Những hoạt động kinh tế của con người ảnh hưởng đến nguồn lợi Thủy sản

Một phần của tài liệu Giáo trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 67)

3.4.1. Khai thác quá mức và không hợp lý

Việc khai thác quá mức các nguồn lợi hải sản gây sự mất cân bằng sinh thái trong hệ rạn san hô đã được đề cập tới trong phần trên, nhiều loại đặc sản trên rạn san hô ở các vùng ven bờ đã có nguy cơ bị tuyệt giống. Đây là một tổn thất về khoa học và kinh tế kể cả trước mắt và lâu dài. Song nguy hiểm nhất vẫn là các hình thức khai thác mang tính huỷ diệt. Ở hầu hết các vùng biển ven bờ (chỉ trừ Tây Nam Bộ), đánh cá bằng thuốc nổ vẫn còn phổ biến, gây nên sự tàn phá rất lớn tới cấu trúc và sinh thái rạn san hô. Việc sử dụng độc tố tương đối phổ biến ở Cô Tô và Bạch Long Vĩ, Côn Đảo… gây ô nhiễm môi trường đáy, huỷ diệt quần xã, gây tác động cực kỳ nguy hiểm và lâu dài. Nguồn lợi Bào Ngư bị giảm sút ở Cô Tô và Bạch Long Vĩ, có liên quan tới việc khai thác cá bằng chất độc trong khoảng 5 năm qua.

Do bị khai thác quá mức và bằng các công cụ huỷ diệt đã khiến cho cá rạn thưa thớt không đủ số liệu để duy trì cân bằng cho quần xã rạn san ho. Hậu quả sinh thái sẽ xảy ra. Việc khai thác san hô cảnh phổ biến ở vùng Nam Trung bộ và vùng Quảng Ninh - Hải Phòng cũng gây tác hại đến quần xã rạn san hô và môi trường sống trên rạn gây bất lợi về tính cân bằng sinh thái. Việc khai thác vật liệu san hô cho xây dựng sẽ làm phá vỡ cân bằng động lực bờ và tình trạng xói lở bờ biển xảy ra cũng như làm mất ổ sinh thái của một số nguồn lợi sinh vật đáy như hải sâm và thân mềm ở các bãi triều san hô chết, đồng thời tăng cường lắng đọng trầm tích trên rạn gây hại cho san hô.

3.4.2. Hoạt động du lịch không hợp lý:

Du lịch biển tuy chỉ mới bắt đầu ở Việt nam nhưng đã gây tác động xấu đến rạn san hô. Điều này nguy hiểm là hiểu biết về du lịch sinh thái của các cơ sở làm du lịch còn rất thấp. Tại Hòn Mun (Nha Trang) nơi được đề xuất làm công viên biển khai thác rạn cho du lịch lặn đang nhộn nhịp. Việc thả neo liên tục trên rạn của một số dung lượng lớn tàu thuyền đã tiêu diệt rạn san hô trong thời gian ngắn. Rác thải cũng trở thành vấn đề trên các rạn san hô quanh đảo. Với đà phát triển du lịch

biển như hiện nay, rạn san hô và các vùng khác cũng chịu chung cảnh ngộ trong thời gian không xa.

3.4.3. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động trên bờ

Các hoạt động trên bờ như chặt phá cây trên các đảo san hô, khai hoang nông nghiệp vùng ven bờ, xây dựng và đô thị hoá (thành phố Hạ Long, Cát Bà, thành phố Nha Trang…), nạo vét luồng lạch và các hoạt động giao thông - cảng, khai thác than (ở Quảng Ninh) và san hô chết (Khánh Hoà)… đã đóng góp phần gia tăng độ đục đáng kể ở vùng ven bờ, gây ảnh hưởng trực tiếp cho rạn san hô vùng Quảng Ninh - Hải Phòng và Nha Trang. Ngoài ra, ô nhiễm dầu đã xảy ra ơ một số vùng.

Ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động sản xuất nông nghiệp như sử

dụng thuốc trừ sâu, các hóa chất và phân bón trong công nghiệp là vấn đề chủ yếu với vấn đề môi trường nước ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, đặc biệt là các vùng thâm canh lúa. Nhiều chuyên gia đã nhận xét sự lạm dụng về sử dụng thuốc trừ sâuđang dùng cần được xem xét. Đa số thuốc dùng là phốt phát hữu cơ (48%), hoặc cacbonnat (36%), pyrethroid (7%) và gốc chorine (8%) (Phạm Thị Dung, 1993). Các loại thuốc này tác dụng độc lên cá và động vật không xương sống khác. Chỉ tính riêng các tỉnh phía nam lượng thuốc trừ sâu dùng năm 1990 là 5.615 tấn. Nhiều vùng ruộng sau khi phun thuốc nồng độ cao thường gây chết hàng loạt cho cá và các loài thỷu sản khác, đặc biệt là nhóm cá đồng.

Việc sử dụng phân tươi làm phân bón trực tiếp cho các ao cá hoặc bón phân không dược xử lý sơ sài đã gây ô nhiễm. Việc nuôi cá lồng với đối tượng cá Trắm cỏ quá mức ở các hồ chứa gây ô nhiễm môi trường nền đáy hồ và dịch bệnh cho cá. Nghề nuôi tôm, cá chưa được qui hoạch phát triển hợp lýcác chất bón hữu cơ, các chất diệt cá dữ trong ao chảy ra sổng rạch đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

3.5. Biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 3.5.1. Bảo vệ môi trường sống các loài thuỷ sản. 3.5.1. Bảo vệ môi trường sống các loài thuỷ sản.

- Nghiêm cấm việc sử dụng các loại chất nổ, chất độc nhằm làm tê liệt hoặc làm chết hàng loạt thuỷ sản để khai thác chúng như: Mìn, bộc phá, lựu đạn, bom, kíp nổ, súng đạn…; các loại thực vật có độc tố, hoá chất và các chất độc hại khác.

- Việc thăm dò, khai thác dầu khí, đặt đường dẫn dầu và các công trình khác đã và đang tiến hành trên các thuỷ vực phải có biện pháp đề phòng xử lý tốt nhất, để không gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thuỷ sản.

Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình, nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến môi trường sống của các loài thuỷ sản phải có luận chứng kinh tế, kỹ thuật, trong đó phải thể hiện đầy đủ các biện pháp xử lý chống ô nhiễm môi trường sống của các loài thuỷ sản và có sự tham gia của ngành thuỷ sản cùng cấp, trước khi trình cấp trên phê duyệt.

Các nhà máy, xí nghiệp, tầu, thuyền không được xả, thải các chất độc gây hại đến nguồn lợi thuỷ sản.

- Cấm các hành động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng xấu, phá vỡ cân bằng sinh thái ở các vùng nước có nguồn lợi thuỷ sản:

+ Phá các rạn đá ngầm, vùng san hô, các bãi cỏ ngầm và các sinh cảnh đặc biệt khác, là nơi tập trung cư trú, sinh sản của các loài thỷy sản.

+ Ở những vùng nước mà hệ sinh thái liên quan đến nhiều ngành như rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện… phải thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch liên ngành để vừa bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản và cân bằng sinh thái, vừa bảo đảm sản xuất kinh doanh.

+ Các công trình xây dựng mới, các hàng đăng, đáy ở các vùng nước trên đường di cư của các loài thuỷ sản phải để lối đi cho những đối tượng di cư trên 1/3 bề rộng của sông, ngòi, kênh rạch.

+ Bộ nông nghiệp nghiên cứu, phối hợp với địa phương quy định cụ thể mật độ các hàng đăng, đáy ở các vùng nước trọng điểm, các hệ thống sông lớn như hệ thống sông Cửu Long, sông Hồng để bảo vệ các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế: tôm càng xanh, cá cháy, cá mòi, cá tra…

3.5.2. Quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản trong cả nước, quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ở các vùng nước trọng điểm và các đối tượng có giá trị kinh tế, bao gồm: Tuyến đảo, các bãi cá, tôm có trữ lượng lớn, các vùng cửa sông Cửu Long, sông Hồng và các đối tượng thuỷ sản khai thác truyền thống, các đối tượng di cư có giá trị kinh tế.

Xây dựng các phương án tổ chức triển khai việc hợp tác với nước ngoài trong việc điều tra, nghiên cứu thăm dò môi trường và nguồn lợi thuỷ sản ở một số vùng nước của Việt Nam.

