Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở văn hóa việt nam (Trang 95)

3.5.1. Giao lưu với Ấn Độ: Văn hóa Chăm

Những người truyền giáo và nhà buôn Ấn Độ đầu tiên đặt chân ở nước ta từ đầu công nguyên. Dấu vết cổ còn tìm thấy ở Óc Eo (An Giang, ở ven biển miền Trung, ở Luy Lâu (Bắc

Ninh). Khi người Chăm lập ra Vương quốc Champa, thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc.Họ tiếp nhận người Ấn Độđến truyền giáo, theo đó tiếp thu nhiều giá trị văn hóa

khác. Văn hóa Ấn Độ thấm sâu vào văn hóa Chăm từ thế kỉ 7 đến hết thế kỉ 15 khi Champa chấm dứt sự tồn tại độc lập.

Bà la môn giáo (Bramanism) thờ đấng tối cao tên là Brahma ( có nghĩa là đại hồn )

được miêu tả trong bộ kinh Veda ( chuyển thể thành Vệ Đà của kinh Phật). Brahma gồm có 3 ngôi: Brahma (sáng tạo), Visnu (bảo vệ) và Siva (hủy diệt). Khi đạo Phật phát sinh ở Ấn Độ, Bà la môn giáo tự cải cách thành Ấn Độ giáo (Hinduism).

Thực ra văn hóa Chăm còn chịu ảnh hưởng của khu vực kế cận và văn hóa gốc miền Trung (văn hóa Sa Huỳnh).

Địa hình, khí hậu, lối sống khắc nghiệt ở miền Trung tạo ra tính cách Chăm dương tính (cứng rắn, thượng võ, hiếu chiến).

Thành tựu văn hóa Chăm còn lại ngày nay gồm 1 số lãnh vực: kiến trúc, điêu khắc và

tôn giáo, trong đó tôn giáo là linh hồn của nền văn hóa ấy.

Ngày nay những tháp Chàm còn đó sừng sững trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách bốn phương.

Tháp Chàm (Chăm) nổi tiếng về kĩ thuật xây dựng độc đáo giữa đất núi và đá. Nội dung của tháp là: trong lòng làm lăng mộ vua, trên nóc thờ thần linh tối cao Bà la môn. Vị

thần linh được thờ nhiều nhất là thần Si Va, do nhu cầu đồng hóa với sinh thực khí nam

(dương tính trong tín ngưỡng phồn thực)

Cùng với Bà la môn, đi vào văn hóa Chăm còn có đạo Hồi (Islam). Hồi giáo có giáo lực khắt khe nhưng đã được người Chăm cải biên nhiều. Hồi giáo gốc coi trọng nam giới, thì Hồi

94

Còn phải kể đến âm nhạc Chăm tuy còn sâu đậm ấn tượng Ấn Độ (buồn bã, sâu thẳm)

nhưng cũng pha trộn giai điệu trữ tình phóng khoáng phương Nam.

3.5.2. Phật giáo và văn hóa Việt Nam

3.5.2.1. Sự hình thành và nội dung cơ bản của Phật giáo

a. Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VI trCN; người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất-đạt-đa), họ là Gotama (Cổ-đàm). Ông sinh năm 624 trCN, vào lúc ở Ấn Độ đạo Bàlamôn (Brahmanism) đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình của thái tử với nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một tôn giáo mới.

b. Thực chất của đạo Phật là một HỌC THUYẾT về nỗi khổ và sự giải thoát. Đức Phật từng nói: "Ta chỉ dạy một điều: Khổ và khổ diệt". Cất lõi của học thuyết này là Tứ diệu đế

(Bốn chân lí kì diệu) hay Tứ thánh đế (Bốn chân lí thánh), đó là:

1- Khổ đế là chân lí về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Đó là trạng thái buồn phiền

phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thỏa mãn.

2- Nhân đế, hay Tập đế là chân lí về nguyên nhân của nỗi khổ. Đó là do ái dục (ham

muốn) và vô minh (kém sáng suất). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là Nghiệp (karma); hành động xấu khiến con người phải nhận hậu quả của nó (nghiệp báo), thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được.

3- Diệt đế là chân lí về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân

gây ra khổ bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn (nirvana, nghĩa đen là “không ham

muốn, dập tắt”). Đó là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát.

4- Đạo đếlà chân lí chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác

ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ).

