Hội chứng lở loét ở cá

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Trang 99 - 100)

a) Dấu hiệu bệnh lý của hội chứng lở loét

Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hoạt động yếu, bơi lội lờ đờ trên mặt nước. Dấu hiệu bệnh lý đầu tiên là những đốm đỏ trên đầu, thân, vây và đuơi. Sau đĩ, những vết này dần lan rộng và sâu thành những vết loét, xuất huyết. Trường hợp cá bị bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương, cơ bị hoại tử. Vùng trung tâm vết loét cĩ màu xám, xung quanh mép vết loét cĩ màu đen. Vi nấm Aphanomyces invadans nhiễm trên những vết loét, hoại tử cơ.

b) Đặc điểm hình thái vi nấm Aphanomyces invadans và mơ bệnh học:

Vi nấm Aphanomyces invadans là một trong những tác nhân cần được chú ý trong hội chứng lở loét, tác nhân này nhiễm trong tất cả trường hợp. Quan sát mẫu bệnh phẩm (vết loét) cho thấy nhiều sợi nấm và khối u ở cơ cá. Nấm Aphanomyces invadans cĩ kích thước túi sinh động bào tử tương đương với sợi nấm và động bào tử tập trung trên đầu mút. Khối u sợi nấm nhiều trên vùng cơ lở loét và sợi nấm (đen) trong khối u.

c) Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh

Một trong những yếu tố dẫn đến hội chứng lở loét lây lan nhanh là do nguồn nước, mùa nước lũ, dịng chảy và vật trung gian mang mầm bệnh. Vi nấm Aphanomyces

invadansAphanomyces sp. được xem là tác nhân quan trọng gây ra hội chứng lở loét, vì được tìm thấy trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, để vi nấm bám và tấn cơng vào mơ cơ thì da cá phải cĩ dấu hiệu bệnh lý đầu tiên như da bị trầy hoặc đốm đỏ. Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là tác nhân thứ cấp phân lập được ở vết lở loét. Nguyên nhân gây ra hội chứng lở loét phức tạp chẳng hạn do pH và nhiệt độ nước ao thấp, cá mẫm cảm và vi nấm tấn cơng. Trường hợp khác, cá bị nhiễm vi rút Rhabdo

từ đĩ cá dễ mẫn cảm với các mầm bệnh khác. Trường hợp khác do ký sinh trùng gây tổn thương trên da tạo cơ hội cho vi nấm xâm nhập.

d) Phịng bệnh

Phịng bệnh luơn là giải pháp hiệu quả cho sự thành cơng trong nuơi cá thâm canh. Hội chứng lở loét lây lan nhanh, gây bệnh trên nhiều lồi cá, kể cả cá tự nhiên và cá nuơi, nhiều tác nhân gây bệnh nên mức độ thiệt hại và trị bệnh phức tạp. Vì vậy, giải pháp phịng để tiêu diệt hoặc loại bỏ vi nấm Aphanomyces invadans hết sức quan trọng và cần được thực hiện như sau:

 Chuẩn bị ao nuơi kỹ, sên vét bùn, phơi khơ, xử lý đáy ao bằng vơi 10 kg/100m2. Loại bỏ cá tự nhiên. Đảm bảo thành phần dinh dưỡng thức ăn, nên trộn thêm Vitamin C cho cá ăn.

 Tạt vơi định kỳ với liều lượng 3 kg/100 m3.

 Định kỳ diệt mầm bệnh bằng thuốc tím, Iodine theo hướng dẫn nhà sản xuất.

e). Giải pháp trị bệnh

 Thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 30 - 60 phút, hoặc theo hướng dẫn nhà sản xuất. Diệt khuẩn bằng cách trộn kháng sinh nhạy với vi khuẩn vào thức ăn.

 Formol với liều lượng 20 ml/m3 tắm trong thời gian 30 - 60 phút và trị liên tục 3-5 ngày, lưu ý khơng được trị quá liều hoặc khơng thực hiện điều trị lúc trời quá nĩng.

 Bronopol với liều lượng được khuyến cáo của nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)