Văn hóa nhận thức

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở văn hóa việt nam (Trang 30)

3.1.1. Nhận thức về bản chất của vũ trụ

3.1.1.1. Triết lý âm dương: Quá trình hình thành, bản chất và khái niệm

Từ xa xưa, trong cuộc sống, con người luôn va chạm với các cặp đối lập: đực - cái, nóng - lạnh, cao - thấp, đất - trời, mẹ - cha,…Với người phương Tây, bằng óc tư duy triết học, họ nhanh chóng khái quát thành các phạm trù đối lập trong triết học.

Người phương Đông nông nghiệp thì không những thế, còn luôn mong cho mùa màng bội thu và gia đình đông đúc, tức là quan tâm đến sự sinh sôi nảy nở của con người và hoa màu với hai cặp đối lập là Mẹ-Cha và Đất-Trời. Ta thấy rằng có hai hình thái sinh sản quan

trọng với người phương Đông, đó là Đất Trời giao hợp thì cây cối sinh sôi, Mẹ Cha (tức Đực Cái) giao hợp thì con người sinh sôi. Đất được đồng nhất với mẹ, trời được đồng nhất với cha. Việc hợp nhất hai cặp “mẹ cha” và “đất trời” chính là sự khái quát hóa đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lí âm dương trong tư duy người phương Đông.

Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp đối lập “mẹ cha” và “đất trời”, người xưa đã dần dần suy ra vô số những cặp đối lập phổ biến khác. Đến lượt mình, những cặp này lại trở thành cơ sở để suy ra hàng loạt những cặp mới:

MẸ CHA ĐẤT TRỜI

Mềm (dẻo) Cứng (rắn) Thấp Cao

Tình cảm Lý trí/ vũ lực Lạnh Nóng

Chậm Nhanh Mùa đông Mùa hạ

Tĩnh Động Phương Bắc Phương Nam Hướng nội Hướng ngoại Đêm Ngày

29

Số chẵn Số lẻ Màu đen Màu đỏ

Vuông Tròn ……… ………..

……… …………

3.1.1.2. Hai quy luật của triết lý âm dương

a. Quy luật về bản chất các thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương,

trong âm có dương và trong dương có âm. Trong lòng đất lạnh (âm) có cái nóng (dương) nên càng xuống sâu đất càng ấm nóng; trong nắng đã tiềm ẩn cái mưa (hơi nước bốc lên), trong mưa đã tiềm ẩn cái nắng (mây tan); trong người nam có chất nữ và ngược lại; đàn ông tuy khỏe nhưng sức chịu đựng dẻo dai và tuổi thọ không bằng phụ nữ.

- Để xác định tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định đối tượng được

so sánh: cái này là âm so với cái kia nhưng lại là dương so với cái khác. Chẳng hạn: Nam so với nữ thì là dương nhưng so với hùm beo lại là âm, màu trắng so với màu đen là dương nhưng so với màu đỏ lại là âm.

- Để xác định tính chất âm dương của một vật, phải xác định cơ sở so sánh:Với các cơ sở so sánh khác nhau sẽ cho ta những kết quả khác nhau. Chẳng hạn nữ so với nam xét về giới tính thì là âm nhưng xét về tính cách có thể là dương, nước so với đất nếu xét về độ cứng thì âm, nhưng về tính động thì lại là dương.

b. Quy luật quan hệ: âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho

nhau, âm cực sinh dương, dương cực sinh âm

- Hết ngày lại đêm

- Hết mưa thì nắng

- Xứ nóng (dương) phát triển nghề trồng trọt (âm); xứ lạnh (âm) phát triển nghề chăn nuôi (dương)

- Người hiền hay nóng cục

30

Biểu tượng âm dương hình thành trong Đạo giáo vào đầu CN phản ánh đầy đủ hai quy luật về bản chất hòa quyện và quan hệ chuyển hóa của triết lý âm dương.

3.1.1.3. Triết lý âm dương và tính cách người Việt

- Nhờ thấm nhuần sâu sắc tư tưởng triết lý âm dương mà người Việt nắm rất vững hai quy luật của nó..

+ Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam có nhiều câu tục ngữ, ca dao phản ánh quy luật “trong âm có dương, trong dương có âm”: Trong rủi có may, trong họa có phúc; Mía

có đốt sâu đốt lành; Người có lúc vinh lúc nhục, nước có lúc đục lúc trong; Chim sa cá nhảy chớ mừng, nhện sa, xà đón xin đừng có lo; Kinh đô cũng có người rồ, man di cũng có sinh đồ trạng nguyên,…

+ Quy luật âm dương chuyển hóa: Sướng lắm khổ nhiều; Yêu nhau lắm cắn nhau đau;

Trèo cao ngã đau;Bĩ cực thái lai; Tham thì thâm; Chắc quá hóa lép; Hiền quá hóa ngu, Ghét của nào trời trao của ấy; Hết khôn dồn ra dại,…

- Từ tư duy cho đến cách sống đều thấy bộc lộ dấu vết của tư duy âm dương:

+ Trong khi vật tổ của các dân tộc thường là một loài động vật cụ thể (Chim ưng, phượng hoàng, chó sói, bò,…) thì vật tổ của người Việt là một cặp trừu tượng Tiên – Rồng.

+ Mọi thứ thường đi đôi theo nguyên tắc âm dương hài hòa: ông Đồng - bà Cốt, đồng Cô đồng Cậu, xin âm dương sấp ngửa, chợ âm dương, ngói âm dương, công cha như núi,

nghĩa mẹ như nước. Mọi khái niệm vay mượn đơn độc cũng thường được nhân đôi: ông Tơ

hồng ở Trung quốc, vào VN thành ông Tơ bà Nguyệt, Phật Ông - Phật Bà, chùa Ông (thờ

Quan Công) –chùa Bà (thờ Thiên Hậu)

+ Tổ quốc đối với người Việt cũng là một khối âm dương: ĐẤT NƯỚC

+ Biểu tượng âm dương của Đạo giáo được dùng phổ biến hiện nay mới được đặt ra từ đầu Công nguyên, còn người Việt vẫn giữ được một biểu tượng âm dương có truyền thống lâu đời hơn – biểu tượng vuông - tròn. Có vuông có tròn tức là có âm có dương; nói vuông tròn là nói đến sự hoàn thiện: Mẹ tròn con vuông, Ba vuông sánh với bảy tròn, đời cha vinh hiển đời con sang giàu; Lạy trời cho đặng vuông tròn, trăm năm cho trọn lòng son với chàng; Trăm

31

năm tính cuộc vuông tròn; Biểu tượng trời tròn đất vuông qua chiếc bánh chưng - bánh dày;

Trên rìa mặt trống đồng Yên Bồng (Hòa Bình) có các biểu tượng vuông tròn lồng vào nhau… Tiền đồng Việt Nam qua các thời đại cũng luôn có biểu tượng vuông tròn.

- Vì có lối tư duy mang đậm tính âm dương từ trong máu thịt và nắm vững hai quy luật của triết lý này nên người Việt có được triết lý sống quân bình. Trong cuộc sống cố đừng để mất lòng ai mà giữ sự hài hòa; ăn uống phải giữ sao cho cơ thể được âm dương quân bình, đồ ăn âm tính phải đi với gia vị âm tính; đồ tùy táng bằng gỗ (dương) thì đặt theo hướng Bắc (âm), đồ tùy táng bằng gốm (âm) được đặt ở phía Nam (dương) .

Nhờ triết lý quân bình mà người Việt có khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh (lối sống linh hoạt), dù khó mấy cũng không chán nản, luôn lạc quan. Dân tộc Việt Nam là dân tộc sống bằng tương lai (trong khi người phương Tây lại sống bằng hiện tại - lối sống thực dụng): Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời; Bài ca về mười quả trứng của người miền Trung…

3.1.2. Nhận thức về cấu trúc không gian của vũ trụ: Tam tài, Ngũ hành

3.1.2.1. Tam tài

Tam tài là một khái niệm bộ ba, “ba phép”: Thiên – Địa – Nhân. Đây là sự cụ thể hóa một quan niệm triết lý cổ xưa về cấu trúc không gian của vũ trụ dưới một mô hình 3 thành tố.

Con đường từ âm dương đến tam tài: với lối tư duy tổng hợp và biện chứng vốn có, người xưa đã sớm nhận ra các cặp tưởng chừng như riêng rẽ như trời – đất, trời –người, đất – người lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một mô hình hệ thống gồm ba thành tố. Trong tam tài Trời –Đất –Người thì Trời dương, Đất âm, Người ở giữa.

32

Trên những chiếc rìu lưỡi xéo bằng đồng thời Đông Sơn, ta thấy rõ con đường chuyển tiếp từ con số 2 – âm dương (2 cặp cá sấu – rồng đang giao chân giao tay với nhau) sang tư duy số 3 –tam tài (3 con hươu, 3 người). Trên trống đồng Đông Sơn: Chim – Hươu – Người

từ ngoài vào trong. Ngoài ra ta còn có các bộ ba khác như: Trời – Đất – Nước; Cha – Mẹ –

Con; Con người – Không gian –Thời gian; Sơn Tinh –Thủy Tinh – Mỵ Nương; Vợ – Chồng –

Em chết đi thành Trầu – Cau – Vôi; Vợ – Chồng cũ – Chồng mới chết đi thành ba ông đầu rau ứng với Thần đất – Thần bếp –Thần chợ búa,...

