2.3.4.2.1. Các di tích Lịch sử - Văn hóa
Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ sở hữu những bãi biển đẹp mà còn có một nền văn hóa đặc sắc với những di tích lịch sử hào hùng, những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, những làng nghề truyền thống bình dị.
Trên địa bàn tỉnh BR-VT có 44 khu di tích lịch sử được công nhận và xếp hạng, trong đó có 30 di tích cấp quốc gia và 14 di tích cấp tỉnh là minh chứng lịch sử về cuộc kháng chiến trường kỳ, vĩ đại của dân tộc. Ngày nay, những địa danh ấy đang trở thành những điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đặc biệt là khách quốc tế.
Bên cạnh đó, Tỉnh còn nhiều di tích lịch sử – văn hóa, tâm linh khác gắn liền với cuộc sống cộng đồng của cư dân cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng như: An Sơn miếu, chùa cổ LongBàn, dinh Bà Cố, chùa Thiên Bửu Tháp, Thích ca Phật đài, Niết bàn tịnh xá, Linh Sơn cổ tự, tổ đình Thiên Thai, địa đạo Kim Long, Cầu tàu 914, cầu Ma Thiên Lãnh, bảo tàng vũ khí cổ, Di tích Lịch sử –Văn hóa Bàu Thành, khu căn cứ cách mạng núi Dinh, tượng đài chiến thắng Bình Giã…
Di tích lịch sử, văn hóa của BR-VT đa dạng và chịu ảnh hưởng những mức độ khác nhau của các nền văn hóa lâu đời gắn với biển: Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai. Một phần trong số các di tích lịch sử, văn hóa đều có khả năng khai thác phục vụ du lịch.
- Nhóm di tích lịch sử, kiến trúc tôn giáo bao gồm các kiến trúc đình, miếu, chùa chiền, nhà thờ ... trong đó có khu Đình Thắng Tam, thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Tượng Chúa Kytô, Bạch Dinh, Trận địa pháo cổ… là các địa điểm tốt để có thể phát triển thành các điểm du lịch lễ hội, tâm linh.
- Nhóm di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến phản ánh quá trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân vùng biển trong hai cuộc kháng chiến như: Địa đạo Long Phước, Căn cứ Minh Đạm, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, địa đạo Kim Long, nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo... là những địa danh nổi tiếng phục vụ cho loại hình du lịch tham quan, về nguồn.
2.3.4.2.2. Sự đặc sắc của các lễ hội
Không chỉ có bãi biển dài và nhiều thắng cảnh thiên nhiên, với bề dày lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương, Bà Rịa – Vũng Tàu còn lưu giữ nhiều lễ hội đặc sắc thu hút rất đông du khách về tham quan, chiêm bái hàng năm.
Lễ hội truyền thống ở BR-VT là sự giao thoa màu sắc văn hóa truyền thống của cả 3 miền Bắc – Trung –Nam và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng nơi đây.
Các lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân vùng biển cũng đã và đang được duy trì, phát triển thành các lễ hội văn hóa, du lịch, hàng năm thu hút rất đông du khách về hành hương, tế lễ như:
- Lễ hội Nghinh Ông và Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành (từ ngày 16 –18/8 âm lịch). - Lễ hội Trùng Cửu (từ ngày 8 –9/9 âm lịch).
- Lễ hội Dinh Cô (từ ngày 10 –12/2 âm lịch).
- Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (từ ngày 20/8 âm lịch). - Lễ giỗ ông Trần (ngày 20/2 âm lịch).
- Lễ giỗ Bà Phi Yến (ngày 18/10 âm lịch).
2.3.4.2.3. Các làng nghề truyền thống
Không chỉ được biết đến với thành phố Vũng Tàu sôi động, sầm uất với nhiều khu vui chơi, giải trí, BR-VT còn có một diện mạo khác dung dị, truyền thống và trầm mặc. Đó là những ngôi làng nghề xưa vẫn còn được duy trì và phát triển đến ngày nay.
