2.3.4.1.1. Tài nguyên du lịch biển đảo
Bà Rịa – Vũng Tàu vốn được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ du lịch biển. Xác định du lịch tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, tỉnh BR-VT đang triển khai nhiều biện pháp để tiếp tục khơi dậy tiềm năng từ biển đảo.
Bờ biển dài 305,4 km với khoảng 156 km có bãi cát thoai thoải, nước xanh, có thể sử dụng làm bãi tắm và hình thànhcác resort cao cấp kết hợp các loại hình du lịch thể thao biển.
Côn Đảo là một huyện đảo thuộc tỉnh với hệ thống 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm sát đường hàng hải quốc tế từ châu âu sang châu Á tạo cho BR-VT tiềm năng du lịch biển phong phú.
Hệ sinh thái biển và ven biển khá độc đáo, đa dạng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu và Vườn Quốc gia Côn Đảo nhiều loài hải sản đặc sắc thích hợp cho các loại hình du lịch khám phá đại dương như: lặn biển, câu cá, ngắm san hô, câu cá ngừ đại dương.
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng tiềm năng giàu có của biển, của rừng, từ lâu BR-VT được đánh giá là một trong những điểm du lịch trọng tâm của Việt Nam.
2.3.4.1.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch không còn chỉ là thú vui của những người thích đam mê khám phá. Du lịch còn là một cơ hội để mỗi người có thể rời xa công việc, bận rộn, dành thời gian cho bản thân. Thấu hiểu nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, hình thức du lịch nghỉ dưỡng đã ra đời, càng ngày càng nhận được sự đón nhận của du khách.
Một trong những điểm đến không thể không nhắc đến nếu du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng là suối khoáng nóng Bình Châu. Suối nước nóng Bình Châu với nhiệt độ cao nhất lên đến 80oC thích hợp với nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnhcủa du khách.
Suối khoáng nóng Bình Châu nằm trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, cách Thành phố Hồ Chí Minhkhoảng 140km và cách tỉnh Bình Thuận 80km. Đây là điểm du lịch được
thiên nhiên vô cùng ưu ái khi nằm giữa rừng nguyên sinh xanh bạt ngàn, không gian thoáng mát và dòng nước nóng trào dâng từ lòng đất; có hơn 70 điểm phun nước lộ thiên có hàm lượng khoáng cao, nhiệt độ từ 370 – 820C tùy khu vực, ngâm mình trong hồ nước ấm tự nhiên giúp du khách thư giãn cơ thể, cân bằng tinh thần.
Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm dịch vụ tắm bùn khoáng tự nhiên với độ sệt vừa phải giúp dưỡng da, thải độc tố, thanh lọc cơ thể và tuần hoàn máu tốt nhất. Tại khu du lịch có cung cấp thêm các dịch vụ xông hơi, xoa bóp, tắm thuốc Bắc, luộc trứng gà dưới giếng trời với nhiệt độ nước khoảng 820C, câu cá nước ngọt và các khu vui chơi cho trẻ em...
→ Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) bình chọn suối khoáng nóng Bình Châu là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn cầu.
2.3.4.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái hay còn gọi là “Du lịch Xanh”, “Du lịch có trách nhiệm”,“Du lịch bền vững” là loại hình khá mới mẻ nhưng hiện nay nó đang phát triển khá mạnh, được nhiều quốc gia và cả thế giới quan tâm và có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh trong nhu cầu của khách du lịch.
Bà Rịa –Vũng Tàu từ lâu đã được biết đến là điểm du lịch nổi tiếng của cả nước, nằm ở khu vực cửa ngõ miền Đông Nam bộ hướng ra biển Đông, liền kề với Thành phốHồ Chí Minh –trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam với hệ thống giao thông kết nối khá thuận lợi. Đây chính là một điểm mạnh của ngành Du lịch BR-VT so với các địa phương trong khu vực, cộng với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đặc biệt là tiềm năng tự nhiên với 300 km chiều dài bờ biển trong đó có khoảng 156 km là các bãi tắm đẹp, bằng phẳng, ít sóng lớn, nước trong xanh có các di tích, thắng cảnh kề cận, có rừng nguyên sinh Bình Châu Phước Bửu, vườn Quốc gia Côn Đảo với hệ động thực vật phong phú, có suối khoáng nóng ngay trong rừng nguyên sinh, Tỉnh có cả những ngọn núi cao như Núi Dinh, núi Minh Đạm. Tất cả đều có thể khai thác cho các hoạt động du lịch đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái.
Trước những tiềm năng, thế mạnh của loại hình Du lịch sinh thái nơi đây, BR-VT đã khai thác và hình thành nên một số khu du lịch sinh thái mới, hấp dẫn du khách như Khu du lịch sinh thái Ngọc Xương, khu du lịch sinh thái Bưng Bạc, khu du lịch sinh thái Tứ Phương Thất Đảo…tất cả đều được bài trí mang đậm nét thôn quê, bình dị, và gần gũi với thiên nhiên phù hợp với nhu cầu chung của du khách hiện nay, bởi không
gian thoáng đãng, đến đây du khách được thưởng thức những đặc sản vườn nhà, được chơi những trò chơi thú vị như câucá, cắm trại bên suối, leo núi…
2.3.4.2. Tài nguyên du lịch văn hóa2.3.4.2.1. Các di tích Lịch sử - Văn hóa 2.3.4.2.1. Các di tích Lịch sử - Văn hóa
Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ sở hữu những bãi biển đẹp mà còn có một nền văn hóa đặc sắc với những di tích lịch sử hào hùng, những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, những làng nghề truyền thống bình dị.
Trên địa bàn tỉnh BR-VT có 44 khu di tích lịch sử được công nhận và xếp hạng, trong đó có 30 di tích cấp quốc gia và 14 di tích cấp tỉnh là minh chứng lịch sử về cuộc kháng chiến trường kỳ, vĩ đại của dân tộc. Ngày nay, những địa danh ấy đang trở thành những điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đặc biệt là khách quốc tế.
Bên cạnh đó, Tỉnh còn nhiều di tích lịch sử – văn hóa, tâm linh khác gắn liền với cuộc sống cộng đồng của cư dân cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng như: An Sơn miếu, chùa cổ LongBàn, dinh Bà Cố, chùa Thiên Bửu Tháp, Thích ca Phật đài, Niết bàn tịnh xá, Linh Sơn cổ tự, tổ đình Thiên Thai, địa đạo Kim Long, Cầu tàu 914, cầu Ma Thiên Lãnh, bảo tàng vũ khí cổ, Di tích Lịch sử –Văn hóa Bàu Thành, khu căn cứ cách mạng núi Dinh, tượng đài chiến thắng Bình Giã…
Di tích lịch sử, văn hóa của BR-VT đa dạng và chịu ảnh hưởng những mức độ khác nhau của các nền văn hóa lâu đời gắn với biển: Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai. Một phần trong số các di tích lịch sử, văn hóa đều có khả năng khai thác phục vụ du lịch.
- Nhóm di tích lịch sử, kiến trúc tôn giáo bao gồm các kiến trúc đình, miếu, chùa chiền, nhà thờ ... trong đó có khu Đình Thắng Tam, thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Tượng Chúa Kytô, Bạch Dinh, Trận địa pháo cổ… là các địa điểm tốt để có thể phát triển thành các điểm du lịch lễ hội, tâm linh.
- Nhóm di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến phản ánh quá trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân vùng biển trong hai cuộc kháng chiến như: Địa đạo Long Phước, Căn cứ Minh Đạm, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, địa đạo Kim Long, nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo... là những địa danh nổi tiếng phục vụ cho loại hình du lịch tham quan, về nguồn.
2.3.4.2.2. Sự đặc sắc của các lễ hội
Không chỉ có bãi biển dài và nhiều thắng cảnh thiên nhiên, với bề dày lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương, Bà Rịa – Vũng Tàu còn lưu giữ nhiều lễ hội đặc sắc thu hút rất đông du khách về tham quan, chiêm bái hàng năm.
Lễ hội truyền thống ở BR-VT là sự giao thoa màu sắc văn hóa truyền thống của cả 3 miền Bắc – Trung –Nam và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng nơi đây.
Các lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân vùng biển cũng đã và đang được duy trì, phát triển thành các lễ hội văn hóa, du lịch, hàng năm thu hút rất đông du khách về hành hương, tế lễ như:
- Lễ hội Nghinh Ông và Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành (từ ngày 16 –18/8 âm lịch). - Lễ hội Trùng Cửu (từ ngày 8 –9/9 âm lịch).
- Lễ hội Dinh Cô (từ ngày 10 –12/2 âm lịch).
- Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (từ ngày 20/8 âm lịch). - Lễ giỗ ông Trần (ngày 20/2 âm lịch).
- Lễ giỗ Bà Phi Yến (ngày 18/10 âm lịch).
2.3.4.2.3. Các làng nghề truyền thống
Không chỉ được biết đến với thành phố Vũng Tàu sôi động, sầm uất với nhiều khu vui chơi, giải trí, BR-VT còn có một diện mạo khác dung dị, truyền thống và trầm mặc. Đó là những ngôi làng nghề xưa vẫn còn được duy trì và phát triển đến ngày nay.
- Làng nghề làm bánh tráng An Ngãi thuộc xã An Ngãi, huyện Long Điền. Đây là làng nghề làm bánh tráng truyền thống lâu đời với hơn 100 năm tuổi và được công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2013. Tại đây, các hộ được tập trung lại thành một làng nghề để sản xuất có hiệu quả hơn và để du khách đến tham quan dễ dàng hơn.
- Làng nghề nấu rượu tại xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa có từ những năm 60 của thế kỷ trước, ban đầu chỉ vài hộ, lâu dần được phát triển, lưu giữ qua nhiều thế hệ với những bí quyết rất riêng và trở thành nghề đặc trưng của xã. Theo những người dân sống lâu năm tại mảnh đất này, rượu Hòa Long thơm ngon vì ngoài nguyên liệu tốt, người dân Hòa Long còn có bí quyết chọn nguyên liệu, làm men, ủ cơm, chưng cất, hệ thống lọc tạp chất… Chính các bí quyết đó không những làm cho rượu Hòa Long thơm ngon mà còn có chất lượng ổn định. Đến thăm làng nấu rượu Hòa Long
chắc chắn là một trải nghiệm tuyệt vời với những vị khách yêu thích tìm hiểu những giá trị truyền thống.
- Làng bún Long Kiên thuộc phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa. Xuất xứ của bún Long Kiên có nguồn gốc từ miền Bắc, được người dân thành phố Hải Phòng khi di cư vào đây và mang đến làng. Theo những người có tuổi trong làng kể lại, những ngày đầu chỉ có 5 hộ gia đình làm bún tại làng Long Kiên, nhưng đến nay nghề làm bún đã trở thành một trong những ngành nghề chính mang lại thu nhập ổn định, là nét văn hóa được bảo tồn tại làng và là một địa điểm du lịch hấp dẫn tại Vũng Tàu. Bí quyết chính để làm ra bún ngon tại làng Long Kiên là phải dùng gạo Nàng Sậu, gạo sơ ri do dân làng tự tay trồng cấy trong 6 tháng, gạo có màu trắng xanh hạt nhỏ nhắn, dài hơn các loại gạo khác và đặc biệt là khi nấu rất nhanh chín.
2.3.5. Độc đáo nền ẩm thực
Vùng đất với biển xanh, cát trắng, nắng vàng này là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách, đặc biệt là vào mùa hè. Đến BR-VT mà chưa thưởng thức các món ăn độc đáo ở đây thì thật là thiếu sót.
Bà Rịa –Vũng Tàu thu hút du khách không chỉ vì cảnh quan hấp dẫn mà còn vì nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Đến BR-VT, mỗi nơi có những món ngon, mang thương hiệu riêng. Là vùng biển, thế mạnh ẩm thực chính là hải sản, các món ăn hải sản nơi đây phong phú về chủng loại, đa dạng về giá cảtừ bình dân đến cao cấp. Các món ăn của vùng đất BR-VT không quá sang trọng, cũng chẳng quá cầu kỳ nhưng không bao giờ ngừng hấp dẫn du khách.
Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc trưng cho truyền thống làng nghề với hương vị quê hương rất riêng như bánh hỏi An Nhứt, bánh khọt Vũng Tàu, bánh canh Long hương, bánh bèo Tuyết Mai, bánh xèo Long Hải…
Du khách đã từng đến BR-VT chắc có lẽ ít nhất một lần được thưởng thức những món ăn đặc sản, và các món ăn truyền thống đặc trưng của miền này. Mỗi món ăn không chỉ là sự kết hợp của tài năng và sự sáng tạo trong lao động của những đầu bếp, mà còn chứa đựng hương vị và những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của mỗi địa phương.
Với các điều kiện phát triển du lịch vừa được trình bày ở trên, tỉnh BR-VT chắc chắn là một trong những điểm sáng thu hút lượng du khách tứ phương và quốc tế. Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá là “Mảnh đất vàng” du lịch trong công tác khai thác hiệu quả loại hình du lịch MICE.
2.3.6. Giao thông, vận chuyển
Lợi thế về hạ tầng kết nối và vị trí liền kề Thành phốHồ Chí Minh đang giúp ngành du lịch BR-VT phát triển mạnh trong những năm qua. Có thể khẳng định rằng, một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ngành du lịch BR-VT phát triển là hệ thống giao thông kết nối vùng khá tốt. Ngoài quốc lộ 51, quốc lộ 56 và tuyến đường du lịch ven biển, BR-VT còn hưởng lợi rất lớn từ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và sắp tới là cao tốc Bến Lức – Long Thành. Nhờ các tuyến giao thông trọng điểm này, thời gian di chuyển từ miền Tây, Bình Dương, Bình Phước hay Thành phốHồ Chí Minh đến BR-VT chỉ mất khoảng 1 – 1,5 giờ.
Tại Côn Đảo, năm 2019, lượng khách đến đây cũng tăng cao nhờ sự xuất hiện của các phươngtiện vận chuyển khách du lịch đi lại giữa đảo với đất liền nhiều hơn. Ngoài hãng bay Vasco, tàu Côn Đảo 10, 2 tàu Superdong tuyến Sóc Trăng – Côn Đảo, năm 2019 vừa rồi, có thêm tàu khai thác tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo, Cần Thơ –Côn Đảo; trực thăng từ Vũng Tàu ra Côn Đảo; Sixsenses Côn Đảo Resort cũng mở dịch vụ chuyên cơ King Air 350 với 8 chỗ ngồi và máy bay Legacy 15 chỗ đưa khách đến Côn Đảo.
Đặc biệt, BR-VT còn được hưởng lợi thế khi sân bay Long Thành hoàn thiện và vận hành. Khi đó, chắc chắn lượng khách quốc tế đến với BR-VT sẽ còn tăng vọt.
2.3.7. Chính sách hỗ trợ du lịch MICE của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Du lịch MICE được đánh giá là một trong những sản phẩm du lịch tiềm năng và được chú trọng phát triểntạitỉnh BR-VT. Với mong muốn chinh phục thành công loại hình du lịch MICE, tỉnh đãluôn tăng cường, chú trọng khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các dự án, tổ hợp du lịch lớn, các dự án khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Đặc biệt là sự quan tâm tháo gỡ các cơ chế chính sách về đất đai, hỗ trợ giấy phép kinh doanh kịp thời, nhất là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tài chính.
2.4. Tình hình du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Với những danh thắng mà thiên nhiên ưu đãiban tặng cùng nhiều di sản, di tích văn hóa – lịch sử, Việt Nam nói chung và Vũng Tàu nói riêng là điểm đến đầy triển vọng của loại hình du lịch MICE trong khu vực ASEAN. Chưa hết, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn ra phức tạp, sự mất ổn định diễn ra tại nhiều quốc gia thì Việt Nam được công nhận là một điểm đến an toàn và thân thiện. Theo tính toán, loại hình MICE
mang lại giá trị kinh tế cao gấp 6 lần so với những loại hình du lịch thông thường. Cụ thể, theo ước tính của Tổng cục Du lịch Việt Nam: Mức chi tiêu trung bình (ngoài chi phí tour) của khách MICE từ châu Âu là 700–1.000 USD/ngày, khách châu Á khoảng 400 USD/ngày, con số thực tế có thể còn cao hơn.