4.1.1. Khái niệm Bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa (cultural identity) của một dân tộc là một hệ thống các giá trị
tinh thần ổn định tồn tại tương đối lâu bền hơn cả trong truyền thống văn hoá dân tộc, tạo
nên tính đặc thù của dân tộc, khu biệt dân tộc ấy với các dân tộc khác.
Bản sắc văn hóa là cái gốc, cái căn tính ổn định của một dân tộc, nên nó là âm tính. Ta có thể dễ dàng tìm được nó ởnhững phần âm tính nhất: nó thể hiện ởlĩnh vực tinh thần
rõ hơn lĩnh vực vật chất;ở đàn bà rõ hơn ởđàn ông; ởnông thôn rõ hơn thành thị;ở người
già rõ hơn người trẻ; ở tầng lớp bình dân rõ hơn tầng lớp lãnh đạo, trí thức, quý tộc.
Bản sắc văn hóa mang tính ổn định, lâu bền tương đối, nghĩa là nó vẫn có thể được điều chỉnh, biến đổi, nhưng sự thay đổi này rất chậm và khó khăn. Chẳng hạn, Việt
Nam ngày nay đang tiến hành công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, nhưng cái căn tính nông dân
vẫn ẩn tàng và biểu hiện quaứng xử, hành động, suy nghĩ của mọi người Việt Nam.
Bản sắcvăn hóa của một dân tộc rấtgần với tính cách dân tộc. Tính cách dân tộc là những đặc trưng bản sắc quan trọng nhất, trực tiếp liên quan đến cách tư duy, cách ứng xử
và cách hành động của con người.
4.1.2. Những đặc điểm lớn của văn hóa Việt Nam
Cho đến nay. Văn hóa Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Nhưng do những hoàn cảnh địa lí – khí hậu và lịch sử –xã hội riêng nên dù biến động đến đâu. Nó vẫn
114
mang trong mình những nét bản sắc không thể trộn lẫn được với một tiến trình tạo thành ba lớp văn hóa rõ rệt. Nó hình thành trên nền của văn hóa Nam-Á và Đông Nam Á (lớp văn hóa bản địa). Trải qua nhiều thế kỉ. Nó đã phát triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hóa khu vực, trước hết là Trung Hoa (lớp thứ hai). Từ vài thế kỉ trở lại đây nó đang chuyển mình dữ dội nhờ đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hóa phương Tây (lớp thứ ba).
4.1.2.1. Lớp bản địa với cái nền Nam-Á và Đông Nam Á (= Đông Nam Á cổ đại) đã để lại cho văn hóa Việt Nam những đặc điểm nền tảng, tạo nên sự tương đồng với văn hóa các dân tộc Đông Nam Á và sự khác biệt với văn hóa Hán. Những đặc điểm đó là:
a) Về đời sống vật chất: Có nghề nông trồng lúa nước cùng các kĩ thuật nông nghiệp đi kèm (cấy hái, tưới tiêu…), các công cụ sản xuất (rìu, cày bừa…). Các loại
cây trồng khác (bầu bí, trầu cau…), các loại thú nuôi (trâu, gà, lợn…). Hệ quả của nghề nông lúa nước là cơ cấu ăn trong đó cơm là chủ đạo, rau thứ hai, cá thứ ba, với thức uống là rượu gạo, với tục ăn trầu cau.
Hệ quả của khí hậu nóng là cách mặc các đồ thoáng mát (váy, yếm, khố, quần lá tọa…) làm từ chất liệu thực vật (tơ tằm, đay gai, bông…). Cách ở có chọn hướng kĩ càng (hướng nam, vai trò của phong thủy). Hệ quả của thiên nhiên sông nước là vai trò của việc đi lại bằng thuyền. Là kiến trúc nhà sàn mái cong hình thuyền.
b) Một hệ quả quan trọng của nghề nông lúa nước là tính thời vụ cao, dẫn đến chỗ trong tổ chức xã hội, người Việt Nam phải sống liên kết chặt chẽ với nhau (tính cộng đồng) thành những gia tộc những phường hội, những phe giáp, những làng xã khép kín (tính tự trị). Lối tổ chức này tạo nên tính dân chủ và tính tôn ti. Tinh thần đoàn kết, tính tập thể, tính tự lập (nhưng đồng thời cũng có cả những thói xấu đi kèm như thói gia trưởng, óc bè phái địa phương, thói ích kỉ, lối sống dựa dẫm, thói đố kị cào bằng). Ở phạm vi lớn, làng trở thành nước, tính cộng đồng và tính tự trị chuyển hóa
115
thành tinh thần đoàn kết toàn dân và ý thức để lập dân tộc. Nó dẫn tới lòng yêu nước nồng nàn.
