Khái quát về chức năng lưu trữ và quản lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống thông tin địa lý (Trang 52 - 53)

Chương 3: CÁC CHỨC NĂNG CỦA GIS 3.1 Chức năng nhập dữ liệu

3.2.1. Khái quát về chức năng lưu trữ và quản lý dữ liệu

Lưu trữvà quản lý dữ liệu là việc tổ chức, sắp xếp, tìm kiếm và bảo trì dữ liệu. Đây là một chức năng quan trọng của tất cảcác hệ thống thông tin trong đó có GIS. Khi dữ liệu được nhập vào hệ thống, các phần mềm GIS đều có chức năng lưu trữ và quản lý dữ liệu. Chức năng này còn giúp cho việc đưa dữ liệu vào và lấy dữ liệu ra từ hệ thống được tiến hành một cách thuận lợi, hiệu quảvà an toàn.

Chức năng lưu trữ và quản lý dữ liệu GIS được trợgiúp bởi hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ quản trịcơ sở dữ liệu là hệ thống quản lý, lưu trữ, bảo trì toàn bộcơ sở dữ liệu; đồng thời cung cấp các công cụ cho phép người dùng hỏi đáp, tra cứu, cập nhật, thay đổi nội dung cơ sở dữ liệu. Thông thường trong hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu có hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu không gian và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu thuộc tính. Các dữ liệu không gian được lưu trữ và quản lý theo các lớp dữ liệu chuyên đề (layer), ví dụ: lớp ranh giới, lớp giao thông, lớp sông ngòi. Các dữ liệu thuộc tính được lưu trữ và quản lý dưới dạng các bảng (table), ví dụ: bảng diện tích, dân số, sản lượng,... phân theo các đơn vịhành chính.

Hệ quản trịcơ sở dữ liệu phải cung cấp các công cụlưu trữvà quản lý dữ liệu đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tính an toàn và bảo mật: thể hiện ở việc hạn chếcác hình thức tiếp cận cơ sở dữ liệu của người sử dụng, bảo vệ dữ liệu không bịhư hỏng, thất lạc và khảnăng bảo mật thông tin.

- Tính thống nhất của dữ liệu: Dữ liệu GIS có sựtoàn vẹn và thống nhất rất cao, các dữ liệu không gian và thuộc tính luôn gắn kết chặt chẽ. Vì vậy, khi lưu trữ đòi hỏi hệ quản trịcơ sở dữ liệu phải đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu. Hệ thống phải kiểm tra được sựràng buộc cấu trúc dữ liệu bên trong, chống lại sựkhông nhất quán có thể phát sinh do nhiều người sử dụng.

- Tính độc lập của dữ liệu: thể hiện ở việc lưu trữ dữ liệu không phụ thuộc vào phần cứng. Nó cho phép hay đổi phần cứng khi cần thiết và khi công nghệthay đổi thì vẫn có thể kế thừa, sử dụng được dữ liệu liên quan.

Trong quá trình lưu trữvà quản lý dữ liệu cần phải xác định khuôn dạng dữ liệu, nội dung dữ liệu và các giới hạn giá trị của dữ liệu. Khuôn dạng dữ liệu đề cập đến các kiểu dữ liệu như kiểu chữ, kiểu ký tự, kiểu số, số thập phân, ngày tháng,... các định dạng và

dung lượng bộ nhớ cho từng kiểu dữ liệu. Nội dung dữ liệu bao gồm các trường hay các mục, nội dung cụ thểcác mục trong các lớp chuyên đề của cơ sở dữ liệu. Giới hạn giá trị dữ liệu để kiểm chứng và quy định các giá trịđưa vào hệ thống, bao gồm giới hạn giá trị cao nhất, giới hạn giá trị thấp nhất và giá trịtrung bình.

Hiệu quả của chức năng lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu GIS phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là môi trường lưu trữ dữ liệu và cấu trúc dữ liệu. Trong quá trình quản lý dữ liệu cần chú ý đến các vấn đề: hệ thống quản lý, phương pháp truy cập, tính tập trung hoặc phân tán của dữ liệu, tính bảo mật của dữ liệu, khảnăng bảo trì, nâng cấp của dữ liệu, khảnăng liên kết dữ liệu với các hệ thống thông tin khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống thông tin địa lý (Trang 52 - 53)