Các cơ quan nghiên cứu phải tổng hợp và đánh giá có hệ thống các tư liệu điều tra để kịp thời phục vụ cho việc lập kế hoạch khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong quá trình triển khai, các cơ quan ở Trung ương và địa phương cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ phù hợp với tình hình thực tiễn.

-Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản phải làm đơn đăng ký hành nghề, và chỉ được phép hoạt động khai thác thuỷ sản sau khi có giấy phép.

Bộ nông nghiệp thống nhất quản lý trong cả nước về đăng ký và cấp giấy phép hành nghề như: mẫu giấy, in ấn, phát hành, quy định lệ phí… thủ tục và thẩm quyền cấp giấy phép được quy định trong quyết định tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- Những nghề khai thác thuỷ sản cấm hoặc hạn chế.

Các nghề cấm:

- Các nghề sử dụng chất nổ.

- Sử dụng các nhân vật lý, hoá học làm tê liệt, làm chết hàng loạt thuỷ sản. - Các nghề sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nghề hạn chế:

- Không được phát triển thêm, đồng thời từng bước giảm dần số lượng đơn vị sản xuất các nghề kết hợp ánh sáng ở những vùng mà nghề này có mật độ lớn, bằng cách chuyển một số đơn vị sang làm nghề vây rút chì, rê khơi, câu…

Cấm phát triển thêm, đồng thời giảm dần số lượng đơn vị sản xuất các nghề khai thác nhiều tôm con, cá con ở vùng cửa sông ven biển như: Te, vét, xiệp, đáy trong sông, đáy biển hàng cạn, các nghề khai thác cá nước ngọt, bắt cá di cư đi đẻ từ đồng ra sông như vó bè, lờ, lợp, đăng chắn, bao chà.

Trên cơ sở sản lượng cho phép khai thác, Sở thuỷ sản. Sở nông - lâm - ngư và các cơ quan thuỷ sản cấp tương đương của các tỉnh hướng dẫn, quy định cơ cấu số lượng đơn vị nghề nghiệp phù hợp với điểm này.

Việc quy định mức sản lượng cho phép khai thác thuỷ sản nhằm làm căn cứ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác, tổ chức hậu cần dịch vụ thích hợp ở các vùng nước, để bảo đảm tái sinh tự nhiên các loài thuỷ sản, đảm bảo năng suất khai thác lâu dài và đời sống của ngư dân.

Bảo vệ các đối tượng thuỷ sản.

- Cấm khai thác, chế biến, tiêu thụ các loài thuỷ sản quý hiếm, có nguy cơ bị tiệt chủng theo quy định.

- Cấm khai thác, chế biến, tiêu thụ các đối tượng thuỷ sản trong thời gian quy định.

- Cấm khai thác các loài thuỷ sản có chiều dài nhỏ hơn quy định.

- Tỷ lệ cho phép lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy định không quá 5% sản lượng của một mẻ lưới hoặc tổng sản lượng khai thác một chuyến biển. Trường hợp khai thác lấy giống để nuôi:

- Đối với vùng nước cấm khai thác phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với vùng nước có bãi sinh sản, sinh sống tập chung của các loài thuỷ sản chưa trưởng thành phải được phép của Bộ thuỷ sản.

- Phát triển sản xuất giống nhân tạo.

Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Bộ thuỷ sản thống nhất quản lý việc sản xuất giống nhân tạo và bảo vệ giống tự nhiên; quy hoạch các trung tâm chọn lọc, tạo giống, xây dựng mạng lưới sản xuất giống nhấn tạo các loài thuỷ sản, tổ chức hậu cần dịch vụ, chuyển giao kỹ thuật để đảm bảo có đủ giống phát triển nuôi trồng; bổ sung và tái tạo nguồn lợi; xây dựng quỹ "gen" và giống nuôi trồng, làm phong phú thêm nguồn "gen" và giống của Việt Nam.

Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất giống nhân tạo các loài cá nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các loài thuộc giáp xác (tôm, cua), nhuyễn thể (bào ngư, trai ngọc) và các loài đặc sản có giá trị kinh tế khác.

- Nhập giống, di giống thuần hoá các loài thuỷ sản.

* Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong việc nhập giống, trao đổi giống vối nước ngoài vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản.

Việc nhập giống phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế kiểm dịch tại cửa khẩu. Cấm việc đưa các giống chưa khảo nghiệm, chưa được công nhận vào sản xuất ở các vùng nước của Việt Nam.

Bộ nông nghiệp xét duyệt và cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập giống, trao đổi giống với nước ngoài.

* Thả giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

Đối với các vùng nước tự nhiên: Sông, hồ, đầm, phá, vịnh mà nguồn lợi có liên quan đến nhiều Tỉnh, Bộ nông nghiệp phối hợp với các địa phương trong việc thả giống bổ sung tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

* Phòng chống dịch bệnh.

Bộ nông nghiệp có kế hoạch chỉ đạo trong việc phòng trừ dịch bệnh cho các đối tượng thuỷ sản, không để cho dịch bệnh lây lan. Dự phòng các loại thuốc trừ dịch bệnh cho các đối tượng thuỷ sản.

Khi phát hiện có dịch bệnh các đối tượng thuỷ sản, các đơn vị, cá nhân nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và địa phương kịp thời xử lý và báo cáo chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên.

3.5.3. Khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn:

Việc quy định cấm khai thác, dựa trên cơ sở điều tra khoa học, thực tiễn sản xuất và kịp thời điều chỉnh để phù hợp với sự biến động của điều kiện ngoại cảnh và đối tượng khai thác.

Việc quy định khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn sẽ tiến hành từng bước thích hợp trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo đảm công ăn việc làm và đời sống của cư dân.

Trong khu vực cấm khai thác có thời hạn, cấm tất cả các nghề đánh bắt trong thời gian quy định.

Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cấp tương đương có thể quy định thêm khu vực cấm có thời hạn, các khu vực cấm khai thác do địa phương quy định phải được sự nhất trí của Bộ nông nghiệp.

3.6. Những định hướng về bảo vệ và quản lý nguồn lợi Thủy sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phát triển bền vững đang là mục tiêu phát triển chiến lược của ngành thuỷ sản. Mục tiêu mà phát triển bền vững hướng đến chính là kinh tế xã hội phát triển trên cơ sở môi trường, nguồn lợi được bảo vệ.

- Về khía cạnh nguồn lợi: Trên cơ sở sinh thái học và thực tiễn sản xuất, khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Bảo vệ là một trong những nguyên tắc cơ bản của sinh thái học và là nội dung điều chỉnh mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng nguồn lợi thuỷ sản thiên nhiên. Quản lý nguồn lợi thuỷ sản không chỉ đảm bảo việc tái sản xuất của đối tượng khai thác, bảo vệ sự trong lành của môi sinh, bảo vệ các hệ sinh thái liên quan đến đời sống của sính vật mà còn bao gồm cả việc nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nước để bổ sung, tái tạo, làm giàu, phong phú nguồn lợi thuỷ sản.

- Về con người: Đó là ý thức, là các phương thức quản lý dựa vào cơ chế, chính sách pháp luật để hướng đến khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuỷ sản.

Cụ thể:

- Bảo vệ tốt môi trường, hệ sinh thái liên quan đến sinh sản, sinh trưởng và nơi tập trung của các đối tượng có giá trị kinh tế.

- Trước mắt và lâu dài, vùng ven bờ (dưới 30m nước) vẫn là nơi chiếm sản lượng chủ yếu, vì vậy vấn đề tổ chức khai thác hợp lý, điều chỉnh nghề nghiệp vùng ven bờ và các sông, hồ chứa thiên nhiên là nhiệm vụ cần được quan tâm đầy đủ và đúng mức. Đồng thời phải đẩy mạnh việc nâng cao sản lượng vùng khơi, phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Xây dựng, quản lý các khu vực cần bảo vệ, các nghề cấm, hạn chế khai thác. Tăng cường quản lý nghề cá đầu vào tức là quản lý số lượng, kích thước và ngư cụ của tàu thuyền đánh cá các loại.

- Đẩy mạnh việc quản lý theo các chỉ số nghề cá như số lượng tàu thuyền,

Một phần của tài liệu Giáo trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 67)