Xây dựng dữ liệu bản đồ từ dữ liệu truyền thống

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống thông tin địa lý (Trang 115 - 118)

Chương 5: MỘT SỐ BÀI TOÁN ỨNG DỤNG CỦA GIS

5.2.1. Xây dựng dữ liệu bản đồ từ dữ liệu truyền thống

Bài tập mô phỏng: Xây dựng dữ liệu bản đồhành chính của một tỉnh từ dữ liệu bản

đồ giấy

1) Mục đích

Giúp sinh viên biết cách xây dựng dữ liệu bản đồ hành chính từ dữ liệu truyền thống (bản đồ giấy); làm quen với các kỹnăng: nhập dữ liệu, đăng ký tọa độảnh, tạo dữ liệu cho các lớp đối tượng (điểm, đường, vùng, chữ); thông qua các bước xây dựng dữ liệu bản đồ hành chính của một tỉnh bằng dữ liệu truyền thống giúp sinh viên biết cách xây dựng dữ liệu cho các bản đồchuyên đềtheo phương pháp tương tự.

2) Hướng dẫn

Dưới đây là các bước hướng dẫn xây dựng dữ liệu bản đồhành chính từ dữ liệu bản đồ giấy, trường hợp minh họa cho bản đồhành chính tỉnh Thái Nguyên.

Bước 1: Nhập dữ liệu, đăng ký tọa độảnh

- Nhập dữ liệu: Dữ liệu bản đồ giấy được nhập vào phần mềm MapInfo thông qua phương pháp Scan chuyển từ dữ liệu bản đồ giấy sang dữ liệu raster (file ảnh, có đuôi *jpg; *bmp; *img;...).

- Mởảnh: Vào File/Open/Tìm đường dẫn đến foldel chứa file ảnh tỉnh Thái Nguyên (ThẻFiles of type để dạng Raster Image) Kích đúp vào file ảnh/Hiện bảng MapInfo: Chọn Register (Chếđộđăng ký ảnh).

- Hiện bảng Image Registration: Cho phép gán tọa độ ảnh, nắn chỉnh hình học cho ảnh, chọn lưới chiếu, hệ tọa độ,...

+ Label: Tên điểm khống chế.

+ X Coord và Y Coord: Tọa độ X, Y của các điểm khống chế. + Error (pixels): Sai số.

+ Edit: Chỉnh sửa lại các điểm khống chế.

+ Remove: Xóa điểm khống chế.

+ File: Tìm điểm khống chế đã nhập.

+ Add: Thêm điểm khống chế cho ảnh.

+ : Phóng to ảnh; : Thu nhỏảnh.

+ Pick From Map: Tìm điểm khống chế thông qua lớp bản đồ có sẵn. + Units: Chọn đơn vị của điểm khống chế. + Projection: Chọn phép chiếu cho ảnh.

- Đăng ký tọa độảnh cho bản đồ tỉnh Thái Nguyên:

+ Trên bản đồảnh cần xác định ít nhất 4 vịtrí không thẳng hàng đã biết tọa độ (kinh độ - X, vĩ độ - Y). Ví dụ: Pt1 (105,75; 21,75), Pt2 (106,0; 21,75) , Pt3 (106,0; 21,5), Pt4 (105,75; 21,5).

+ Chọn Add đểthêm điểm thứ nhất Pt1 

Di chuyển trỏ chuột (+) vào đúng vị trí điểm Pt1 (105,75; 21,75) /Kích chuột phải  Hiện bảng Edit Control Poit:

+ Map X: Nhập tọa độkinh độ: 105,75. + Map Y: Nhập tọa độvĩ độ: 21,75. + Nhấn OK .

+ Tương tự như vậy, chọn Add để thêm điểm thứ 2, thứ 3, thứ 4; và lần lượt nhập các tọa độX, Y tương ứng.

+ Sau khi nắn chỉnh sai số, chọn phép chiếu (nếu cần): Bấm OK để kết thúc.

Bước 2: Tạo dữ liệu các lớp đối tượng cho bản đồhành chính

Sau khi đăng ký tọa độ ảnh, ta có bản đồ nền là bản đồ ảnh hành chính tỉnh Thái Nguyên. Các lớp thông tin cần số hóa bao gồm các đối tượng dạng đường (ranh giới hành chính, đường giao thông, sông ngòi), đối tượng vùng (vùng hành chính), đối tượng điểm (trung tâm huyện, điểm dân cư, điểm trường học), đối tượng text (tên hành chính, tên địa danh, tên sông suối). Trước khi số hóa các đối tượng ta cần tạo một lớp Table mới chồng lên lớp bản đồ nền.

- Tạo lớp bản đồ mới: Vào File/New Table  Hiện bảng New Table, trong đó: + Open New Broser: Mở có bảng thuộc

tính.

