Nguồn lợi cá biển Trung Bộ

Một phần của tài liệu Giáo trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 61 - 62)

3.3.2.1. Nguồn lợi cá đáy

Các bãi cá đáy của biển Miền Trung trong khai thác thường gặp khoảng trên 50 loài, trong đó mười loài cho sản lượng cao như cá Hanh (20%), cá Hồ (10,5%), cá Trác (7%) sau là cá Hồng, cá Mối, cá Song, cá Chim Ấn Độ, cá Lượng…

b. Sự phân bố của cá

Vùng biển Trung Bộ, do đặc điểm biển dốc và sâu, mỗi loài cá đáy phân bố ở một độ sâu nhất định. Ví dụ như cá Hồng chủ yếu tập trung ở độ sâu 40 - 130m tại trước cửa vịnh hay tây nam vịnh Bắc Bộ. Cá Hanh, cá Lượng phân bố rộng trong phạm vi từ 60 - 250m. Cá Mối phân bố gần bờ, trong phạm vi độ sâu 50 - 80m.

c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 11).

3.3.2.2. Nguồn lợi cá nổi

a. Thành phần loài

Ngược với cá đáy, nguồn lợi cá nổi ở vùng này rất dồi dào. Thành phần các đàn cá nổi bao gồm các đại diện quan trọng nhất của các họ cá thềm lục địa như cá Trích, cá Mòi, cá Lầm, cá Bẹ, cá Cơm, cá Nục… và các loài cá có nguồn gốc đại dương như cá Chuồn, Thu, Ngừ, Bạc Má, Sòng, Nhám…

b. Sự phân bố

Nhóm cá nổi nhỏ như cá Trích, cá Mòi, cá Cơm… phân bố ở vùng ven bờ, phân bố tập trung nhiều ở hai khu vực: Thừa Thiên Huế tới Quảng Nam - Đà Nẵng và khu vực Khánh Hoà đến Ninh Thuận - Bình Thuận.

Nhóm cá nổi đại dương như cá Chuồn, cá Sòng, cá Bạc Má, cá Thu, cá Ngừ thường phân bố ở độ sâu trên 200m. Hàng năm chúng chỉ vào gần bờ để sinh sản trong khoảng tháng 4 đến tháng 8.

c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 12)

Một phần của tài liệu Giáo trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)