Bước 5: Theo dõi, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch trường học an toàn và cập nhật Kế hoạch trường học an toàn

Một phần của tài liệu Khung trường học an toàn phòng, chống thiên tai và hướng dẫn thực hiện, đánh giá (Trang 40 - 43)

trường học an toàn

1. Kết quả cần đạt được:

- Các hoạt động trong Kế hoạch THAT được theo dõi, giám sát và đánh giá để bảo đảm mục tiêu của Kế hoạch THAT và phù hợp với tình hình thực tế.

- Kế hoạch THAT được cập nhật hàng năm dựa trên kết quả thực hiện và tình hình thực tế để tiếp tục thực hiện cho những năm tiếp theo.

- Các bài học kinh nghiệm và câu chuyện thành công được đúc kết và chia sẻ cho các bên liên quan.

2. Hướng dẫn thực hiện:

- Ban chỉ đạo PCTT tổ chức các cuộc họp định kỳ để báo cáo tiến độ của việc thực hiện kế hoạch THAT. - Bảng kiểm tra THAT dựa trên ba trụ cột trong Khung THAT sẽ được Ban chỉ đạo PCTT hoặc Phòng GD&ĐT và các bên liên quan dùng để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch THAT và theo dõi sự thay đổi trong quá trình thực hiện kế hoạch THAT. Nếu như ở bước đánh giá năng lực, tình trạng DBTT, Bảng kiểm tra THAT được Ban chỉ đạo PCTT dùng để đánh giá nhanh các tiêu chí và làm dùng để hỗ trợ cho đánh giá toàn diện và xây dựng Kế hoạch THAT thì ở bước này, Bảng kiểm tra THAT được Ban chỉ đạo PCTT cùng với các bên liên quan khác dùng để đánh giá xem trường có những thay đổi nào sau khi thực hiện Kế hoạch THAT. Vì thế việc đánh giá này đòi hỏi sự tham gia, tính khách quan và chi tiết trong quá trình đánh giá. (Xem Hướng dẫn cụ thể cho hoạt động đánh giá này tại Hướng dẫn 8).

- Hoạt động theo dõi, đánh giá cần có tham gia đánh giá và thống nhất kết quả của tất cả các thành viên của Ban chỉ đạo PCTT và các bên có liên quan.

- Thời gian đánh giá và cập nhật Kế hoạch THAT tốt nhất cho các trường là khi bắt đầu năm học mới hoặc trước mùa thiên tai.

- Các bài học kinh nghiệm và câu chuyện thành công rút ra sau quá trình đánh giá nên được chia sẻ cho các bên liên quan.

- Kết quả đánh giá sẽ được dùng làm cơ sở để cập nhật Kế hoạch THAT cho năm tiếp theo, giúp cho công tác phòng, chống, giảm nhẹ RRTT và ứng phó với BĐKH hiệu quả hơn.

Lưu ý:

Hoạt động đánh giá trong bước 5 khác với hoạt động đánh giá trong bước 3.

Tại bước 3, đánh giá là quá trình thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích thông tin về các loại hình thiên tai, tình trạng DBTT và năng lực PCTT của trường học nhằm xác định mức RRTT tai của trường học và

đưa ra giải pháp PCTT phù hợp.

Tại bước 5, đánh giá là một quá trình bắt đầu từ khi Kế hoạch THAT được thực hiện và kết thúc khi một Kế hoạch THAT mới được cập nhật. Hoạt động này nhằm xác định xem trường học có thực hiện các kế

hoạch như đã đề ra hay không, kết quả đạt được ở mức độ nào và tác động của các kế hoạch đó ra sao.

Tài liệu này chỉ tập trung vào hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện dựa trên việc so sánh sự thay đổi của trường học trước và sau khi thực hiện THAT dựa vào bảng kiểm tra THAT.

Bảng tóm tắt kết quả cần đạt được khi hoàn thành các bước thực hiện THAT

Các bước thực hiện THAT Kết quả cần đạt được

Bước 1 Giới thiệu về Khung THAT và thực hiện THAT

Buổi giới thiệu về Khung THAT và các bước thực hiện THAT.

Bước 2 Thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo PCTT

Quyết định thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo PCTT. Sơ đồ Ban chỉ đạo PCTT.

Bảng phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo PCTT.

Bước 3 Đánh giá năng lực, tình trạng DBTT của trường học và xây dựng Kế hoạch THAT

Chương trình đánh giá năng lực, tình trạng DBTT của trường học. Buổi đánh giá năng lực, tình trạng DBTT của trường học. Danh mục bộ dụng cụ khẩn cấp của trường học. Kế hoạch THAT.

Bước 4 Phổ biến và thực hiện Kế hoạch THAT

Các hoạt động phổ biến và thực hiện Kế hoạch THAT.

Bước 5 Theo dõi, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch THAT và cập nhật Kế hoạch THAT

Báo cáo theo dõi, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch THAT.

PHẦN 3: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Hướng dẫn số Tên hướng dẫn

Hướng dẫn 1

Mẫu Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai trường học Sơ đồ Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai

Bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai

Hướng dẫn 2 Bảng kiểm tra trường học an toàn

Hướng dẫn 3 Các công cụ đánh giá năng lực, tình trạng dễ bị tổn thương của trường học

Hướng dẫn 4 Chương trình đánh giá năng lực, tình trạng dễ bị tổn thương của trường học

Hướng dẫn 5 Mẫu Kế hoạch trường học an toàn phòng, chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

Hướng dẫn 6 Hướng dẫn tổ chức diễn tập tại trường học

Hướng dẫn 7 Danh mục bộ dụng cụ khẩn cấp dành cho trường học

Hướng dẫn 8 Hướng dẫn theo dõi và đánh giá hoạt động thực hiện trường học an toàn

I. Hướng dẫn 1. Mẫu quyết định thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai; Sơ đồ Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai , Bảng phân công

Một phần của tài liệu Khung trường học an toàn phòng, chống thiên tai và hướng dẫn thực hiện, đánh giá (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)