Về chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu Bài giảng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Trang 75 - 76)

Tiến hành rà soát lại các văn bản pháp quy về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đã ban hành, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các văn bản phụ trợ để tăng cường cưỡng chế thi hành luật và các văn bản pháp quy khác.

Cưỡng chế thi hành luật và các văn bản dưới luật là một trong những vấn đề cấp thiết đáng lưu ý. Điều này đòi hỏi sự tăng cường khả năng về kỹ thuật và quản lý của các cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các cơ quan có liên quan. Tổ chức đào tạo dài hạn, ngắn hạn về nghiệp vụ, đáp ứng công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản về kỹ thuật và quản lý. Đồng thời một số thể chế, biện pháp và luật pháp cũng cần được đổi mới trên cơ sở cơ chế thị trường.

Các văn bản luật và dưới luật cần đề cập đến việc khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên thuỷ sản và môi trường sống của các loài thuỷ sản; kiểm soát việc buôn bán các loài thuỷ sản quý hiếm, đặc thù của Việt Nam; những vấn đề có liên quan đến dịch bệnh, thức ăn và thuốc thú y thuỷ sản.

Việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản có liên quan đến nhiều ngành và địa phương trong nước cũng như một số nước trong khu vực. Vì vậy, cần phải tăng cường phân cấp quản lý cho các địa phương trên cơ sở các cộng đồng dân cư, xây dựng kế hoạch phối hợp với những ngành có

liên quan trong nước và việc hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ các đối tượng thuỷ sản di cư xa.

Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Luật thuỷ sản Việt Nam với 10 chương, 62 điều quy định các hoạt động thuỷ sản trên mọi lĩnh vực để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cảu ngành thuỷ sản Việt Nam. Mọi định hướng về bảo vệ, quản lý và phát triển nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam đều được cụ thể hoá bằng các điều luật trong Luật thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Bài giảng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Trang 75 - 76)