Ba môn học này được cụ thể hóa trong khái niệm bát chính đạo (tám nẻo đường chân chính). Đó là: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng (thuộc lĩnh vực rèn luyện đạo đức – GIỚI); chánh niệm, chánh định (thuộc lĩnh vực rèn luyện tư tưởng –ĐỊNH): chính kiến chánh

95

Toàn bộ giáo lí của Phật giáo được xếp thành ba tạng (tạng = chứa đựng): Kinh tạng

chứa các bài thuyết pháp của Phật và một số đệ tử; Luật tạng chứa các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức sinh hoạt của chúng tăng; Luận tạng chứa những lời bàn luận. Phật giáo coi trọng Phật-pháp-tăng, gọi là tam bảo: Đức Phật sáng lập ra Phật giáo; pháp- (giáo lí) là cốt tủy của đạo Phật; tăng chúng (người xuất gia tu hành) truyền bá Phật pháp trong thế gian. Ở trên đã nói đến Phật và Pháp, dưới đây sẽ nói đến Tăng.

c.Sau khi đức Phật tạ thế, do sự bất đồng ý kiến trong việc giải thích kinh Phật, các đệ tử của Người chia làm hai phái: Phái các vị trướng lão, gọi là THƯỢNG TỌA (Théravada) theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nghiêm giáo luật; Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình, chỉ thờ Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La hán.

Số tăng chúng còn lại không chịu nghe theo, họ lập ra phái ĐẠI CHÚNG (Mahasanghika), chủ trương không cố chấp theo kinh điển, khoan dung đại lượng trong thiết hiện giáo luật, thu nạp tất cả những ai muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều người, thờ nhiều Phật, và tu qua các bậc La- hán, Bồ-tát đến Phật. Tại các lần đại hội thứ 3-4, phái Đại Chúng soạn ra kinh sách riêng, tự xưng là ĐẠI THỪA (Mahayana), nghĩa là "cỗ xe lớn" (chở được nhiều người) và gọi phái Thượng Tọa là TIỂU THỪA (Hinayana), nghĩa là "cỗ xe nhỏ" (chở được ít người).

Phái Đại thừa phát triển lên phía bắc, nên được gọi là BẮC TÔNG, phổ biến sang Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên,... Phái tiểu thừa phát triển xuống phía nam, nên được gọi là NAM TÔNG, từ trung tâm là đảo Sri-Lanca (= Tích Lan) phát triển sang các nước Đông Nam

Á.

3.5.2.2. Quá trình thâm nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam

a. Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên. Cũng do Phật giáo đã được truyền trực tiếp từ ấn Độ vào Việt Nam ngay từ đầu công nguyên nên từ Buddha tiếng Phạn đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt thành Bụt. Phật giáo Giao châu lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông.

96

b. Từ Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam: Thiền tông,

Tịnh độ tông và Mật tông.

c. Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lí-Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh. Rất nhiều chùa tháp có quy mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời gian này như chùa Phật Tích, chùa Dạm (chùa Đại Lãm), chùa Diên Hựu (Một Cột); chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm. chùa Hương Lãng, chùa Linh Xứng, chùa Bối Khê, chùa Thái Lạc, hệ thống chùa Yên Tử, tháp Bình Sơn, v.v.

Sang đời Lê, nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo, Phật giáo dần dần suy

thoái. Đầu thế kỉ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm chấn hưng đạo Phật, xuống chiếu chỉnh đốn việc cất chùa, cho cất các chùa lớn đẹp, chọn các tăng nhân có học thức và đạo đức cho coi chùa, song vì vua mất sớm nên việc này ít thu được kết quả.

Đầu thế kỉ XX, đứng trước trào lưu Âu hóa và những biến động do sự giao lưu với phương Tây mang lại, phong trào chấn hưng Phật giáo được dấy lên, khởi đầu từ các đô thị miền Nam. Những năm 30, các hội Phật giáo ở Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì lần lượt ra đời, với những cơ quan ngôn luận riêng. Cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam.

Đạo Phật thân thiết đến nỗi dường như một người Việt Nam nếu không theo một tôn giáo nào khác thì ắt là theo Phật hoặc chí ít là có cảm tình với đạo Phật.

