Nguồn lợi cá biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 60)

3.3.1. Vịnh Bắc Bộ

3.3.1.1. Nguồn lợi cá đáy

a. Thành phần loài

Theo công bố của Viện Nghiên cứu Biển (1971 - nguồn; Chuyên khảo biển Việt nam, 1994) Vịnh Bắc Bộ có 961 loài cá thuộc 457 giống, 162 họ và 28 bộ, trong đó khoảng mọt nửa là những loài cá sông tầng đáy và sống đáy. Trong một tổ hợp đa dạng cá sống đáy chỉ có khoảng trên dưới 10 loài chiếm ưu thế về sản lượng trước hết là cá Hồng, cá Phèn, cá Mối, cá Lượng, sau đến các loài cá Căng, Trác, Khé, Sạo…

b. Sự phân bố nguồn lợi

Cá đáy phân bố tương đối đều trong vùng biển, ít có hiện tượng tập trung thành đàn lớn. Nói chung cá có kích thước nhỏ thường phân bố gần bờ, nước nông, còn cá có kích thước lớn hơn phân bố xa bờ và nước sâu hơn. Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, cá đáy có khuynh hướng di cư ra xa bờ, tập trung ở lòng chảo sâu tại Trung tâm và cửa vịnh. Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam, khi nhiệt độ nước nâng cao, bắt đầu từ phần tây vịnh đến phần đông vịnh, rồi đồng đều trong toàn khối nước, cá từ đáy dịch chuyển dần vào bờ và phân tán khắp vùng nước nông để kiếm ăn và sinh sản.

c. Trữ lượng và khả năng khai thác.

Bảng 11: Trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy ở các vùng biển Việt nam (Chuyên khảo biển Việt nam, 1994)

Vùng biển Diện tích (km2) Trữ lượng (tấn) Tỷ lệ % trong tổng trữ lượng biển Việt nam Mật độ (tấn/km2) Khả năng khai thác Vịnh Bắc Bộ 89.980 78.409 7,6 0,87 31.364 Miền Trung 68.363 61.646 6,0 0,90 24.658 Đông Nam Bộ 259.604 698.307 67,9 2,69 279.323

Tây nam Bộ 77.990 190.679 18,5 2,45 76.272 Tổng cộng 495.937 1.029.041 100,00 2,07 411.617

3.3.1.2. Nguồn lợi cá nổi

a. Thành phần nguồn lợi

Cũng như cá đáy, cá nổi trong vịnh hình thành những đàn cá địa phương, kích thước không lớn, di cư trong nội bộ vịnh như các loài cá Trích, Cơm, Nục, Lầm có sản lượng cao. Ngoài ra còn có một số đàn cá nổi từ khơi Biển Đông vào vỗ béo và đẻ trứng như cá Chuồn, Bạc Má, cá Nhồng, cá Thu, cá Bè.

b. Sự phân bố nguồn lợi.

Cá Trích thường tập trung ở khu vực từ Long Châu đến quần đảo Cô tô, từ Cửa Hội đến Cửa Lò và vùng biển Quảng Bình trong làn nước 20 - 30m. Cá Nục, cá Lầm lại tập trung ở những vùng nước quanh quần đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, hòn Mê, hòn Mát. Cá Cơm gặp nhiều ở vùng biển ít bị ngọt hoá trong phạm vi độ sâu thấp hơn 30m như Cô Tô, Long Châu, nam Thanh Hoá và Quảng Bình. Trong những loài cá biển khơi xâm nhập vịnh, một số lài lại di chuyển vào gần các cửa sông để sinh sản và kiếm ăn.

c. Trữ lượng và khả năng khai thác

Bảng 12: Trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi các vùng biển Việt nam (Chuyên khảo Biển Việt nam, 1994)

Vùng biển Trữ lượng (tấn) Khả năng khai thác

(tấn) Tỷ lệ (%) Vịnh Bắc Bộ 390.000 156.000 22,5 Miền Trung 500.000 200.000 28,9 Đông Nam Bộ 524.000 210.000 30,3 Tây Nam Bộ 316.000 126.000 18,3 Tổng cộng 1.730.000 692.000 100,00

3.3.2. Nguồn lợi cá biển Trung Bộ

3.3.2.1. Nguồn lợi cá đáy

Các bãi cá đáy của biển Miền Trung trong khai thác thường gặp khoảng trên 50 loài, trong đó mười loài cho sản lượng cao như cá Hanh (20%), cá Hồ (10,5%), cá Trác (7%) sau là cá Hồng, cá Mối, cá Song, cá Chim Ấn Độ, cá Lượng…

b. Sự phân bố của cá

Vùng biển Trung Bộ, do đặc điểm biển dốc và sâu, mỗi loài cá đáy phân bố ở một độ sâu nhất định. Ví dụ như cá Hồng chủ yếu tập trung ở độ sâu 40 - 130m tại trước cửa vịnh hay tây nam vịnh Bắc Bộ. Cá Hanh, cá Lượng phân bố rộng trong phạm vi từ 60 - 250m. Cá Mối phân bố gần bờ, trong phạm vi độ sâu 50 - 80m.

c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 11).

3.3.2.2. Nguồn lợi cá nổi

a. Thành phần loài

Ngược với cá đáy, nguồn lợi cá nổi ở vùng này rất dồi dào. Thành phần các đàn cá nổi bao gồm các đại diện quan trọng nhất của các họ cá thềm lục địa như cá Trích, cá Mòi, cá Lầm, cá Bẹ, cá Cơm, cá Nục… và các loài cá có nguồn gốc đại dương như cá Chuồn, Thu, Ngừ, Bạc Má, Sòng, Nhám…

b. Sự phân bố

Nhóm cá nổi nhỏ như cá Trích, cá Mòi, cá Cơm… phân bố ở vùng ven bờ, phân bố tập trung nhiều ở hai khu vực: Thừa Thiên Huế tới Quảng Nam - Đà Nẵng và khu vực Khánh Hoà đến Ninh Thuận - Bình Thuận.

Nhóm cá nổi đại dương như cá Chuồn, cá Sòng, cá Bạc Má, cá Thu, cá Ngừ thường phân bố ở độ sâu trên 200m. Hàng năm chúng chỉ vào gần bờ để sinh sản trong khoảng tháng 4 đến tháng 8.

c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 12)

3.3.3. Nguồn lợi cá biển Đông Nam Bộ

3.3.3.1. Nguồn lợi cá đáy

a. Thành phần loài

Theo Vũ Trung Tạng (1997) vùng biển Đông Nam Bộ có đến 60 - 70% loài cá sông đáy và gần đáy. Chúng cung cấp đến 57% tổng sản lượng cá được phép khai thác trong toàn vùng. Trong mỗi mẻ lưới thường bắt gặp khoảng trên 40 loài cá khác nhau. Trong số các loài thường đánh được, các loài sau đây có tỷ lệ sản

lượng cao gồm cá Đù Bạc, cá Hồng, cá Mối, cá Trác, cá Lượng, cá Đuối, cá Chim Ấn Độ.

b. Sự phân bố nguồn lợi

Cá đáy ở vùng biển Đông Nam Bộ phân bố tản mạn, ít hình thành những đàn lớn. Cá Hồng phân bố ở độ sâu từ 10 - 130m, chất đáy cát tập trung nhiều ở phía đông nam và nam bờ biển Đông Nam Bộ và mật độ cao nhất ở khu vực biển phía đông nam Côn Đảo nơi có độ sâu trung bình 50 - 60m. Cá Mối phân bố khắp ở độ sâu từ 20 - 175m ở vùng đông nam xa khỏi bờ biển đồng bằng sông Cửu Long. Cá Sơn dạo phân bố chủ yếu ở vùng khơi Vũng Tàu với độ sâu 40 - 50m. Những loài cá khác không hình thành các khu vực phân bố rõ ràng mà thường sống hỗn hợp với nhau và cho năng suất không cao.

c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 11)

