Hệ quy chiếu và hệ tọa độ dùng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống thông tin địa lý (Trang 26 - 27)

Chương 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS 2.1 Khái quát về cơ sở dữ liệu GIS

2.2.4.Hệ quy chiếu và hệ tọa độ dùng ở Việt Nam

Khi xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ, đặc biệt là bản đồ số trong GIS cần chú ý đến hệ quy chiếu và hệ tọa độ sử dụng. Mỗi một loại bản đồđều có hệ quy chiếu riêng phù hợp với từng lãnh thổ. Để sử dụng được hết các chức năng của GIS cơ sở dữ liệu bản đồ (đầu vào) phải đảm bảo tính đồng nhất về hệ quy chiếu và hệ tọa độ.

Hệ tọa độlà phương tiện để biểu diễn vịtrí các điểm trên mặt đất, ngoài không gian theo những quy định, quy ước nhất định. Thông thường trong GIS ta thường đề cập đến 2 dạng hệ tọa độlà Hệ tọa độđịa lý và Hệ tọa độ quy chiếu.

Hệ tọa độđịa lý sử dụng bề mặt hình cầu đểxác định vịtrí của một điểm trên Trái đất. Vì đây là hệ tọa độ gắn liền với trục Trái đất nên để xác định vị trí của đối tượng người ta chia bề mặt Trái đất thành các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Giao điểm giữa kinh tuyến và vĩ tuyến tạo thành các ô lưới. Một điểm nằm trên mặt cầu sẽcó hai giá trị tọa độlà kinh độvà vĩ độ.

Để thuận tiện cho sử dụng người ta phải nghiên cứu cách thể hiện bề mặt Trái đất lên trên mặt phẳng của bản đồ. Do đó phải thực hiện phép chiếu bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng và hệ tọa độ quy chiếu ra đời. Hệ tọa độnày luôn lấy hệ tọa độđịa lý

làm cơ sở. Hệ tọa độ quy chiếu được đặc trưng bởi hai trục x, y theo phương ngang và thẳng đứng. Gốc tọa độlà giao điểm của hai trục này. Hai trục giao nhau đồng thời chia mặt phẳng làm 4 phần tương ứng với 4 phần trong hệ tọa độ địa lý. Một điểm trên mặt được xác định được xác định bởi cặp giá trị (x, y).

Các hệ tọa độđược xây dựng trong một hệ quy chiếu nhất định. Vì vậy, cùng là tọa độ của một điểm nhưng ởcác hệ quy chiếu khác nhau sẽcó giá trịkhác nhau. Xác định hệ quy chiếu chính là xác định hình dạng, kích thước, các thông số vật lý của Trái đất và định vịmô hình Trái đất sao cho phù hợp với lãnh thổ (hoặc khu vực) nào đó. Mỗi một quốc gia đều ban hành một hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia riêng.

Ở Việt Nam, từ năm 2000 cơ sở dữ liệu bản đồ GIS dùng cho lãnh thổ Việt Nam thống nhất sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Theo đó, lựa chọn hệ quy chiếu quốc tế WGS-84 toàn cầu làm ellipsoid quy chiếu quốc gia, lựa chọn điểm gốc tọa độ N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính (Hà Nội) làm điểm gốc tọa độ quốc gia, lựa chọn lưới chiếu tọa độ UTM quốc tếlà lưới chiếu tọa độ phẳng quốc gia. Việc chia múi và phân mảnh bản đồ dựa vào hệ thống lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống thông tin địa lý (Trang 26 - 27)