Nguyên nhân, điều kiện chủ quan

Một phần của tài liệu Tập huấn cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh (Trang 87 - 89)

I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

b.Nguyên nhân, điều kiện chủ quan

- Nhận thức của một số bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa cao, ý thức BVMT của các cơ quan, doanh nghiệp và công dân còn kém, chưa tự giác, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm chú trọng đúng mức. Chính quyền các cấp, các ngành chỉ chú trọng phát triển kinh tế chưa coi trọng công tác bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư, cấp phép

88

dự án nhưng chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống hạ tầng đảm bảo cho công tác xử lý chất thải, rác thải.

- Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đây là những thiếu sót thuộc về chủ quan của các ngành, các cấp trong toàn xã hội dẫn đến vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có điều kiện còn tồn tại và

phát triển.

+ Trước hết đó là những tồn tại, thiếu sót của lực lượng trực tiếp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đội ngũ cán bộ chiến sỹ trực tiếp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu, chưa đủ biên chế ở các cấp Công an, dẫn đến công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng có điều kiện, khả năng phạm tội về môi trường còn có những thiếu sót, bất cập, một số địa bàn còn bỏ trống, đối tượng đi đâu, làm gì chưa nắm bắt. Vì vậy, dẫn đến các hành vi vi phạm hànhchính về môi trường ngay từ ban đầu còn chưa kịp thời phát hiện, giải quyết triệt để đã trở thành tội phạm.

Bên cạnh đó, một số cán bộ trong lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống còn yếu về năng lực nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác

phòng, chống tội phạm môi trường thời kỳ hội nhập, thời kỳ CNH-HĐH. Phần lớn cán bộ trong lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống còn thiếu các kiến thức chuyên sâu về môi trường, đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ môi trường, xử lý chất thải. Một số được tuyển dụng từ ngành ngoài vào, có kiến thức về môi trường song lại hạn chế về năng lực nghiệp vụ, dẫn đến những bất cập trong phát hiện, xử lý các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật về môi trường.

Công tác quản lý địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, quản lý đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật về môi trường của lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống còn chưa tốt. Các đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật về môi trường còn có điều kiện để lợi dụng thực hiện hànhvi vi phạm.

Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống còn chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh đòi hỏi như về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ phương tiện công tác cũng

các điều kiện làm việc chưa được đảm bảo... đây là các điều kiện yếu tố có tác động trực tiếp đến sự tồn tại, phát sinh, phát triển của các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trong giai đoạn hiện nay.

+ Các cơ quan chức năng có liên quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường như: Bộ Tài nguyên & Môi trường, Hải quan, Kiểm lâm, quản lý thị trường, Thanh tra của ngành y tế, xây dựng,... còn chưa làm hết chức năng của mình trong phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, còn cho đó là nhiệm vụ của cơ quan Công an, chưa phát huy hết trách nhiệm của mình trong phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường.

+ Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong phòng, chống tội phạm về môi trường còn chưa tốt, chưa xâydựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, việc phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chưa đồng bộ, chưa thường xuyên.

Những tồn tại, thiếu sót nêu trên của các cơ quan chức năng là những điều kiện thuận lợi cho tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường tồn tại và phát triển. Do đó, cần chăm lo xây dựng lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống vi

89

phạm pháp luật về môi trường vững mạnh, giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, có mối quan hệ chặt chẽ với các lực lượng có liên quan sẽ có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tội phạm, vi phạm pháp luật khác về môi trường, góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an ninh trật tự và phát triển bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu Tập huấn cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh (Trang 87 - 89)