3.3.3.2. Nguồn lợi cá nổi

a. Thành phần loài

Nguồn lợi cá nổi vùng Biển Đông Nam Bộ không phong phú như biển Trung Bộ nhưng lại tập trung và phân bố những vùng nước nông không xa bờ. Xuất hiện trong sản lượng đánh bắt các loài cá nhỏ sống gần bờ như cá Lầm, cá Trích, cá Cơm, cá Nục… cũng như các loài cá có kích thước lớn: Cá Thu, cá Ngừ, cá Sòng, Kiếm… sống ở vùng khơi.

b. Sự phân bố

Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc, cá phân bố nhiều trong các làn nước dưới 40m ở vùng biển Vũng Tàu đến Phan Thiết, quanh Côn Đảo và Phú Quý. Vào mùa gió Tây Nam vùng tây nam và đông nam Côn Đảo xuất hiện các đàn cá có mật độ cao như cá Sòng, cá Nục, cá Trích… Mùa cá chính tháng 5 đến tháng 10.

c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 12)

3.3.4. Nguồn lợi cá biển Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan)

3.3.4.1. Nguồn lợi cá đáy

a. Thành phần

Trong sản lượng khai thác, cá Hồng thường chiếm sản lượng cao (15%), sau đó là cá Sơn dạo (6%), cá Mối (5,8%), cá Hanh (4%), các loài cá khác (cá Kẽm, cá

Hố, cá Lượng, cá Mú, cá Đuối…) có sản lượng thấp hơn nhưng không dưới 1% (Vũ Trung Tạng, 1997).

b. Phân bố

Cá Hồng phân bố khá rộng nhưng vùng có mật độ cao nằm ở thềm lục địa tây nam bờ Campuchia và tây nam đảo Phú Quốc. Cá Sơn dạo lại gặp nhiều ở vùng phía tây nam của vịnh. Những loài cá khác ít hình thành các bãi tập trung.

c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 11).

3.3.4.2. Nguồn lợi cá nổi

Tương tự vùng biển Trung Bộ, nguồn lợi cá nổi của vịnh có phần ưu thế hơn so với cá đáy. Trong thành phần cá nổi, nhóm cá sống ven bờ, ít di cư xa đặc biệt phong phú, nhất là tại vùng nước lân cận đảo Phú Quốc. Trong những khu vực còn lại và nơi sâu hơn 30m, mật độ các nhóm cá này giảm đi rõ rệt. Những cá nổi có kích thước lớn thường sống xa bờ. Cá nổi có tầm quan trọng và cho sản lượng cao là cá Bạc Má, cá Cơm, cá Trích, cá Nục, cá Khế, cá Thu, cá Ngừ…

Cá Cơm gồm nhiều loài sống thành đàn nhiều ở vùng quanh Phú Quốc. Cá Bạc Má có hai loài thường thay thế nhau là cá Bạc Má thường (Rastrelliger kanagurta) thường xuất hiện trong mùa gió Tây Nam còn trong mùa Đông Bức loài này không thấy xuất hiện mà lại có loài Bạc Má Ba Thú (R.brachysoma).

Nhìn chung, mùa khai thác cá nổi trong vịnh chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 10 đến tháng 12. Riêng ở vùng biển phía tây Cà Mau mùa cá chính kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6. Trong năm, thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc là mùa vụ khai thác cá nổi trong vịnh có nhiều thuận lợi và cũng trong thời gian này cá Trích, cá Mòi, cá Cơm là những đối tượng rất phong phú.

Trữ lượng và khả năng khai thác xem trong bảng 47.

Tóm lại: Theo chuyên khảo Biển Việt nam (1994), với diện tích khoảng

495.937km2, trữ lượng cá đáy ở biển Việt nam (chưa tính đến khu vực biển sâu) là 1.029.041 tấn, mật độ trung bình 2,07 tấn/km2.

Vùng biển Đông Nam bộ có diện tích khai thác lớn nhất và trữ lượng cá đáy cao nhất chiếm tới 67,90% tổng trữ lượng.

