Giới thiệu (chuẩn bị cho đi khảo sát trường học) (15 phút)
● Giải thích về tiến trình thực hiện hoạt động, nhấn mạnh rằng học sinh không chỉ tìm kiếm những điểm nguy hiểm mà cũng cần xác định
điểm an toàn khi thiên tai xảy đến.
● Yêu cầu học sinh suy nghĩ về những địa điểm an toàn, nguy hiểm trong trường và có thểđưa ra một số ví dụ giúp học sinh hiểu rõ hơn. <Ngoài ra>
● Có thể lựa chọn giảđịnh một loại thiên tai nào đó như: Bão, lụt, sạt lở đất, hỏa hoạn... Giáo viên có thể phân công mỗi nhóm một loại thiên tai khác nhau.
Chia nhóm và phân công (5 phút)
● Chia học sinh thành các nhóm 6 – 10 em.
● Phát máy chụp ảnh, bút, giấy... cho các nhóm
● Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Mỗi học sinh
đảm nhận các nhiệm vụ khác để đảm bảo mọi người đều tham gia hoạt động. (xem ví dụ “phân công nhiệm vụ”)
Ví dụ phân công nhiệm vụ :
● Trưởng nhóm
● Chụp ảnh
● Vẽ sơđồ
● Ghi chú
● Quan sát những điểm nguy hiểm/an toàn
Khảo sát trường học (20- 30 phút)
● Học sinh đi khảo sát và xác định những nơi nguy hiểm/an toàn.
● Học sinh ghi chú lại những phát hiện của mình và chụp ảnh.
Vẽ sơđồ (20 - 30 phút)
● Học sinh vẽ sơđồ trên giấy A0
● Dán hoặc vẽ hình ảnh minh họa ở một sốđịa điểm, dán màu lên sơđồ, ví dụ:
● An toàn: (xanh)
● Nguy hiểm : (đỏ)
● Những điểm quan trọng khác : (vàng)
● Học sinh bổ sung thêm nhận xét vào các điểm đánh dấu.
Trình bày và thảo luận (15 phút)
● Yêu cầu các nhóm lên trình bày sơđồ của nhóm mình.
● Các nhóm khác đặt câu hỏi chất vấn.
● Yêu cầu học sinh xem xét những tuyến thoát hiểm và điểm di dời dựa trên sơ đồ của nhóm, trong trường hợp có thiên tai như bão/lũ/sạt lở đất/hỏa hoạn xảy ra.
Nhận xét đánh giá (5 phút)
● Đánh giá và đưa ra các nhận xét về sơ đồ và phần trình bày của các nhóm.
Tổng kết (5 phút)
● Cùng với học sinh tổng kết hoạt động.
Không bắt buộc ● Máy chụp ảnh và máy in ● Máy chụp ảnh và máy in ● Giấy ghi chú ● Các băng dính hình tròn các màu (để dùng cho sơđồ) Yêu cầu ● Bút màu/Sáp màu ● Bút chì ● Giấy A0 Đối tượng học sinh Thời gian Đồ dùng Tiểu học 90 ‐ 100 phút 6 ‐ 9 4 ‐ 5 THCS Ngoài ra:
1. Có thể giảđịnh một loại thiên tai cụ thể nào đó bởi vì địa điểm an toàn và nguy hiểm tùy thuộc vào từng loại thiên tai.
2. Giáo viên có thể thu thập thêm sơđồ và kế hoạch thoát hiểm từ cơ quan chính quyền.
Ghi chú và góp ý :
● Sau khi lập sơđồ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh xem xét tuyến thoát hiểm và điểm trú ẩn.
● Nếu không có máy chụp ảnh, học sinh có thể tự vẽ minh họa lên sơđồ.
Học sinh đi khảo sát khu vực xung quanh trường để tìm ra những nơi nguy hiểm, nơi an toàn khi có thiên tai xảy ra, lập sơđồ, xem xét những tuyến đường di dời và trình bày những khám phá của nhóm 1. Tìm ra những nơi nguy hiểm, an toàn và có ích ở trong cộng đồng
2. Xác định tuyến thoát hiểm và địa điểm trú ẩn 3. Hiểu thêm về môi trường xung quanh trường học