Nguyên nhân chủ yếu làm hư hỏng lưới cụ

Một phần của tài liệu Giáo trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 28 - 29)

1.6.1.1. Do tác dụng của vi sinh vật:

Vi sinh vật thường phá hoại lưới là vi khuẩn Bacillus coli, Bacillus welchii, Staphylococcus aurcus… và nấm Aspergillus, Penicillium… trong điều kiện xơ, sợi ẩm ướt trên 9% và không khí có độ ẩm 75 - 80% với nhiệt độ 20-240C thì các loại vi sinh vật đều hoạt động rất mạnh. Trong các loại nguyên liệu làm lưới thì các loại xơ, sợi thực vật bị vi sinh vật phá hoại nhiều nhất, tơ thì ít hơn còn sợi hoá học thì hầu như không bị vi sinh vật phá hoại.

Vi sinh vật tiết ra một chất men để hoà tan thành phần hoá học của xơ, sợi, khiến cho lưới bị mục. Những chỗ bị nấm phá hoại là những vết nằm trên dây lưới có màu sắc khác nhau tuỳ theo loại nấm. Sự phát triển của vi khuẩn nói chung thường không thể hiện ra mặt ngoài của dây lưới. Dây lưới bị vi khuẩn phá hoại có khả năng hoà tan trong kiềm. Sự mất khối lượng của xơ sợi do kết quả phá hoại của vi khuẩn và nấm đạt đến 17-18%.

1.6.1.2. Do tác dụng của ánh nắng mặt trời:

Dây lưới phơi ngoài nắng có ưu điểm là làm lưới khô chống mục, nhưng lại bị tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời phân huỷ thành phần hoá học của xơ sợi. Mặt khác do hiện tượng oxy hoá của khí trời đối với các thành phần hoá học của xơ sợi nói chung, gây lưới phát sinh biến dạng làm cho đội bền và độ giãn dài giảm đi.

Tốc độ bền của áo lưới khô và áo lưới ướt cùng phơi ngoài nắng trong một thời gian nhất định không như nhau, lưới ướt giảm độ bền hơn lưới khô gần 2 lần.

So sánh tính phơi nắng của các loại dây lưới thì xơ ly be ổn định hơn xơ tổng hợp, xơ tổng hợp ổn định hơn tơ tằm.

1.6.1.3. Do các nguyên nhân khác:

- Một số động vật thuỷ sinh phá hoại lưới phổ biến là cá nhám, động vật tiết thuỷ mẫu (các loài sứa)… thường tiết ra các chất nhờn, các loại chất nhờn này có tính axit cao nên làm cho các dây lưới bị ăn mòn và giảm độ bền nhanh chóng.

- Một số động vật gậm nhấm như chuột, gián… phá hoại lưới.

- Do lưới còn cọ sát với chướng ngại vật trong ngư trường đánh bắt, mạn thuyền, vây vẩy cá… sự cọ sát này dẫn đến mòn lưới và rách lưới.

Một phần của tài liệu Giáo trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)