3.5.2.3. Những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam

a. Tính tổng hợp

Kết hợp nhiều nguồn để tạo ra Phật giáo Việt Nam : Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc, tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam pha trộn với nhau rồi nảy sinh ở từng thời kì, từng vùng miền khá đa dạng (khác nhau về kiến trúc, tượng Phật, nghi lễ, kinh cầu,…)

Phật giáo Việt Nam bao dung tổng hợp với các tôn giáo khác - Nho và Đạo. Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời, tránh sự phiêu du, xa rời cuộc sống. Trong thế kỉ 20, nhiều phong trào Phật giáo tham gia đấu tranh xã hội theo quan điểm Phật giáo (đòi

97

ân xá Phan Bội Châu, dựđám tang Phan Châu Trinh, chống Mỹ - Diệm …)

b. Tính hài hòa âm dương, thiên về nữ tính

Các vị Phật Ấn Độ vốn là đàn ông, sang VN thì nảy sinh Phật bà và Phật ông. Quán Thế Âm Bồ Tát có nghìn mắt nghìn tay (Quán thế âm: nghe hết được âm thanh của cuộc sống) làvị thần hộ mệnh của hầu khắp dân chúng Đông Nam Á (Nam Hải Bồ Tát). Ở một số nơi (Việt Bắc) Phật Thích Ca cũng được gọi là” Mẹ Phật “. Truyện cổ tích Việt Nam kể

nàng Man tu ở chùa Dâu, sinh ra đứa con gái( không cha ) ngày 8-4 âm lịch, sau trở thành Phật TổVN, còn nàng Man ( Man nương ) được gọi là Phật Mẫu. Nhiều chùa chiền mang tên “ bà “: chùa Bà Dâu, chùa Bà Đá, chùa bà Đanh, chùa Bà Đậu, Bà Tướng … Tín đồ đi

chùa phần lớn là phụ nữ

c. Tính linh hoạt

Chùa Việt Nam hòa hợp với thiên nhiên, tạo ra phong cảnh hữu tình, ngày thường là

nơi tĩnh lặng trong một không khí linh thiêng, trầm mặc, nhưng đến ngày lễ hội, cửa chùa rộng mở trở nên “khu giải trí công cộng“đầy vẻ thế tục. Những mối tình lãng mạn nảy sinh ngay ở nơi phong cảnh chùa chiền thơ mộng.

Người Việt Nam không đến nỗi quá mức sùng tín đạo Phật, vẫn coi trọng, thờ cúng ông bà, cha mẹ, tổ tiên.

Bên cạnh mái Đình (đạo Nho), ngôi chùa Phật trở thành công trình vừa linh thiêng lại vừa gần gũi thân thiết với dân làng từbao đời nay.

*Phật giáo Hòa Hảo

Một tông phái lập ra ở An Giang do giáo chủ Huỳnh Phú Sổ đứng đầu, sau lan ra vài tỉnh ở đồng bằng Tây Nam bộ. Đạo Hòa Hảo lấy Tịnh Độ Tông làm cốt lõi, kết hợp đạo lý dân tộc và thờ cúng ông bà. Đó là thuyết Tứ ân: ơn tổ tiên, cha mẹ - ơn đất nước - ơn đồng bào, nhân loại - ơn tam bảo. Trong đó “ tam bảo “ (Phật - Pháp - Tăng) đứng hàng thứ 3, còn ân cha mẹđứng đầu.

Đạo Hòa Hảo chú trọng giáo dục ý thức dân tộc chống ngoại xâm, thờ tổ tiên. Tiếc thay, có một số người tham vọng chính trị, lợi dụng đạo, mê hoặc dân chúng lập ra đảng

98

phái, quân đội gây rối loạn. Ngày nay, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đang được giác ngộ chân lý cách mạng và theo sựtu hành đúng đắn.

3.5.3. Nho giáo và văn hóa Việt Nam

3.5.3.1. Sự hình thành của Nho giáo

a. Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, "nho" là một danh hiệu chỉ những người có học thức, biết lễ nghi. NHO GIÁO là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả. Những cơ sở của nó được hình thành từ đời Tây Chu, đặc biệt là với sự đóng góp của Chu Công Đán. Đến lượt mình, KHỔNG TỬ phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá, vì vậy, ông thường được xem là người sáng lập Nho giáo.

b. Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ. Bộ thứ nhất là Ngũ kinh, phần lớn có từ trước, Khổng Tử đã gia công san định, hiệu đính và giải thích. Năm cuốn đó là:

1) Kinh Thi là sưu tập thơ ca dân gian, trong đó chủ đề tình yêu nam nữ khá nhiều. Khổng Tử dùng nó để giáo dục một tình cảm lành mạnh và cách thức diễn đạt tư tưởng khúc chiết rõ ràng.

2) Kinh Thư ghi lại những truyền thuyết và biến cố về các đời vua cổ - anh minh như Nghiêu, Thuần, tàn bạo như Kiệt, Trụ; Khổng Tử gia công san định lại những mong đem họ làm gương cho đời sau.