Bảng 13: Trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt nam (Chuyên khảo Biển Việt nam, 1994)

Vùng biển Loài cá

Trữ lượng Khả năng khai thác

Tỷ lệ (%) Tấn Tỷ lệ (%) Tấn Tỷ lệ (%) Vịnh Bắc bộ (nửa phía Tây) Cá nổi Cá đáy Tổng 39.00 48.409 438.409 83,3 16,7 100,0 156.000 31.364 187,364 83,0 17,0 100,0 16,9 Miền Trung Cá nổi Cá đáy Tổng 500.000 61.646 561.646 89,0 11,0 100,0 200.000 24.658 224.658 89,0 11,0 100,0 20,3 Đông Nam bộ Cá nổi Cá đáy Tổng 524.000 698.307 1.222.307 42,9 57,1 100,0 209.600 279.323 488.923 42,9 57,1 100,0 44,1 Tây Nam bộ Cá nổi Cá đáy Tổng 316.000 190.679 506.679 62,0 38,0 100,0 126.000 76.272 202.272 62,0 38,0 100,0 18,3 Gò nổi Cá nổi 10.000 100,0 4.000 100,0 0,4 Tổng cộng Cá nổi Cá đáy Toàn bộ 1.740.000 1.029.041 2.769.041 63,0 37,0 100,0 695.00 411.617 1.107.217 62,8 37,2 100,0 100,0 Trữ lượng cá đáy ở vùng biển Tây Nam bộ và nhất là vịnh Bắc Bộ bị giảm sút rõ rệt, năng suất khai thác trong những năm gần đây giảm đối với các loại tàu có sức kéo khác nhau. Có nhiều nguyên nhân, song có lẽ do việc khai thác chưa hợp lý trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới trữ lượng ở hai vùng này.

Trữ lượng cá nổi biển Việt nam được xác định (chưa tính vùng biển sâu và các gò nổi ngoài khơi) là 1.730.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác tối đa 692.000 tấn. Khả năng khai thác cá nổi lớn nhất là vùng biển Đông Nam Bộ và Miền Trung.

Từ bảng 48 cho thấy trữ lượng cá biển Việt nam ước tính khoảng 2.770.000 tấn, khả năng khai thác 1.108.000 tấn. Vùng biển đông nam bộ là vùng biển có có trữ lượng và khả năng khai thác lớn nhất, chiếm tới 44,1% toàn quốc, sau đó là Tây Nam bộ (18,3%), khu vực miền Trung (20,3%) vịnh bắc bộ (16,9%) và thấp nhất là vùng gò nổi (0,4%).

Tuy nhiên theo Vũ Trung Tạng (1997), những kết quả trên chỉ đề cập đến phần nguồn lợi cá chủ yếu ở những vùng nước nông, gần bờ. Trong tương lai nghề cá chắc chắn phải vươn khơi ra các vùng nước sâu xa bờ. Theo ước tính của FAO cho vùng nước Đông Nam á đã chỉ rằng, cá đáy ở phạm vi độ saua từ 0 đến 500m kề lục địa với diện tích khai thác khoảng 1.300.000km2 có thể đạt đến 4.035.000 tấn, còn sản lượng khai thác hữu hiệu là 2.020.000 tấn. Vùng khai thác cá nổi có diện tích lớn hơn khoảng 1.660.000 km2 với mật độ trung bình 3,1 tấn/km2, trữ lượng tối đa được tính là 5.160.000 tấn. Do đó hàng năm sản lượng khai thác hữu hiệu có thể đạt khoảng 2.065.000 tấn.

Chính vì việc khai thác từ trước đến nay tập trung cao ở vùng nước nông, ven bờ, nơi chỉ chiếm khoảng 17% diện tích khai thác hữu hiệu, cho nên không chỉ không làm tăng sản lượng mà còn là nguy cơ gây ra sự suy giảm trữ lượng và đa dạng sinh học của biển. Hơn thế nữa, ngư cụ lạc hậu, độ chọn lọc kém, chất nổ còn dùng trong đánh cá còn phổ biến trên mọi vùng biển chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu là những nguy cơ huỷ hoại nguồn lợi. Trong khi phần lớn vùng biển, từ độ sâu 30 - 50m, đến 100m là nơi tập trung của nhiều đàn cá có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao mà nghề cá nước ta chưa vươn tới.