c) Về nhận thức: Cuộc sống nông nghiệp luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau đã khiến con người phải chú trọng tới các mối quan hệ giữa chúng dẫn đến lối tư duy biện chứng với sản phẩm. Điển hình là triết lí âm dương mà biểu hiện cụ thể là lối sống quân bình luôn hướng tới sự hài hòa, hài hòa âm dương trong bản thân mình (để phòng bệnh và chữa bệnh, để sống lạc quan…). Hài hòa âm dương trong quan hệ với
môi trường tự nhiên (ăn, mặc, ở…), hài hòa âm dương trong tổ chức cộng đồng và trong quan hệ vệ môi trường xã hội (sống không làm mất lòng ai, chiến thắng nhưng không làm đối phương mất mặt…).
d) Nhưng sự hài hòa, quân bình này không phải là tuyệt đối. Do hạn chất nông nghiệp nên đây là sự hài hòa thiên về âm tính. Chính đó là cái gốc khiến cho, dù trải
qua bao phong ba Việt Nam không bị kẻ thù đồng hóa.
Trong giao tiếp và quan hệ xã hội thì coi trọng tình cảm hơn lí trí, tình thấp hơn
vật chất, ưa sự tế nhị kín đáo hơn sự rành mạch thô bạo (cho dù có phải “vòng vo tam
quốc”). Trong đối ngoại (ứng xử với môi trường xã hội thì mềm dẻo, hiền hòa, trọng văn hơn võ.
e) Việc chú trọng các mối quan hệ cũng dẫn đến một lối ứng xử năng động, linh
hoạt có khả năng thích nghi cao với mọi tình huống, mọi biến đổi. Tính động, linh hoạt này xuất hiện khắp nơi trong cách nghĩ, trong nghệ thuật giao tiếp, thanh sắc, hình khối, trong cách ăn, cách mặc, cách ở; trong cách tiếp nhận các giá trị văn hóa có
nguồn gốc ngoại sinh, trong cách thức tiến hành chiến tranh, hoạt động ngoại giao bảo vệ đất nước.
Sự linh hoạt chỉ mang lại hiệu quả khi nó được tiến hành trên nền của cái ổn định. Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kết hợp kì diệu của cái ổn định và cái linh hoạt. Con người ứng xử linh hoạt với nhau theo tình cảm trên cơ sở sự tồn tại của cộng đồng
116
ổn định. Cách đánh giặc bằng chiến tranh du kích linh hoạt tiến hành trên cơ sở của chiến tranh nhân dân ổn định…
f) Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau còn khiến con người phải luôn cố gắng bao quát chúng, dẫn đến lối tư duy tổng hợp luôn kết hợp mọi cái với nhau. Lối sống cộng đồng (đã nói ở trên) gắn bó mọi người chặt chẽ với nhau thành một khối. Sự kết hợp lối ứng xử tổng hợp với linh hoạt tạo nên một tinh thần dung hợp rộng rãi và tính tích hợp như đỉnh cao của sự tổng hợp.
Chính những điều vừa nói trên đã làm nên những đặc trưng BẢN SẮC của văn hóa Việt Nam.
4.1.2.2. Do vị trí ngã tư đường cho nên văn hóa Việt Nam liên tục tồn tại và
phát triển trong sự giao lưu. Mà sự giao lưu để lại nhiều dấu ấn đậm nét hơn cả là giao
lưu với văn hóa Hán. Đây là một cuộc giao lưu hai chiều. Vào khoảng trước thời Tần- Hán, trên nhiều phương diện, ảnh hưởng văn hóa đi từ Đông Nam Á cổ đại (bao gồm cả phía nam sông Dương Tử) lên vùng Hoa Bắc (lưu vực sông Hoàng Hà).Từ thời Tần-
Hán về sau thì lại theo chiều ngược lại từ Bắc xuống Nam. Những ảnh hưởng chủ yếu mà Việt Nam tiếp nhận là:
a) Về văn hóa vật chất: kĩ thuật luyện sắt cùng một số loại đồ sắt (đồ đồng mạnh ở phương Nam. Còn đồ sắt thì mạnh từ phương Bắc). Một số loại vũ khí, kĩ thuật làm giấy; một số vị thuốc (thuốc Bắc); trang phục quan lại…
b) Về lĩnh vực tinh thần: là ngôn ngữ và văn tự Hán (chữ Nho) cùng một lớp từ chính trị -xã hội (từ Hán-việt). Cách thức tổ chức chính quyền trung ương và luật pháp. Tư tưởng Bát quái và Kinh Dịch cùng một số ứng dụng của nó.