- Làng nghề làm bánh tráng An Ngãi thuộc xã An Ngãi, huyện Long Điền. Đây là làng nghề làm bánh tráng truyền thống lâu đời với hơn 100 năm tuổi và được công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2013. Tại đây, các hộ được tập trung lại thành một làng nghề để sản xuất có hiệu quả hơn và để du khách đến tham quan dễ dàng hơn.
- Làng nghề nấu rượu tại xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa có từ những năm 60 của thế kỷ trước, ban đầu chỉ vài hộ, lâu dần được phát triển, lưu giữ qua nhiều thế hệ với những bí quyết rất riêng và trở thành nghề đặc trưng của xã. Theo những người dân sống lâu năm tại mảnh đất này, rượu Hòa Long thơm ngon vì ngoài nguyên liệu tốt, người dân Hòa Long còn có bí quyết chọn nguyên liệu, làm men, ủ cơm, chưng cất, hệ thống lọc tạp chất… Chính các bí quyết đó không những làm cho rượu Hòa Long thơm ngon mà còn có chất lượng ổn định. Đến thăm làng nấu rượu Hòa Long
chắc chắn là một trải nghiệm tuyệt vời với những vị khách yêu thích tìm hiểu những giá trị truyền thống.
- Làng bún Long Kiên thuộc phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa. Xuất xứ của bún Long Kiên có nguồn gốc từ miền Bắc, được người dân thành phố Hải Phòng khi di cư vào đây và mang đến làng. Theo những người có tuổi trong làng kể lại, những ngày đầu chỉ có 5 hộ gia đình làm bún tại làng Long Kiên, nhưng đến nay nghề làm bún đã trở thành một trong những ngành nghề chính mang lại thu nhập ổn định, là nét văn hóa được bảo tồn tại làng và là một địa điểm du lịch hấp dẫn tại Vũng Tàu. Bí quyết chính để làm ra bún ngon tại làng Long Kiên là phải dùng gạo Nàng Sậu, gạo sơ ri do dân làng tự tay trồng cấy trong 6 tháng, gạo có màu trắng xanh hạt nhỏ nhắn, dài hơn các loại gạo khác và đặc biệt là khi nấu rất nhanh chín.
2.3.5. Độc đáo nền ẩm thực
Vùng đất với biển xanh, cát trắng, nắng vàng này là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách, đặc biệt là vào mùa hè. Đến BR-VT mà chưa thưởng thức các món ăn độc đáo ở đây thì thật là thiếu sót.
Bà Rịa –Vũng Tàu thu hút du khách không chỉ vì cảnh quan hấp dẫn mà còn vì nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Đến BR-VT, mỗi nơi có những món ngon, mang thương hiệu riêng. Là vùng biển, thế mạnh ẩm thực chính là hải sản, các món ăn hải sản nơi đây phong phú về chủng loại, đa dạng về giá cảtừ bình dân đến cao cấp. Các món ăn của vùng đất BR-VT không quá sang trọng, cũng chẳng quá cầu kỳ nhưng không bao giờ ngừng hấp dẫn du khách.
Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc trưng cho truyền thống làng nghề với hương vị quê hương rất riêng như bánh hỏi An Nhứt, bánh khọt Vũng Tàu, bánh canh Long hương, bánh bèo Tuyết Mai, bánh xèo Long Hải…
Du khách đã từng đến BR-VT chắc có lẽ ít nhất một lần được thưởng thức những món ăn đặc sản, và các món ăn truyền thống đặc trưng của miền này. Mỗi món ăn không chỉ là sự kết hợp của tài năng và sự sáng tạo trong lao động của những đầu bếp, mà còn chứa đựng hương vị và những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của mỗi địa phương.