3.1.2.2. Ngũ hành

Đối với dân tộcnào trên thế giới thì đất –nước – lửa cũng là ba yếu tố quan trọng, bởi ai cũng phải đi trên đất, uống nước và dùng lửa để nấu chín thức ăn và sưởi ấm. Do đó 3 yếu tố này xuất hiện trong quan niệm về sự cấu thành vũ trụ của mọi dân tộc. Phương Tây: đất –

nước –lửa – không khí (Empedocle, Aristote), Ấn Độ: đất –nước –lửa – gió; Tây Tạng: đất

–nước –lửa – gió – phân; Hán: trời –đất –lửa –nước – núi –đồng –sấm – gió.

Đối với cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, ngoài 3 yếu tố trên thì họ quan tâm đến cái

cây mà họ cấy trồng và chất lượng của đất: nếu đất tơi xốp thì cây tốt, nếu đất có lẫn đá hoặc

kim loại thì cây cằn cỗi. Về sau, đá và kim loại còn là công cụ để chế tạo ra công cụ lao động.

Cây và kim loại đều có quan hệ mật thiết tới đất.

Kết hợp hai bộ tam tài đất – nước – lửa cây – đất – kim loại trong đó đấtlà yếu tố chung, ta được bộ năm với số mối quan hệ đa dạng và phong phú hơn hẳn, trong đó lửa –

nướclà hai cặp âm dương rõ rệt nhất, tiếp đến là cặp cây –kim loạiđấtở giữa điều hòa.

Dần dần, các dân tộc đều nhận ra rằng đất, nước, lửa và những yếu tố khác đều là sản phẩm chứ không phải là nguyên liệu để cấu tạo nên vũ trụ. Do đó, thay vì ý nghĩa vật chất ban đầu, ý nghĩa các thành tố được trừu tượng hóa dần. Chẳng hạn, hỏa không chỉ là lửa như ban đầu mà còn bao hàm cả các đặc tính của lửa như màu đỏ, tính nóng. Kết quả là thu được ngũ hành với các thành tố mang nghĩa trừu tượng kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

33

Giữa các hành có quan hệ tương sinh (hành này hỗ trợ, giúp đỡ cho hành kia phát triển).

- Thủy sinh Mộc(nước giúp cây tươi tốt)

- Mộc sinh Hỏa (gỗ làm nhiên liệu cho lửa

cháy)

- Hỏa sinh Thổ(tro bụi do lửa đốt làm cho đất

màu mỡ)

- Thổ sinh Kim (trong lòng đất sinh ra kim

loại)

- Kim sinh Thủy (kim loại nóng chảy trở về thể

lỏng)

Ngoài ra, giữa các hành còn có quan hệ tương khắc (hành này gây cản trở, hạn chế

hành kia):

- Thủy khắc Hỏa (nước dập tắt lửa)

- Hỏa khắc Kim (lửa làm nóng chảy kim

loại)

- Kim khắc Mộc (dao chặt cây)

- Mộc khắc Thổ (cây hút chất màu mỡ

của đất)

Ngũ hành tương sinh

34

- Thổ khắc Thủy(đất đắp đê ngăn nước).

Ứng dụng của Ngũ hành rất rộng, bởi các Hành trong Ngũ hành là những khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng, đa nghĩa.

STT Lĩnh vực THỦY HỎA MỘC KIM THỔ

1 Số Hà đồ 1 2 3 4 5

2 Hành được sinh Mộc Thổ Hỏa Thủy Kim

3 Hành bị khắc Hỏa Kim Thổ Mộc Thủy

4 Vật chất Nước Lửa Cây Kim loại Đất

5 Phương hướng Bắc Nam Đông Tây Trung ương

6 Mùa Đông Hạ Xuân Thu Khoảng giữa

các mùa

7 Mùi vị Mặn Đắng Chua Cay Ngọt

8 Thế đất Ngoằn

ngoèo

Nhọn Dài Tròn Vuông

9 Màu biểu Đen Đỏ Xanh Trắng Vàng

10 Vật biểu Rùa Chim Rồng Hổ Người

3.1.3. Nhận thức về cấu trúc thời gian của vũ trụ: Lịch âm dương và hệ can chi

3.1.3.1. Lịch âm dương

Nghề nông rất cần biết đến những biến động thời tiết, khí hậu, vòng quay bốn mùa cho nên mọi nền lịch pháp đều là sản phẩm của các vùng văn hóa nông nghiệp. Có 3 loại lịch cơ bản: lịch thuần âm, lịchthuần dương và lịch âm dương.

