Nội dung chương 1 đã trình bày những vấn đề khái quát về hoạt động OFDI của các NHTM gồm khái niệm, các hình thức OFDI (trong đó giới hạn OFDI chỉ gồm hình thức thành lập chi nhánh, thực hiện liên doanh và mở ngân hàng con, công ty con tại thị trường nước ngoài) và những động lực của các NHTM khi thực hiện OFDI.
Chương 1 cũng đi sâu rà soát được khá tổng thể 5 lý thuyết cơ sở cho mối quan hệ giữa hoạt động OFDI và hiệu quả hoạt động kinh doanh gồm lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết về lợi thế độc quyền, lý thuyết về nội bộ hóa, lý thuyết về vòng đời sản phẩm và nhất là mô hình Upsala. Từ kết quả rà soát, những yếu tố then chốt gắn kết mối quan hệ giữa 2 yếu tố OFDI và hiệu quả hoạt động kinh doanh được xác định.
Trên cơ sở đó chương 1 của luận án thực hiện tổng quan các nghiên cứu cả trên thế giới và tại Việt Nam về mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt kinh doanh. Kết quả cho thấy các nghiên cứu hiện nay mới chỉ sử dụng các chỉ tiêu kết quả tài chính (như ROA, ROE, P/E…) làm chỉ tiêu đại diện cho kết quả kinh doanh, mà chưa sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động (là chỉ tiêu đại diện tốt hơn cho những lợi ích mà hoạt động OFDI mang lại). Bên cạnh đó các nghiên cứu hiện nay cũng chưa nghiên cứu về các yếu tố có khả năng điều tiết, tác động đến mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt động.
Từ khoảng trống nghiên cứu được xác định, chương 1 luận án tiếp tục rà soát các phương pháp tính hiệu quả hoạt động và các lý thuyết về hành vi công ty, nguồn lực công ty, các nguyên lý về lợi thế theo quy mô, phạm vi… từ đó xác định 6 giả thuyết nghiên cứu.
Theo đó chương 1 của luận án đã giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất là hệ thống các lý thuyết về tác động của OFDI tới hiệu quả các công ty nhằm hiểu rõ về cơ chế tác động. Đồng thời chương 1 của luận án cũng đã xác định được khoảng trống nghiên cứu và đưa ra được các giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình nghiên cứu
Để trả lời các giả thuyết nghiên cứu đề ra, luận án đề xuất sử dụng 5 mô hình như sau:
Thứ nhất, mô hình kiểm định mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến
Trong đó:
FP là chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, đóng vai trò là biến phụ thuộc trong mô hình. FP được tính theo phương pháp chỉ số Färe-Primont (FP) dựa trên nghiên cứu của O’Donnell (2011) như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.
OFDI là chỉ tiêu mức độ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đóng vai trò là biến tác động trong mô hình. OFDI được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.
TTS, VCSH, CPQL lần lượt là tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và chi phí quản lý,
đóng vai trò là biến kiểm soát trong mô hình. TTS, VCSH, CPQL được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.
Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.
Thứ hai, mô hình kiểm định mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến
Trong đó:
TN/TTS là chỉ tiêu hiệu quả tài chính, đóng vai trò là biến phụ thuộc trong mô
hình. TN/TTS được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.
OFDI là chỉ tiêu mức độ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đóng vai trò là biến tác động trong mô hình. OFDI được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.
TTS, VCSH, CPQL lần lượt là tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và chi phí quản lý,
đóng vai trò là biến kiểm soát trong mô hình. TTS, VCSH, CPQL được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.
Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.
Thứ ba, mô hình kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố tính chất sở hữu đối với mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả hoạt động:
Trong đó:
FP, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như trong mô hình 1.1.
OFDI x SH: là biến tương tác giữa yếu tố sở hữu và biến OFDI. Biến OFDIxSH
được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2. Trong đó biến yếu tố sở hữu (SH) là biến giả với giá trị 1 nếu NHTM có vốn thuộc sở hữu nhà nước và 0 nếu NHTM không có vốn thuộc sở hữu nhà nước.
Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.
Ngoài ra, trên cơ sở mô hình 2, luận án mở rộng mô hình 3 để kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố tính chất sở hữu đối với mối quan hệ tác động của mức độ
/
Trong đó:
TN/TTS, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như các biến tương ứng trong
OFDI x SH: tương tự như các biến tương ứng mô hình 2.1.
Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.
Thứ tư, mô hình kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố số lượng địa bàn thị trường nước ngoài đối với mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả
hoạt động:
Trong đó:
FP, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như trong mô hình 1.1.
OFDI x DB: là biến tương tác giữa yếu tố sở hữu và biến OFDI. Biến OFDIxDB được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2. Trong đó biến yếu tố số lượng địa bàn (DB) là biến dạng thang đo với các giá trị từ 1-7.
Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.
Việc tách riêng mô hình 3 - 4 để thuận tiện hơn trong phương pháp phân tích định lượng khi trong mô hình vừa có biến dạng liên tục, biến giả và biến thang đo.
Ngoài ra, trên cơ sở mô hình 2, luận án mở rộng mô hình 4 để kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố số lượng địa bàn đối với
độ OFDI đến hiệu quả tài chính:
/
Trong đó:
TN/TTS, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như các biến tương ứng trong
mô hình 1.2.
OFDI x DB: tương tự như các biến tương ứng mô hình 3.1.
Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.
Thứ năm, mô hình kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố thời gian hoạt động tại thị trường nước ngoài đối với mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả hoạt động:
=+
+ + Ɛ +
(4.1) + +
Trong đó:
FP, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như trong mô hình 1.1.
OFDI x TG: là biến tương tác giữa yếu tố thời gian và biến OFDI. Biến OFDIxTG được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2. Trong đó biến yếu tố thời gian (TG) là biến dạng liên tục.
Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.
Việc tách riêng mô hình 3 – 4 -5 để thuận tiện hơn trong phương pháp phân tích định lượng khi trong mô hình vừa có biến dạng liên tục, biến giả và biến thang đo.
Ngoài ra, trên cơ sở mô hình 2, luận án mở rộng mô hình 5 để kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố thời gian hoạt động đối với mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả tài chính:
/ = + + + + +
+ Ɛ
(2.2)
Trong đó:
TN/TTS, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như các biến tương ứng trong
mô hình 1.2.
OFDI x DB: tương tự như các biến tương ứng mô hình 4.1.
Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.
2.2. Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình định lượng
2.2.1. Mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đo lường mức độ hoạt độngđầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các NHTM Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các NHTM Việt Nam
2.2.1.1. Phương pháp đo mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Có nhiều phương pháp để đo lường mức độ OFDI của ngân hàng. Trong đó phương pháp sớm nhất được sử dụng là dùng chỉ số đơn đo bằng tỷ lệ giữa thị trường nước ngoài và toàn bộ ngân hàng. Sullivan (1994) đã rà soát 17 nghiên cứu và kết quả là các nghiên cứu đều sử dụng chỉ số đơn lẻ để đo lường mức độ OFDI. Ví dụ như tỷ lệ doanh số bán hàng nước ngoài trên tổng doanh số bán hàng, tỷ lệ tổng tài sản tại nước ngoài trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ tại nước ngoài trên tổng dư nợ… Trong đó tổng hợp những chỉ tiêu đã được sử dụng trong các nghiên cứu như sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu đơn vị đo lường hoạt động OFDI Chỉ tiêu cấu trúc
- Số lượng quốc gia mà ngân hàng có hoạt động - Số lượng đơn vị hiện diện tại nước ngoài - Tỷ lệ tài sản tại thị trường nước ngoài - Tỷ lệ nguồn vốn tại thị trường nước ngoài - Tỷ lệ lao động tại thị trường nước ngoài
- Số lượng cổ phần nắm giữ tại thị trường nước ngoài
Tuy nhiên, việc sử dụng một chỉ số duy nhất có nguy cơ làm tăng sai số của phép đo do chịu ảnh hưởng của các biến động bên ngoài. Do đó cách đo thứ hai được phát triển là kết hợp nhiều chỉ số thành một chỉ số. Trong đó 3 chỉ số trong nhóm này thường được sử dụng nhất như tại bảng sau:
Transnationality Index (UNCAD, 1995)
Tỷ lệ doanh thu tại trường nước ngoài trong tổng doanh thu + tỷ lệ tài sản tại thị trường nước ngoài trong tổng tài sản tỷ lệ lao động tại
trường nước trong tổng tài sản.
Việc sử dụng chỉ số kết hợp mang lại kết quả tốt hơn những việc lựa chọn các chỉ số có thể bị hạn chế về khó khăn về dữ liệu (Sullivan, 1994). Vì vậy yếu tố quyết định nhất trong lựa chọn chỉ số đo lường mức độ OFDI vẫn là mức độ sẵn có của dữ liệu.