3) Kinh Lễ ghi chép những lễ nghi thời trước; Không Tử hiệu đính lại mong dùng nó làm phương tiện duy trì và ổn định trật tự xã hội.

4) Kinh Dịch khởi thủy vốn ghi chép về âm dương, Bát quái... ở dạng kí hiệu với sự đóng góp của Chu Văn Vương và Chu Công Đán. Từ bộ "Chu dịch" đó, Khổng Tử đã giảng giải sâu rộng thêm và trình bày thứ tự rõ ràng cho dễ hiểu, dễ dùng hơn.

5) Kinh Xuân Thu nguyên là sử kí của nước Lỗ quê hương Khổng Tử, được ông dụng công chọn lọc sự kiện, kèm theo những lời bình, thậm chí sáng tác thêm những lời thoại để giáo dục các vua chúa.

99

Đúng ra, bộ sách còn một cuốn thứ sáu là Kinh Nhạc, nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên ghép chung vào Kinh Lễ gọi là Nhạc kí. Vì vậy, “Lục kinh” thành ra chỉ còn Ngũ kinh.

Sau khi Khổng Tử mất, học trò tập hợp những lời dạy của thầy lại soạn ra cuốn Luận ngữ (các lời bàn luận). Học trò xuất sắc của Không Tử là Tăng Sâm (thường gọi là Tăng Tử) dựa vào lời thầy mà soạn sách Đại họcdạy phép làm người quân tử. Rồi một học trò Tăng Tử là Khổng Cấp, thường gọi là Tử Tư (ông cũng chính là cháu nội Khổng Tử), viết ra Trung dung nhằm phát triển tư tưởng của ông nội mình về cách sống dung hòa, không thiên lệch. Đến thời Chiến quốc, các học phái nổi lên như nấm, có Mạnh Tử (khoảng 390-305 trCN),

thường gọi là Mạnh Tử, là người bảo vệ xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử; những lời của ông được học trò về sau biên soạn lại thành sách Mạnh Tử. “Đại học”, “Trung dung”, “Luận ngữ”,

“Mạnh Tử” về sau hợp lại gọi là Tứ thư. Tứ thư và Ngũ kinh trở thành hai bộ sách gối đầu giường của Nho gia.

3.5.3.2. Nội dung cơ bản và sự phát triển của Nho giáo

Để tổ chức xã hội, điều cốt lõi là đào tạo cho được những người cai trị kiểu mẫu người QUÂN TỬ (quân = cai trị; quân tử = người cai trị). Để trở thành người quân tử, trước hết là phải TU THÂN. Có ba tiêu chuẩn chính.

1) Đạt “đạo”. Đạo là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết cách ứng xử trong cuộc sống. Có 5đạo: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Năm đạo đó gọi là ngũ luân (luân = thứ bậc, cư xử) Trong xã hội, cách ứng xử hợp lí hơn cả là trung dung (dung hòa ở giữa).

2) Đạt “đức”. Người quân tử, theo Khổng Tử, nếu có ba điều nhân-trí-dũng thì gọi là đạt đức. Về sau, Mạnh Tử bỏ "dũng" mà thay bằng "lễ, nghĩa" thành 4 đức: nhân, lễ nghĩa, trí. Đến đời Hán thêm tín thành 5 đức gọi là ngũ thường.

3) Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết thi-thư-lễ-

nhạc. Khổng Tử nói rằng con người “hưng khởi trong lòng là nhờ học Thi, lập thân được là nhờ biết Lễ, thành công được là nhờ có Nhạc” (Luận ngữ). Nói cách khác, ông đòi hỏi người cai trị không thể là dân võ biền, mà phải có một vốn văn hóa toàn diện.

100

Tu thân rồi, bổn phận của người quân tử là HÀNH ĐỘNG, phải tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị là hai phương châm:

1) Phương châm thứ nhất là nhân trị. Nhân là tình người; nhân trị là cai trị bằng tình người, coi người như bản thân mình. Sách Luận ngữ kể rằng khi học trò hỏi về Nhân, Không Tử đáp: "Yêu người"; còn khi hỏi thế nào là Nhân, ông trả lời: "Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác", "Mình muốn lập thân thì phải giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì phải giúp người khác thành đạt".

2) Phương châm thứ hai là chính danh. Chính danh tức là sự vật phải ứng với tên gọi, mỗi người phải làm đúng với chức phận của mình. Chính danh trong cai trị là phải làm sao để "vua ra vừa, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (Luận ngữ). "Nếu danh không chính thì lời nói

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở văn hóa việt nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)