, và tất nhiên họcũng đã đọc rất rất nhiều nghiên cứu đề xuất trước đó. Do đó, khi đọc một đề xuất nghiên cứu, vấn đề cần quan tâm là:
- Tên đềtài và lĩnh vực nghiên cứu nói chung thuộc phạm vi mà họ hiểu biết và có thể hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài này trong tương lai. Ví dụ, bạn nói rằng bạn muốn làm Tiến sĩ về tài chính, bạn cần biết rõ ràng hơn phạm vi tài chính mà bạn muốn nghiên cứu là gì: tài chính trong ngân hàng, tài chính trong doanh nghiệp, tài chính quốc tế, thị trường tài chính, phương áp định lượng trong tài chính, định giá tài sản tài chính hay quản trị rủi ro trong tài chính… Thật ra, các câu hỏi nghiên cứu sẽcòn được đi sâu và
cụ thểhơn rất rất nhiều, vậy nên nếu bạn có một cái nhìn càng cụ thể càng chi tiết vềlĩnh
vực mà bạn nghiên cứu thì càng tốt.
- Thứhai, các giáo sư sẽ quan tâm tới việc, đề tài mà bạn muốn làm đã được thực hiện bởi chính các thầy/cô đó chưa. Trong rất nhiều trường hợp, khi bạn làm Tiến sĩ, thầy/cô hướng dẫn sẽ là đồng tác giả cho bài nghiên cứu. Tức là ngoài vai trò làm một
người hướng dẫn, thầy/cô sẽ chủđộng đóng góp ý tưởng, phương pháp và giải quyết vấn
đề trong quá trình làm nghiên cứu. Vậy nên, họcũng muốn rằng đề tài của bạn là một đề
tài mới mà họchưa làm, hoặc không trùng lặp với các đề tài mà sinh viên Tiến sĩ của họ đang làm.
26 Cuối cùng, yếu tốđể đánh giá một đề xuất nghiên cứu là tốt hay không phụ thuộc
vào ý nghĩa và tính khả thi của nghiên cứu đó. Ý nghĩa của nghiên cứu thể hiện qua việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu có đóng góp gì cho việc nâng cao tri thức nói chung hay không (contributions to knowledge and practice). Tính khả thi của nghiên cứu (feasible research) tức là nghiên cứu đó có khả năng thực tiện được hay không, điều này thể hiện qua việc lựa chọn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
3.2.2. Các thành phần của đề xuất nghiên cứu
Các thành phần của một đề xuất nghiên cứu gồm những phần chính sau: - Tiêu đề (Title)
Tiêu đề của đề xuất nghiên cứu phải ngắn gọn, xúc tích và đọc lên là có thể biết
ngay nghiên cứu này nói về cái gì. Bạn không cần phải đặt tên đề tài ngay từ đầu, cứ hoàn thành xong nội dung chính của đề xuất nghiên cứu rồi lựa chọn một cái tên phù hợp cũng được.
- Giới thiệu (Introduce)
Mục đích chính của phần giới thiệu là cung cấp nền tảng cần thiết hoặc bối cảnh cho vấn đềnghiên cứu. Làm thế nào để hệ thống được vấn đề nghiên cứu có lẽ là vấn đề lớn nhất trong việc viết đề xuất. Việc giới thiệu thường bắt đầu với một tuyên bố chung cho lĩnh vực của vấn đề, với một tập trung vào một vấn đề nghiên cứu cụ thể, được theo sau bởi sự hợp lý hoặc biện minh cho nghiên cứu được đề xuất.Nói nôm na là, trả lời cho câu hỏi vì sao bạn muốn làm nghiên cứu này. Hay nói một cách khác, bạn đưa ra những lý do để thúc đẩy cho việc cần làm nghiên cứu đó. Có hai nguồn lý do để thực hiện một đề tài nghiên cứu: một là những hiểu biết hoặc kiến thức hiện tại còn thiếu sót, chưa chứng minh và làm rõ vấn đề này; hai là vấn đề này xuất phát từ thực tiễn mà chưa có một nghiên cứu nào tập trung giải quyết nó hoặc đề xuất câu trả lời cho nó. Cuối mục này, bạn sẽ đưa ra kết luận rằng: đề tài nghiên cứu mà bạn chọn là hoàn toàn có ý nghĩa và nên được thực hiện.
- Câu hỏi nghiên cứu hoặc mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu (Research question) có thể hơi trùng với đoạn cuối phần giới thiệu nhưng tách câu hỏi làm mục riêng sẽ khiến cho một đề xuất nghiên cứu rõ ràng và
27
cụ thể. Trong mục này, sau khi nói đến chủ đề nghiên cứu, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những giả thuyết (hypothesis) mà bạn phỏng đoán về kết quả của nghiên cứu. Nói một cách khác là trong nghiên cứu đó bạn sẽ cố gắng chứng minh những giả thuyết của mình là đúng.
Mục tiêu nghiên cứu (Objectives of the study) cần phát biểu hoặc tuyên bố rõ ràng, phải thật rõ ràng và xúc tích, đồng thời phải khả thi và đolường được.
- Tổng quan (Literature review)
Mục này có thể coi là dài nhất trong cả đề xuất nghiên cứu. Mục đích cung cấp đầy đủ thông tin về nghiên cứu như kiến thức, khả năng tổng hợp và khả năng tư duy phản biện (critical thinking) trong lĩnh vực mà bạn chọn. Literature review tức là nhà
nghiên cứu đọc những nghiên cứu có liên quan đến đề tài được lựa chọn và tổng hợp lại sự phát triển của những tri thức đã được tìm ra. Suy cho cùng thì làm nghiên cứu không phải là phải tạo ra những thứ cao siêu, bay bổng mà là sự kế thừa và phát triển những kiến thức đã có. Điều nên làm, đó là nghiên cứu những bài nghiên cứu có liên quan, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh và tìm ra những thứ có thể phát triển hơn.
Khi đọc một bài nghiên cứu, hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi:
+ Vấn đề được nghiên cứu trong bài nghiên cứu này là gì? (Câu hỏi nghiên cứu). + Tác giả sử dụng dữ liệu và phương pháp nào để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu? (Dữ liệu và phương pháp)
+ Tác giả đã tìm ra được những kết quả gì từ nghiên cứu đó? (Kết quả) + Đóng góp của nghiên cứu đó là gì? (Đóng góp)
+ Kết quả của nghiên cứu đó có khác gì, giống hay bước phát triển sâu hơn của nghiên cứu khác. (So sánh và tương phản với bài báo khác)
+ Những gì hạn chế của nghiên cứu? (giới hạn và cơ hội cho nghiên cứu sau…)
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu rất quan trọng vì nó nói đến cách mà nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cung cấp kế hoạch làm việc và mô tả các hoạt động cần thiết để hoàn thành dự ánnghiên cứu.
28
Đối với nghiên cứu định tính, nghiên cứu định tính triển khai các nhận định tri thức, các chiến lược tìm hiểu, và các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu khác với nghiên cứu định lượng. Các quy trình định tính dựa vào dữ liệu bằng lời (chữ) và hình ảnh, có các bước tiến hành riêng trong phân tích dữ liệu, và dựa vào các chiến lược tìm hiểu đa dạng.
Đối với các nghiên cứu định lượng, phương pháp thường bao gồm các phần sau:
- Thiết kế nghiên cứu - Có phải câu hỏi nghiên cứuhoặc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm không? Chọn loại thiết kếnào (mô tả,thăm dò, nhân quả)?
- Lựa chọn vị trí nghiên cứu
- Đối tượng hoặc người tham gia - Ai sẽ tham gia vào nghiên cứu? Sử dụng
phương pháp lấy mẫu / thủ tục lấy mẫu nào? Quyết định tiêu chuẩn bao gồm và loại trừ. - Cỡ mẫu - Cần tính kích thước mẫu dựa trên loại nghiên cứu đang tiến hành. Có một số công thức để tính toán kích thước mẫu.
- Dụng cụ nghiên cứu - Sử dụng loại công cụ đo lường hoặc bảng câu hỏi nào? Tại sao chọn chúng? Chúng có hợp lệ và đáng tin cậy không?
- Thu thập dữ liệu - Dự định thực hiện nghiên cứu như thế nào? Những hoạt động