Tổ chức đô thị

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở văn hóa việt nam (Trang 57 - 59)

Đô thị Việt Nam trong lịch sử rất kém phát triển. Để hiểu được nguyên nhân của sự kiện này; có thể xem xét đô thị Việt Nam từ hai phía: trong quan hệ với quốc gia và trong

quan hệ với nông thôn.

3.2.3.1. Đô thị Việt Nam trong quan hệ với Quốc gia

Trong quan hệ với quốc gia, đô thị Việt Nam có ba đặc điểm:

1) Trước hết, xét về nguồn gốc, phần lớn đô thị Việt Nam là do nhà nước sản sinh ra.

2)Về chức năng, đô thị Việt Nam thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu.

3)Về mặt quản lí, đô thị Việt Nam đều do nhà nước quản lí.

Ba đặc điểm trên khiến cho đô thị Việt Nam có diện mạo trái ngược hơn so với đô thị phương Tây.

Trước hết, trong khi đô thị của ta do nhà nước khai sinh ra thì hầu hết đô thị phương Tây đều hình thành một cách tự phát nếu có một trong 3 điều kiện sau: (a) là nơi tập trung đông dân, (b) có sản xuất công nghiệp, (c) là nơi tập trung buôn bán (ba nguyên nhân này liên quan chặt chẽ với nhau).

Về chức năng, trong khi đô thị của ta thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu thì đô thị phương Tây thực hiện chức năng kinh tếlà chủ yếu.

Về mặt quản lí, trong khi đô thị của ta do nhà nước quản lí thì đô thị phương Tây là tổ

56

ĐẶC TRƯNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐÔ THỊ PHƯƠNG TÂY Nguồn gốc Do nhà nước lập ra Hình thành tự phát Chức năng chính Hành chính (đô) Kinh tế (thị) Tính chất quản lý Nhà nước quản lý Tự trị

Đặc trưng của đô thị Việt Nam và phương Tây trong quan hệ với nhà nước

3. 2.3.2. Đô thị trong quan hệ với Nông thôn

a. Do chỗ sức mạnh của truyền thống văn hóa nông nghiệp đã không cho phép nông thôn tự chuyển thành đô thị cho nên ở Việt Nam, có những làng xã nông thôn thực hiện chức năng kinh tế của đô thị - đó là các làng công thương.

Sở dĩ như vậy là vì do tính cộng đồng, cả làng làm cùng một nghề (sản xuất cùng một sản phẩm, buôn cùng một mặt hàng), mà như vậy thì bán cho ai? Không có trao đổi hàng hoá nội bộ, không thể trở thành đô thị được.

Mặt khác, do tính tự trị, dân cư sống tự cấp tự túc, khép kín, không có nhu cầu buôn bán, giao lưu - đó là lí do thứ hai khiến cho các làng công thương không thể trở thành đô thị được.

b. Nông thôn Việt Nam không chỉ kìm giữ, không cho làng xã phát triển thành đô thị

mà còn chi phối cả đô thị, khiến đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông

thôn rất đậm nét.

=ưuyền thống cũng chia thành các phủ, huyện, tổng, thôn. Bên cạnh những đơn vị như phủ, huyện, tổng, thôn, ở đô thị Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm một loại đơn vị đặc biệt bắt nguồn từ nông thôn mà đến nay đã trở thành đơn vị hành chính cơ sở đô thị - đó là PHƯỜNG. Phường vốn là cộng đồng của những người làm cùng một nghề của một làng quê, vì những lí do khác nhau, họ đã tách ra một bộ phận vào thành phố làm ăn, dựng nhà trên cùng một dãy phố, phía trong sản xuất, phía ngoài bán hàng.

c. Sự chi phối mạnh của nông thôn đối với đô thị khiến cho đô thị Việt Nam truyền

57

hiện chức năng trung tâm hành chính nữa thì thường bị thu hẹp, tàn tạ dần để rồi hiện nguyên hình trở lại là nông thôn. Hàng loạt đô thị cổ như Văn Lang, Cổ Loa, Hoa Lư, Tây Đô, Lam Kinh... hay mới như Hưng Hóa đến nay cũng chỉ còn lại một vài dấu tích chứng tỏ rằng nó đã từng có thời là đô thị. Sự suy tàn rõ rệt cũng diễn ra, chẳng hạn như với thị xã Sa Đéc sau khi tỉnh lị tỉnh Đồng Tháp chuyển về Cao Lãnh năm 1992.

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở văn hóa việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)