c) Về tôn giáo – nghệ thuật: là Đạo giáo (từ thời Bắc thuộc) và Nho giáo (chủ yếu từ thời Lí-Trần và nhất là vào thời Lê, Nguyễn). Phật giáo qua đường Trung Hoa cũng góp phần đem lại những sắc thái riêng cho Phật giáo Việt Nam. Khu biệt nó với Phật giáo ở các nước Đông Nam Á khác. Văn chương sử sách Tàu cũng ảnh hưởng
117
nhiều đến đời sống tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp trên. Một số phong tục tập quán (hoặc bộ phận của chúng) cũng thâm nhập và bén rễ…
Từ khi văn hóa phương Tây bắt đầu thâm nhập, cùng lúc văn minh Trung Hoa suy thoái đi, các yếu tố thuộc bản sắc truyền thống của văn hóa Việt Nam được dịp phát huy tác dụng. Tuy nhiên, dù Việt Nam có ngày càng hội nhập sâu hơn vào thế giới. Một số yếu tố của văn hóa Trung Hoa đã mãi mãi trở thành một bộ phận của truyền thống văn hóa Việt Nam (lớp từ Hán-Việt, một số nét của truyền thống Nho giáo, Đạo giáo…).
Sự tích hợp và kế thừa liên tục làm cho văn hóa Việt Nam trở thành một sức mạnh lớn lao tập hợp được dân tộc thành một khối vững chắc biết ứng xử khéo léo với tự nhiên và luôn luôn chiến thắng những thế lực thù địch mạnh hơn mình gấp bội. Truyền thống là ỔN ĐỊNH. Còn hiện tại phải là PHÁT TRIỂN. Sức mạnh văn hóa bốn ngàn năm đó cũng chính là động lực cho sự phát triển của xã hội ngày hôm nay.
4.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Hội nghị lần thứ 5 (họp từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 7 năm 1998) ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã họp bàn và thông qua nghị quyết “Về
xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”. Ngay tên
gọi của nghị quyết đã cho thấy rằng, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiến một bước dài từ chỗ coi nhiệm vụ hàng đầu là ổn định (bảo tồn) đến chỗ phát triển (tiên tiến), từ khuynh hướng âm tính sang chú trọng tăng cường dương tính. Và trên bước đường phát triển, bản sắc văn hóa dân tộc không những cần phải bảo tồn mà còn phải thật đậm đà để làm một cái gốc vững chắc cho sự phát triển.
Để bảo tồn và phát triển, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc cần nhận thức rõ rằng hai nhiệm vụ này phải đi liền với nhau.
Bảo tồn chứ không phải bảo vệ. Bảo tồn: “giữ không để cho mất đi”, Bảo vệ: “giữ không để cho bị xâm phạm”. Bảo tồn văn hóa dân tộc không phải là ôm khư khư lấy vốn cổ,
118
không cho nó thay đổi mà phải luôn luôn làm cho nó lớn mạnh hơn, bổ sung cho nó những
yếu tố mới, tức phải phát triển nó. Bảo vệ không có nét nghĩa đó. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển rất đa dạng:
- Có khi bên cạnh cái vốn có của ta xuất hiện cái vay mượn của người (loại hình
tranh sơn dầu của phương Tây, thể loại tiểu thuyết, thơ tự do của phương Tây,…)
- Có khi cái của ta lai tạo với cái của người tạo ra một cái mới tồn tại với những cái mà ta vốn có (chẳng hạn cải lương là sự kết hợp giữa hát bội, đờn ca tài tử truyền thống và kịch nói phương Tây và hiện cùng song song tồn tại với chèo, tuồng,…)
- Có khi cái của ta tự chuyển biến thành cái mới và thay thế cái cũ (áo dài được cải tiến từ áo tứ thân, năm thân và thay thế chúng).
Có đặt bảo tồn trong mối quan hệ biện chứng với phát triển mới tránh được cái nhìn phiến diện, bảo thủ, phản tiến hóa. Trân trọng quá khứ, nhưng cũng không nên lấy nó làm chuẩn mực để kìm giữ, không cho cái mới, cái tiến bộ vươn lên.
Như vậy, nguyên tắcđầu tiên trong việc bảo tồn và phát triển là phải có chọn lựa.