Khi gắn chỉ số đo lường mức độ OFDI với tiến trình thực hiện OFDI của ngân hàng có thể thấy mối liên hệ. Theo nghiên cứu của Sullivan (1995) với 75 công ty mỹ từ 1988-1990 cho thấy mỗi quan hệ giữa OFDI và kết quả đặc trưng bởi chu kỳ "hội tụ, suy giảm, tái định hình, hội tụ". Trong mỗi giai đoạn thực hiện OFDI hay chiến lược OFDI khác nhau sẽ được đặc trưng bởi chỉ số phản ánh OFDI khác nhau. Mức độ
OFDI khác nhau sẽ có tác động đến mối quan hệ của OFDI đến hiệu quả kinh doanh. Cụ thể như sau:
Trong giai đoạn đầu tiên, khi doanh nghiệp bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước ngoài theo dạng phát triển thị trường mới hoặc mở rộng hoạt động thêm tại thị trường cũ hoặc cũng có thể là cung cấp sản phẩm mới tại thị trường mới. Khi đó, công ty sẽ mở rộng mô hình hoạt động, chiến lược cũng mạnh mẽ hơn. Trong giai đoạn này, TNI thường ở mức 0-10%.
Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn mở rộng. Khi đó, doanh nghiệp tăng mức vốn đầu tư cho thị trường nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động mua bán, sáp nhập. Theo đó, TNI thường ở mức 20-60%. Cũng trong giai đoạn mở rộng, nhưng nếu công ty theo đuổi chiến lược tập trung. Hay nói cách khác, công ty vẫn đầu tư vốn mạnh hơn cho thị trường nước ngoài, cam kết mạnh mẽ về việc tái đầu tư vốn, mở rộng hoạt động nhưng chỉ áp dụng với một số thị trường mục tiêu, thì TNI trong giai đoạn này sẽ ở mức 20-80%.
Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn hợp nhất. Khi đó, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp được cân bằng trở lại, tốc độ tăng đầu tư vốn chỉ ở mức trung bình nhằm duy trì vị thế thị trường hiện tại. Đồng thời, việc thay đổi trong mô hình, cơ cấu tổ chức sẽ phụ thuộc vào kết quả so sánh giữa tăng trưởng thị trường trong nước và quốc tế. TNI trong giai đoạn này có thể ở bất cứ mức nào.
Giai đoạn cuối cùng là tái cơ cấu. Trong giai đoạn này có 3 chiến lược chính: Đầu tiên là tái định vị. Khi đó, công ty sẽ xác định lại chiến lược hoặc tái cấu trúc tổ chức do khủng hoảng. Những hành động tái cơ cấu sẽ được thực hiện cho mục đích thu hồi vốn đầu tư hoặc nhằm vào gia tăng khả năng sinh lời hoặc giảm chi phí. Khi đó, công ty sẽ cắt giảm nhân sự, thay đổi mô hình tổ chức, xác định lại mục tiêu chiến lược. TNI thường ở mức 20-80%.
Thứ hai là tái định vị và rút lui. Trong chiến lược này, công ty sẽ xác định lại chiến lược hay tái cấu trúc tổ chức do khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư chỉ ở mức trung bình đủ để có thể duy trì hoạt động, có thể có thêm một số hành động rút vốn ra khỏi một số hoạt động hoặc thị trường nhằm tăng khả năng sinh lời hoặc giảm thấp chi phí. Hành động thường thấy là cắt giảm nhân sự, thay đổi mô hình tổ chức, xây dựng lại chiến lược. Tại giai đoạn này, rút bớt vốn khỏi thị trường không còn là trọng tâm nữa. TNI có thể ở bất cứ mức nào.
Thứ ba là rút lui. Trong giai đoạn này, mục tiêu chiến lược sẽ được xây dựng lại, tái cấu trúc tổ chức được thực hiện mạnh mẽ do khủng hoảng. Các công ty sẽ đẩy
mạnh các hoạt động bán, đóng cửa nhằm thu hồi vốn. Các hành vi thường thấy là cắt giảm nhân sự, thay đổi cấu trúc tổ chức, giảm dần vốn khỏi thị trường, tăng thanh khoản. Mức TNI thường là 40-80%.
2.2.1.2. Mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các NHTM Việt Nam
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới nói chung, số liệu và thông tin để xây dựng được chỉ số TNI rất hạn chế. Nguyên nhân do trong báo cáo tài chính không yêu cầu công bố thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài theo tất cả các mặt hoạt động. Ngay cả tại các thị trường có mức độ minh bạch cao nhất như Hoa Kỳ, các thông tin về hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài cũng không cần công bố đến sâu đến mức lao động. Do đó các nghiên cứu trên thế giới gần như không thể xây dựng được chỉ số TNI hoàn chỉnh.
Đặc biệt tại Việt Nam, vấn đề số liệu càng trở nên khó khăn hơn khi các yêu cầu công bố và minh bạch thông tin yếu. Trong báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các ngân hàng Việt Nam chỉ công bố một số chỉ tiêu rất cơ bản đối với các đơn vị kinh doanh tại thị trường nước ngoài như tổng tài sản, ROA, ROE, Tỷ lệ nợ xấu… Đặc biệt