Lịch thuần dương phát sinh từ vùng văn hóa Ai Cập vào khoảng 3000 năm TCN dựa

35

Lịch thuần âm phát sinh từ vùng văn hóa Lưỡng Hà dựa trên sự tuần hoàn của mặt

trăng. Mỗi chu kỳ mặt trăng (tháng) dài 29,53 ngày.

Hiện nay, lịch thuần dương được phổ biến trên khắp thế giới, còn lịch thuần âm chỉ còn được dùng ở 1 số quốc gia Hồi giáo.

Lịch của cư dân Nam – Á mà ta thường gọi là lịch âm thực chất là lịch âm dương. Đây là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp, kết hợp cả chu kỳ mặt trăng lẫn mặt trời.

Việc xây dựng lịch này gồm 3 giai đoạn:

- Xác định các ngày trong tháng theo mặt trăng bằng cách xác định 2 ngày sóc – vọng

(mồng một – ngày rằm). Căn cứ vào thời điểm xuất hiện của trăng, hình dáng của trăng mà dân gian đã xác định được kinh nghiệm xem trăng mà xác định chính xác từng ngày.

- Định các tháng trong năm theo mặt trờibằng xác định các ngày tiết, trước hết là đông

chí và hạ chí (ngày lạnh nhất và nóng nhất), rồi xuân phân và thu phân (giữa xuân và giữa thu) được tứ thời, rồi thêm 4 ngày khởi đầu cho 4 mùa (lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông) thành

bát tiết. Rồi cứ thế phân nhỏ ra nữa, được tổng cộng 24 tiết, mỗi tháng có 2 ngày tiết. Nhân

dân ta định kỳ cúng bái vào các dịp này, dần dần kết hợp với lịch lao động tạo thành những ngày Tết (Tiết => Tết).

- Điều chỉnh lịch theo mặt trăng và mặt trời phù hợp với nhau bằng cách đặt thêm một

tháng nhuận sau mỗi khoảng gần 3 năm (mỗi năm theo mặt trời dài hơn 12 tháng theo mặt trăng là 11 ngày).

3.1.3.2. Hệ đếm Can Chi

Để định thứ tự và gọi tên các đơn vị thời gian, người xưa dùng một hệ đếm gọi là Can Chi, gồm hai hệ nhỏ là hệ Can và hệ Chi.

Hệ Can gồm 10 yếu tố (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) xây dựng trên cơ sở 5 hành phối hợp với âm dương (5x2) mà thành. Vì vậy hệ này gọi là hệ thập Can hoặc hệ thiên Can ( 5 là số lẻ, số dương).

36

Hệ Chi có 12 yếu tố (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Mỗi tên Chi ứng với 1 con vật, toàn là những con vật sống trên mặt đất, gần gũi với cuộc sống của người nông dân.

Hệ Can và hệ Chi có thể được dùng độc lập như những hệ đếm 10 và 12. Hệ Chi phổ biến hơn, dùng để chi 12 giờ trong một ngày và 12 tháng trong một năm.

- Giờ Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh

Tháng Tý: tháng mười một, lúc giữa đông, khi dương khí bắt đầu sinh ra1

. - Giờ Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày.

Tháng Sửu: tháng mười hai, tháng Chạp.

- Giờ Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất. Tháng Dần: tháng giêng

- Giờ Mão (5-7 giờ): Việt Nam gọi mèo, nhưng Trung Quốc gọi là thỏ, lúc trăng (thỏ ngọc) vẫn còn chiếu sáng.

Tháng Mão: tháng hai

- Giờ Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).

Tháng Thìn: tháng ba

- Giờ Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người. Tháng Tỵ: tháng tư

- Giờ Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao. Tháng Ngọ: tháng năm

- Giờ Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.

Tháng Mùi: tháng sáu

- Giờ Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.

37

Tháng Thân: tháng bảy

- Giờ Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu lên chuồng. Tháng dậu: tháng tám

- Giờ Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà Tháng tuất: tháng chín

- Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất. Tháng hợi: tháng mười.

Phối hợp các Can Chi với nhau, ta được hệ đếm gồm 60 đơn vị với các tên gọi như Giáp Tí, Ất Sửu…, Quý Hợi gọi là Hệ Can Chi hay Lục giáp. Đây là một hệ đếm 60 đặc biệt, được tạo ra trên cơ sở triết lý âm dương theo nguyên tắc chỉ ghép các can chi “đồng tính”:

dương với dương và âm với âm, bởi lẽ bản thân hệ Can đã là hệ dương, hệ Chi là hệ Âm, nên

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở văn hóa việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)