Đối với việc bảo tồn, cần phải biết lựa chọn cái gì vẫn còn giá trị và phải gìn giữ
và cái gì là vật cản cần phải dẹp bỏ. Chẳng hạn, lối sống trọng tinh nghĩa, óc sáng tạo linh
hoạt cần phải gìn giữ, thói cào bằng, tùy tiện, óc bè phái, cục bộ không còn phù hợp với xã hội công nghiệp nên cần phải dẹp bỏ).
Trong số những giá trị cần bảo tồn, cần phải biết lựa chọn những gì cần gìn giữ
như những kỷ vật của một thời đã qua và tiếp tục duy trì trong hành động (chẳng hạn, tục
ăn trầu, nhuộm răng, mặc yếm, áo tứ thân,… là những giá trị đẹp, cần được nhắc nhở và giữ gìn, nhưng không còn thích hợp nên không khôi phục làm gì.)
Trong số những giá trị cần tiếp tục duy trì trong hành động cần phải lựa chọn cái gì
cần duy trì nguyên vẹn, cái gì cần cải tiến tốt hơn.
Đối với việc phát triểnbằng con đường tiếp thu cũng vậy. Cần lựa chọn cái gì tinh
119
Trong số những cái tinh túy cần tiếp thu lại cần phải lựa chọn cái gì có thể tiếp thu
nguyên vẹn, cái gì cần sửa đổi (Việt hóa) cho phù hợp. Lựa chọn trong bảo tồn và phát
triển cần phải biết áp dụng tùy nơi, tùy lúc cho phù hợp.
Hiểu về sự cần thiết phải lựa chọn rồi, cần có những biện pháp đảm bảo vật chất và tinh thầnđể có thể lựa chọn sáng suốt và thực hiện bảo tồn, phát triển những cái đã lựa chọn thành công.
Biện pháp bảo đảm về tinh thần quan trọng nhất là giáo dục văn hóa (văn hóa dân tộc và văn hóa nước ngoài) một cách bài bản, hệ thống. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội. Trên báo đài, phim ảnh, internet có bao nhiêu bài về văn hóa dân tộc, văn hóa thế giới và có bao nhiêu bài về các loại mốt, về đời tư của người nổi tiếng, về các vụ án giật gân vào bạo lực? Các báo, đài nên mở rộng, tăng cường thêm các mục tìm hiểu về văn hóa dân tộc, qua đó thanh niên sẽ biết được nguồn gốc, ý nghĩa của các sản phẩm văn hóa, hiện tượng văn hóa. Từ đó sẽ không thờ ơ với các loại hình sân khấu của dân tộc mà thế giới đang hết lời ca ngợi như chèo, tuồng, rối nước, cải lương,…, không chạy theo các hiện tượng văn hóa nước ngoài một cách mù quáng.
Về biện pháp bảo đảm về vật chất, nhà nước và các cơ quan, ban ngành địa phương cần kiên quyết bài trừ các văn hóa phẩm độc hại, ngoài luồng, sản xuất, duyệt chọn nhiều hơn các văn hóa phẩm bổ ích, có chất lượng để người dân lựa chọn. Không chỉ thu hút khách du lịch đến tham quan mà còn phải đầu tư bảo trì, tu bổ các di tích, thắng cảnh,…
Cuối cùng, đối với bản thân mỗi người, đặc biệt là lớp trẻ cần tự thân vận động, tự tìm tòi, trang bị cho mình những kiến thức về văn hóa một cách chủ động, không ỷ lại ngồi chờ.
CÂU HỎI
1. Bản sắc văn hóa là gì? Trình bày những đặc điểm lớn của văn hóa Việt Nam.
2. Trình bày các biện pháp bảo tồn và phát huy, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Đức Siêu, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, 2006. [2]. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2000.
[3]. Trần Ngọc Thêm, Tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. HCM,
2006.
121
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ... 1
Chương 1. CƠ SỞ VĂN HÓA HỌC ... 2
1.1. Ngành văn hóa học ... 2
1.2. Đại cương về văn hóa... 3
1.2.1. Khái niệm văn hóa ... 3
1.2.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa... 5
1.2.3. Phân biệt văn hóa và văn minh, văn hiến, văn vật ... 9
1.3. Cấu trúc của văn hóa ... 11
1.3.1. Cấu trúc hai thành phần ... 11
1.3.2. Cấu trúc ba thành phần... 13
Chương 2. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM... 14
2.1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp ... 14
2.2. Chủ thể văn hóa ... 19
2.3. Không gian văn hóa ... 20