Để kiểm soát các yếu tố khác ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa OFDI và FP, mô hình nghiên cứu đưa thêm các biến kiểm soát. Với đặc điểm dữ liệu là dữ liệu bảng, biến kiểm soát sẽ liên quan đến đặc điểm của từng doanh nghiệp và đặc điểm của từng ngành. Trong đó biến đặc điểm doanh nghiệp được sử dụng phổ biến nhất là quy mô doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu, chi phí…. Biến đặc điểm ngành thường được sử dụng dưới dạng biến giả tương ứng với mỗi ngành hoặc quốc gia, khu vực riêng. Trong nghiên cứu này, do đối tượng nghiên cứu chỉ là các ngân hàng Việt nam nên chỉ sử dụng biến kiểm sát đặc trưng cho doanh nghiệp. Theo đó, căn cứ trên các nghiên cứu, 3 biến có tác động đến mối quan hệ giữa OFDI và FP gồm:
Trước hết là biến quy mô. Theo Kotabe (2002), Haar (1989) và Morck (1991), phương sai trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp được giải thích một phần bởi quy mô do vấn đề lợi thế theo quy mô của doanh nghiệp. Do đó, trong phân tích dữ liệu, cần phải kiểm soát quy mô doanh nghiệp để tránh các ước tính tham số có thể bị sai lệch. Theo Grant (1987), Mathur (2001), Gomes (1999), quy mô của doanh nghiệp có thể sử dụng biến đại diện là log của tổng tài sản hoặc log của tổng thu nhập. Luận án sẽ xem xét biến log tổng tài sản.
Biến kiểm soát thứ hai là tài sản cố đinh: tài sản cố định của doanh nghiệp (nhất là tài sản vô hình) có ý nghĩa tương tự như quy mô. Theo Christophe (2005), tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến lợi thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh và do đó có mối quan hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó biến đại diện quan trọng nhất là chi phí cho nghiên cứu phát triển. Tương tự tài sản liên quan đến marketing, mạng lưới, cơ sở hạ tầng, thu hút lao động… cũng được xác định là có mối quan hệ với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tựu chung lại, biến đại diện thường được sử dụng là chi phí quản lý của doanh nghiệp. Theo đó, luận án sẽ xem xét biến kiểm soát chi phí quản lý trong mô hình.
Cuối cùng là yếu tố liên quan đến vốn. Theo Molyneux và Seth (1996) nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Mỹ trong giai đoạn 1987 đến 1991 kết luận rằng năng lực về vốn là yếu tố then chốt quyết định kết quả kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài tại Mỹ. Theo đó, luận án sẽ xem xét biến kiểm soát vốn chủ sở hữu trong mô hình.
STT Giả thuyết
1 Quy mô tổng tài sản có tác động thuận chiều với chỉ OE đo bằng chỉ số hiệu quả Färe-Primont của các ngân hàng của các ngân hàng
2 Chỉ tiêu chi phí quản lý có tác động ngược chiều với chỉ OE đo bằng chỉ số hiệu quả Färe-
Primont của các ngân hàng của các ngân hàng 3 Quy mô vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều
với chỉ OE đo bằng chỉ số hiệu quả Färe-
Primont của các ngân hàng của các ngân hàng