Với các điều kiện phát triển du lịch vừa được trình bày ở trên, tỉnh BR-VT chắc chắn là một trong những điểm sáng thu hút lượng du khách tứ phương và quốc tế. Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá là “Mảnh đất vàng” du lịch trong công tác khai thác hiệu quả loại hình du lịch MICE.
2.3.6. Giao thông, vận chuyển
Lợi thế về hạ tầng kết nối và vị trí liền kề Thành phốHồ Chí Minh đang giúp ngành du lịch BR-VT phát triển mạnh trong những năm qua. Có thể khẳng định rằng, một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ngành du lịch BR-VT phát triển là hệ thống giao thông kết nối vùng khá tốt. Ngoài quốc lộ 51, quốc lộ 56 và tuyến đường du lịch ven biển, BR-VT còn hưởng lợi rất lớn từ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và sắp tới là cao tốc Bến Lức – Long Thành. Nhờ các tuyến giao thông trọng điểm này, thời gian di chuyển từ miền Tây, Bình Dương, Bình Phước hay Thành phốHồ Chí Minh đến BR-VT chỉ mất khoảng 1 – 1,5 giờ.
Tại Côn Đảo, năm 2019, lượng khách đến đây cũng tăng cao nhờ sự xuất hiện của các phươngtiện vận chuyển khách du lịch đi lại giữa đảo với đất liền nhiều hơn. Ngoài hãng bay Vasco, tàu Côn Đảo 10, 2 tàu Superdong tuyến Sóc Trăng – Côn Đảo, năm 2019 vừa rồi, có thêm tàu khai thác tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo, Cần Thơ –Côn Đảo; trực thăng từ Vũng Tàu ra Côn Đảo; Sixsenses Côn Đảo Resort cũng mở dịch vụ chuyên cơ King Air 350 với 8 chỗ ngồi và máy bay Legacy 15 chỗ đưa khách đến Côn Đảo.
Đặc biệt, BR-VT còn được hưởng lợi thế khi sân bay Long Thành hoàn thiện và vận hành. Khi đó, chắc chắn lượng khách quốc tế đến với BR-VT sẽ còn tăng vọt.
2.3.7. Chính sách hỗ trợ du lịch MICE của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Du lịch MICE được đánh giá là một trong những sản phẩm du lịch tiềm năng và được chú trọng phát triểntạitỉnh BR-VT. Với mong muốn chinh phục thành công loại hình du lịch MICE, tỉnh đãluôn tăng cường, chú trọng khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các dự án, tổ hợp du lịch lớn, các dự án khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Đặc biệt là sự quan tâm tháo gỡ các cơ chế chính sách về đất đai, hỗ trợ giấy phép kinh doanh kịp thời, nhất là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tài chính.
2.4. Tình hình du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Với những danh thắng mà thiên nhiên ưu đãiban tặng cùng nhiều di sản, di tích văn hóa – lịch sử, Việt Nam nói chung và Vũng Tàu nói riêng là điểm đến đầy triển vọng của loại hình du lịch MICE trong khu vực ASEAN. Chưa hết, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn ra phức tạp, sự mất ổn định diễn ra tại nhiều quốc gia thì Việt Nam được công nhận là một điểm đến an toàn và thân thiện. Theo tính toán, loại hình MICE
mang lại giá trị kinh tế cao gấp 6 lần so với những loại hình du lịch thông thường. Cụ thể, theo ước tính của Tổng cục Du lịch Việt Nam: Mức chi tiêu trung bình (ngoài chi phí tour) của khách MICE từ châu Âu là 700–1.000 USD/ngày, khách châu Á khoảng 400 USD/ngày, con số thực tế có thể còn cao hơn.