Theo quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010, khả năng khai thác cho phép của các vùng:

- Vịnh Bắc Bộ: 272.500 tấn, chiếm tỷ lệ : 16,3% - Miền Trung: 242.600 tấn, chiếm tỷ lệ : 14,5% - Đông Nam bộ: 830.400 tấn, chiếm tỷ lệ 49,7%. - Tây Nam bọ: 202.300 tấn, chiếm tỷ lệ 12,1%

- Cá nổi đại dương toàn vùng biển: 120.000 tấn, chiếm tỷ lệ: 7,2%.

3.4. Những hoạt động kinh tế của con người ảnh hưởng đến nguồn lợi Thủy sản 3.4.1. Khai thác quá mức và không hợp lý 3.4.1. Khai thác quá mức và không hợp lý

Việc khai thác quá mức các nguồn lợi hải sản gây sự mất cân bằng sinh thái trong hệ rạn san hô đã được đề cập tới trong phần trên, nhiều loại đặc sản trên rạn san hô ở các vùng ven bờ đã có nguy cơ bị tuyệt giống. Đây là một tổn thất về khoa học và kinh tế kể cả trước mắt và lâu dài. Song nguy hiểm nhất vẫn là các hình thức khai thác mang tính huỷ diệt. Ở hầu hết các vùng biển ven bờ (chỉ trừ Tây Nam Bộ), đánh cá bằng thuốc nổ vẫn còn phổ biến, gây nên sự tàn phá rất lớn tới cấu trúc và sinh thái rạn san hô. Việc sử dụng độc tố tương đối phổ biến ở Cô Tô và Bạch Long Vĩ, Côn Đảo… gây ô nhiễm môi trường đáy, huỷ diệt quần xã, gây tác động cực kỳ nguy hiểm và lâu dài. Nguồn lợi Bào Ngư bị giảm sút ở Cô Tô và Bạch Long Vĩ, có liên quan tới việc khai thác cá bằng chất độc trong khoảng 5 năm qua.

Do bị khai thác quá mức và bằng các công cụ huỷ diệt đã khiến cho cá rạn thưa thớt không đủ số liệu để duy trì cân bằng cho quần xã rạn san ho. Hậu quả sinh thái sẽ xảy ra. Việc khai thác san hô cảnh phổ biến ở vùng Nam Trung bộ và vùng Quảng Ninh - Hải Phòng cũng gây tác hại đến quần xã rạn san hô và môi trường sống trên rạn gây bất lợi về tính cân bằng sinh thái. Việc khai thác vật liệu san hô cho xây dựng sẽ làm phá vỡ cân bằng động lực bờ và tình trạng xói lở bờ biển xảy ra cũng như làm mất ổ sinh thái của một số nguồn lợi sinh vật đáy như hải sâm và thân mềm ở các bãi triều san hô chết, đồng thời tăng cường lắng đọng trầm tích trên rạn gây hại cho san hô.

3.4.2. Hoạt động du lịch không hợp lý:

Du lịch biển tuy chỉ mới bắt đầu ở Việt nam nhưng đã gây tác động xấu đến rạn san hô. Điều này nguy hiểm là hiểu biết về du lịch sinh thái của các cơ sở làm du lịch còn rất thấp. Tại Hòn Mun (Nha Trang) nơi được đề xuất làm công viên biển khai thác rạn cho du lịch lặn đang nhộn nhịp. Việc thả neo liên tục trên rạn của một số dung lượng lớn tàu thuyền đã tiêu diệt rạn san hô trong thời gian ngắn. Rác thải cũng trở thành vấn đề trên các rạn san hô quanh đảo. Với đà phát triển du lịch

biển như hiện nay, rạn san hô và các vùng khác cũng chịu chung cảnh ngộ trong thời gian không xa.

3.4.3. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động trên bờ

Các hoạt động trên bờ như chặt phá cây trên các đảo san hô, khai hoang nông

Một phần của tài liệu Giáo trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)