+ Open New Mapper: Mở dữ liệu không gian.

+ Add to Current Mapper: Cập nhật sẵn hệ quy chiếu của bản đồđang mở.

+ Create: Tạo mới các trường thuộc tính.

 Trong trường hợp này ta chọn Add to Current Mapper/Create để tạo lớp mới có cập nhật sẵn hệ quy chiếu của bản đồđang mở.

+ Đặt tên cho các trường dữ liệu cần số

hóa: Sau khi nhấn Create xuất hiện hộp thoại New Table Structure  Chọn Add Field để thêm trường dữ liệu thuộc tính  Trong mục Name của Field Information: đặt tên cho lớp dữ liệu cần số hóa, ví dụ: ranhgioi. Lưu ý: Tên phải viết liền, không để khoảng trống, không dấu, không dùng số.

Trong mục Type để chế độ Character/Chọn Create.

+ Tìm đường dẫn đến đúng Folder để dữ liệu thực hành  Đặt tên cho lớp dữ liệu cần số hóa trong File name, ví dụ: ranhgioi_tinh Chon Save đểlưu lại lớp bản đồ mới tạo.

- Số hóa các lớp thông tin dạng đường

(ví dụ ranh giới tỉnh Thái Nguyên):

+ Trước khi số hóa dưới thanh Editing: chọn đúng lớp bản đồ mới vừa tạo, có tên là: ranhgioi_tinh (thường mặc

định chọn sẵn).

+ Chọn công cụ sốhóa dạng đường trên thanh công cụ.

+ Xuất hiện trỏ (+) tiến hành sốhóa các lớp ranh giới hành chính tỉnh Thái Nguyên. + Tương tự như vậy, có thể tiến hành số hóa các lớp thông tin dạng đường khác như: ranh giới huyện, ranh giới xã, đường giao thông, sông ngòi. Lưu ý: Mỗi một lớp thông tin ta nên tạo một lớp bản đồ mới để sốhóa trên lớp đó.

- Sốhóa lớp thông tin dạng vùng (vùng hành chính các huyện):

+ Trước khi sốhóa đối tượng vùng cần tạo lớp bản đồ mới. + Chọn công cụ sốhóa dạng vùng trên thanh công cụ.

+ Xuất hiện trỏ (+) tiến hành số hóa các lớp vùng hành chính các huyện của tỉnh Thái Nguyên. Lưu ý: Khi sốhóa 2 đối tượng vùng liền kề ta nên chọn chếđộ bắt điểm Snap để tạo ranh giới chung cho các vùng tiếp giáp.

+ Đổmàu hành chính cho các huyện có thể chọn 1 trong các cách sau: Kích đúp vào từng huyện  Hiện bảng Region Object  Chọn kiểu màu trong Style /OK. Hoặc chọn (Select) 1 huyện hoặc giữ Shift chọn nhiều huyện nếu muốn cùng màu  Vào Option/Region Style  Chọn kiểu màu trong Fill/OK. Ngoài ra, có thểđổmàu tựđộng theo phương pháp thành lập bản đồchuyên đề: Vào Map/Create Thematic Map  Chọn kiểu màu trong Ranger/Next/OK.

- Số hóa lớp thông tin dạng điểm (trung tâm huyện, điểm dân cư, thị trấn, trường học, điểm độ cao,...):

+ Trước khi sốhóa đối tượng điểm cần tạo một lớp bản đồ mới. + Chọn công cụ tạo đổi tượng điểm trên thanh công cụ.

+ Di chuyển trỏ (+) đến vịtrí cần tạo điểm Kích chuột trái sẽ tạo biểu tượng ký hiệu cho đối tượng điểm (mặc định là ngôi sao màu đen).

+ Kích đúp vào đối tượng điểm vừa tạo sẽ hiện bảng Point Object  Chọn Style sẽ hiển thị bảng Symbol Style: Tại đây có thể lựa chọn kiểu dáng ký hiệu, màu sắc, kích cỡ của đối tượng điểm cần thể hiện.

- Tạo thông tin dạng Text (tên địa danh, tên huyện, tên sông ngòi, tên dãy núi):

+ Chọn biểu tượng Text trên thanh công cụ  Chuyển trỏ chuột đến vị trí cần đánh tên  Gõ tên theo yêu cầu. Lưu ý: Khi đánh tên dạng Text trong MapInfo phải chuyển chếđộgõ Unikey bảng mã Unicode vềTNVN3 (ABC) đểgõ dấu tiếng Việt.

+ Có thể chỉnh sửa đối tượng dạng Text bằng cách kích đúp vào chữ cần sửa 

Hiện bảng Text Object/Chọn Style: kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc,... sao cho phù hợp và đúng quy chuẩn.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống thông tin địa lý (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)