Yêu cầu ● Loa phát thanh ● Còi ● Đồng hồ bấm giờ
1. Xác định lối thoát hiểm an toàn trong trường học khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra 2. Cải thiện kỹ năng thoát hiểm thông qua luyện tập
Mục đích và kết quả mong đợiĐối tượng học sinh Đối tượng học sinh Thời gian Đồ dùng Tiểu học 20— 30 phút 6 ‐ 9 1 ‐ 5 THCS Chuẩn bị :
● Xác định tuyến và phương án thoát hiểm, bao gồm:
◇ Loại thiên tai giải định.
Vd: Hỏa hoạn, Động đất, Lũ lụt... ◇ Dấu hiệu bắt đầu sơ tán.
Ví dụ: tiến trống, còi...
◇ Quy định hành lang và cầu thang để tránh nhiều học sinh
dồn về sử dụng một cầu thang gây chen lấn và tai nạn. ◇ Địa điểm tập hợp sau khi sơ tán.
Ví dụ: Khoảng không gian mở dưới sân trường.
◇ Cách điểm danh xác định số học sinh và sự an toàn của các em.
◇ Giới hạn thời gian để thoát hiểm, ví dụ: trong 2 phút.
Ghi chú và góp ý :
● Hoạt động luyện tập thoát hiểm có thểđược tiến hành trong giờ ra chơi hoặc sau giờ học.
● Các trường nên thực hiện thường xuyên đểđảm bảo rằng học sinh có thể sơ tán khi thực sự có trường hợp nguy hiểm.
● Chương trình này có thể kết hợp với “Khảo sát trường học và lập sơđồ” nhằm xác định tuyến thoát hiểm và phác thảo sơđồ thoát hiểm.
Sơđồ thoát hiểm Học sinh luyện tập thoát hiểm bằng cách giảđịnh có một thiên tai nào đó xảy ra ở trường học
Hoạt động ở trường THCS
Giới thiệu (5 phút)
● Giải thích cho học sinh hiểu tầm quan trọng của việc hiểu cách thoát hiểm.
● Đưa ra các bằng chứng thực là những sự kiện và con số thương vong do con người không biết cách
thoát hiểm.
Trường hợp 1 : Nếu trường học đã có phương án thoát hiểm
● Thông báo cho học sinh biết điểm tập kết, lối thoát hiểm và tiến trình.
Trường hợp II : Nếu trường học chưa có phương án thoát hiểm
● Yêu cầu học sinh khảo sát trường học và thảo luận tuyến thoát hiểm.
● Để học sinh thảo luận tiến trình thoát hiểm.
● Giáo viên và học sinh cùng nhau thực hành.
Luyện tập (10 phút)
● Giáo viên và học sinh luyện tập thoát hiểm
1) Báo động bằng trống hoặc còi.
2) Hướng dẫn học sinh di chuyển theo tuyến nhất định. 3) Tập hợp lại nơi đã thống nhất trước.
4) Kiểm tra số lượng học sinh.
5) Tính giờ (bao nhiêu phút).
Đánh giá (10 phút)
● Giáo viên và học sinh đánh giá hoạt động, ví dụ: căn cứ trên tiêu chí về thời gian, kỹ thuật bảo vệ
bản thân….
Tổng kết (5 phút)
● Cùng với học sinh tổng kết lại bài học. .
THCS Tây Sơn (Việt Nam)
Trong hoạt động “Khảo sát trường học và lập sơđồ”, giáo viên của trường Tây Sơn đã yêu cầu học sinh vẽ một sơđồ thoát hiểm trong
trường hợp có hỏa hoạn xảy ra. Các em học sinh đã suy nghĩ
phương án thoát hiểm ra khỏi trường, lập một sơ đồ và trình bày
cho tất cả cùng thảo luận.
Báo động thoát hiểm Di tản có trật tự Điểm tập hợp để kiểm tra