- Nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản trong cả nước, quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ở các vùng nước trọng điểm và các đối tượng có giá trị kinh tế, bao gồm: Tuyến đảo, các bãi cá, tôm có trữ lượng lớn, các vùng cửa sông Cửu Long, sông Hồng và các đối tượng thuỷ sản khai thác truyền thống, các đối tượng di cư có giá trị kinh tế.
Xây dựng các phương án tổ chức triển khai việc hợp tác với nước ngoài trong việc điều tra, nghiên cứu thăm dò môi trường và nguồn lợi thuỷ sản ở một số vùng nước của Việt Nam.
Các cơ quan nghiên cứu phải tổng hợp và đánh giá có hệ thống các tư liệu điều tra để kịp thời phục vụ cho việc lập kế hoạch khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong quá trình triển khai, các cơ quan ở Trung ương và địa phương cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ phù hợp với tình hình thực tiễn.
-Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản phải làm đơn đăng ký hành nghề, và chỉ được phép hoạt động khai thác thuỷ sản sau khi có giấy phép.
Bộ nông nghiệp thống nhất quản lý trong cả nước về đăng ký và cấp giấy phép hành nghề như: mẫu giấy, in ấn, phát hành, quy định lệ phí… thủ tục và thẩm quyền cấp giấy phép được quy định trong quyết định tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Những nghề khai thác thuỷ sản cấm hoặc hạn chế.
Các nghề cấm:
- Các nghề sử dụng chất nổ.
- Sử dụng các nhân vật lý, hoá học làm tê liệt, làm chết hàng loạt thuỷ sản. - Các nghề sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định.
Các nghề hạn chế:
- Không được phát triển thêm, đồng thời từng bước giảm dần số lượng đơn vị sản xuất các nghề kết hợp ánh sáng ở những vùng mà nghề này có mật độ lớn, bằng cách chuyển một số đơn vị sang làm nghề vây rút chì, rê khơi, câu…
Cấm phát triển thêm, đồng thời giảm dần số lượng đơn vị sản xuất các nghề khai thác nhiều tôm con, cá con ở vùng cửa sông ven biển như: Te, vét, xiệp, đáy trong sông, đáy biển hàng cạn, các nghề khai thác cá nước ngọt, bắt cá di cư đi đẻ từ đồng ra sông như vó bè, lờ, lợp, đăng chắn, bao chà.
Trên cơ sở sản lượng cho phép khai thác, Sở thuỷ sản. Sở nông - lâm - ngư và các cơ quan thuỷ sản cấp tương đương của các tỉnh hướng dẫn, quy định cơ cấu số lượng đơn vị nghề nghiệp phù hợp với điểm này.
Việc quy định mức sản lượng cho phép khai thác thuỷ sản nhằm làm căn cứ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác, tổ chức hậu cần dịch vụ thích hợp ở các vùng nước, để bảo đảm tái sinh tự nhiên các loài thuỷ sản, đảm bảo năng suất khai thác lâu dài và đời sống của ngư dân.
Bảo vệ các đối tượng thuỷ sản.
- Cấm khai thác, chế biến, tiêu thụ các loài thuỷ sản quý hiếm, có nguy cơ bị tiệt chủng theo quy định.
- Cấm khai thác, chế biến, tiêu thụ các đối tượng thuỷ sản trong thời gian quy định.
- Cấm khai thác các loài thuỷ sản có chiều dài nhỏ hơn quy định.
- Tỷ lệ cho phép lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy định không quá 5% sản lượng của một mẻ lưới hoặc tổng sản lượng khai thác một chuyến biển. Trường hợp khai thác lấy giống để nuôi:
- Đối với vùng nước cấm khai thác phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với vùng nước có bãi sinh sản, sinh sống tập chung của các loài thuỷ sản chưa trưởng thành phải được phép của Bộ thuỷ sản.
- Phát triển sản xuất giống nhân tạo.
Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Bộ thuỷ sản thống nhất quản lý việc sản xuất giống nhân tạo và bảo vệ giống tự nhiên; quy hoạch các trung tâm chọn lọc, tạo giống, xây dựng mạng lưới sản xuất giống nhấn tạo các loài thuỷ sản, tổ chức hậu cần dịch vụ, chuyển giao kỹ thuật để đảm bảo có đủ giống phát triển nuôi trồng; bổ sung và tái tạo nguồn lợi; xây dựng quỹ "gen" và giống nuôi trồng, làm phong phú thêm nguồn "gen" và giống của Việt Nam.
Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất giống nhân tạo các loài cá nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các loài thuộc giáp xác (tôm, cua), nhuyễn thể (bào ngư, trai ngọc) và các loài đặc sản có giá trị kinh tế khác.
- Nhập giống, di giống thuần hoá các loài thuỷ sản.
* Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong việc nhập giống, trao đổi giống vối nước ngoài vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản.
Việc nhập giống phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế kiểm dịch tại cửa khẩu. Cấm việc đưa các giống chưa khảo nghiệm, chưa được công nhận vào sản xuất ở các vùng nước của Việt Nam.
Bộ nông nghiệp xét duyệt và cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập giống, trao đổi giống với nước ngoài.
* Thả giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Đối với các vùng nước tự nhiên: Sông, hồ, đầm, phá, vịnh mà nguồn lợi có liên quan đến nhiều Tỉnh, Bộ nông nghiệp phối hợp với các địa phương trong việc thả giống bổ sung tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
* Phòng chống dịch bệnh.
Bộ nông nghiệp có kế hoạch chỉ đạo trong việc phòng trừ dịch bệnh cho các đối tượng thuỷ sản, không để cho dịch bệnh lây lan. Dự phòng các loại thuốc trừ dịch bệnh cho các đối tượng thuỷ sản.
Khi phát hiện có dịch bệnh các đối tượng thuỷ sản, các đơn vị, cá nhân nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và địa phương kịp thời xử lý và báo cáo chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên.