Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc

Một phần của tài liệu Giáo trình trình tổ chức hoạt động thư viện thiếu nhi và thư viện trường phổ thông (Trang 73 - 74)

Nghiên cứu nhu cầu đọc là một bộ phận cấu thành hữu cơ của hoạt động

thư viện. Mục đích của nghiên cứu nhu cầu bạn đọc là làm cho việc phục vụthư

viện có cơ sở khoa học và hiệu quảhơn.

Hứng thú đọc là thái độ lựa chọn tích cực của người đọc khi đọc những tài liệu hấp dẫn về mặt cảm xúc hoặc có giá trịđối với chủ thể ở một khía cạnh nào

đó. Thực tế, hứng thú đọc là sự ham thích đọc tài liệu về một môn loại nào đó,

thể loại nào đó. Hứng thú đọc ảnh hưởng tới việc lựa chọn, cảm thụvà đánh giá

tác phẩm. Hứng thú đọc là động cơ thúc đẩy việc đọc.

Nhu cầu đọc là thái độ nhận thức hoặc cảm thụ của người đọc đối với việc

đọc như đối với hoạt động cần thiết của cuộc sống mà nhờ đó, các nhu cầu giao tiếp, nhận thức, thẩm mĩ được thỏa mãn.

4.1. Đặc điểm ca nhu cầu đọc

- Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc đọc tài liệu. Việc thực hiện đọc tài liệu như hoạt động sống của con người. Đây là loại nhu cầu tinh thần của con người, có liên quan đến nhu cầu nhận thức.

- Nhu cầu đọc và hoạt động thư viện có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại với nhau. Nhu cầu đọc vừa là động cơ vừa là mục đích của hoạt động thông tin –thư viện. Nhu cầu đọc thúc đẩy mọi hoạt động của thư viện, làm cho các hoạt động của thư viện phải hoàn thiện, phát triển hơn.

- Động cơ của hoạt động thư viện là sự gặp nhau giữa nhu cầu đọc và tài liệu. Nhu cầu đọc thúc đẩy hoạt động thư viện, cán bộthư viện phải dựa vào các

74

hợp lý, tổ chức bộ máy tra cứu, các dịch vụ sao cho sát hợp để phục vụ nhu cầu

đọc.

- Những yếu tốảnh hưởng tới nhu cầu đọc: Điều kiện xã hội; trình độ văn

hóa; nghề nghiệp; lứa tuổi; nhân cách.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu đọc

- Nghiên cứu trực tiếp: trao đổi ý kiến với người đọc, phỏng vấn, quan sát khoa học. Phương pháp này có ưu điểm:

+ Tạo ra cho người nghiên cứu điều kiện tự nắm được, quan sát được những hiện tượng, số liệu vềngười đọc. Vì vậy số liệu đáng tin cậy hơn.

+ Giúp người nghiên cứu bổsung, điều chỉnh nội dung nghiên cứu.

- Nghiên cứu gián tiếp: phân tích tài liệu thống kê thư viện, phân tích thẻ

bạn đọc, phân tích các tài liệu tra cứu, trưng cầu ý kiến (bằng phiếu hỏi).

Một phần của tài liệu Giáo trình trình tổ chức hoạt động thư viện thiếu nhi và thư viện trường phổ thông (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)