Đánh giá việc phát triển du lịch MICE tại Việt Nam thời gian qua, ông Nguyễn Minh Mẫn – Trưởng phòng Truyền thông của Công ty Du lịch Vietravel cho rằng:
“Đoàn khách của du lịch MICE thường có quy mô lớn, có khi lên đến cả ngàn người, đồng thời khả năng kinhtế của khách MICE thường rất cao, bởi vậy mà du lịch MICE yêu cầu chất lượng dịch vụ trên mức thông thường rất nhiều. Họ thường yêu cầu khách sạn 4 – 5 sao, những khu resort (nghỉ dưỡng) cao cấp; tour sau hội nghị cũng phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu, địa điểm tổ chức tiện nghi và đơn vị vận chuyển, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch có kỹ năng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, số lượng khách sạn từ 4 – 5 sao đạt chuẩn tại nhiều thành phố chưa nhiều, khách sạn tại những thành phố lớn lại thường xuyên kín chỗ nên không phải lúc nào các hãng lữ hành cũng có thể đáp ứng yêu cầu của khách MICE. Sản phẩm MICE là tổng hợp của nhiều dịch vụ, đòi hỏi các bên tham gia từ lữ hành, vận chuyển cho đến lưu trú, tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng chương trình nhóm, chương trình tham quan... phải bắt tay chặt chẽ thì mới có thể tạo ra chất lượng dịch vụ tốt.”
Chính những nhìn nhận, đánh giá của ông Mẫn mà mỗi thành phố, địa phương đang phát triển ngành du lịch cần phải tập trung xây dựng, nâng cấp các cơ sở lưu trú, hệ thống các nhà hàng khách sạn, khu vui chơi và các trung tâm hội nghị, mua sắm trên địa bàn. Song song đó, mỗi thành phố, địa phương cần nhanh chóng khắc phục và bổ sung các hạn chế, điểm thiếu sót trong việc cung ứng cho đoàn khách du lịch MICE nhằm tối đa hóa lợi nhuậncũng nhưdoanh thu từ loại hình du lịch “hốt bạc” này.
Bà Rịa – Vũng Tàu vốn là thành phố du lịch nổi tiếng, về cảnh quan tự nhiên, có nhiều điểm mạnh để phát triển du lịch MICE hơn các thành phốtrong vùng. Ngoài phố biển Vũng Tàu còn có Côn Đảo, Hồ Tràm…. Khí hậu ôn hòa, có núi, biển, rừng nguyên sinh, suối nước nóng là những cảnh quan nổi trội để tổ chức du lịch MICE cao cấp. BR-VT chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh (cửa ngõ đón các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất) hơn 100km (2 giờ đường bộ hoặc 1 giờ 15 phút đường thủy). Thuận lợi này sẽ được nhân đôi khi sân bay quốc tế Long Thành sẽ đi vào hoạt động (dự kiến năm 2020).
Nhưng với loại hình du lịch cao cấp MICE, những lợi thế trên chưa đủ, mà nó đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng khác khi BR-VT chưa đáp ứng được.Không thể phủ nhận rằng, du lịch Vũng Tàu chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, những sản phẩm đặc thù còn thiếu và yếu, một số sản phẩm độc đáo nhưng vẫn còn dừng lại ở mức manh nha, đặc biệt chúng ta còn thiếu sự liên kết để có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, sản phẩm du lịch về đêm...
Để thu hút lượng khách đến Vũng Tàu, Thành phốcần phải luôn chú trọng nâng cao chất lượng du lịch cao để giữ chân du khách lưu trú dài ngày, chú trọng phát huy các di sản văn hóa thiên nhiên, các di tích văn hóa luôn được coi là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch, là sản phẩm đặc trưng của địa phương.
2.5. Các hạn chế phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Không thể phủ nhận rằng, tỉnh BR-VT có rất nhiều những điều kiện để phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch MICE, nhưng nếu nói đã đủ điều kiện phục vụ thì hoàn toàn không chính xác. Việc tiếp đón một đoàn khách MICE với số lượng hàng trăm, hàng ngàn người thì rất ít các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh có thể đáp ứng được. Song song bên việc thiếu các cơ sở lưu trú đạt chuẩn, còn có rất nhiều những hạn chế mà tỉnh BR- VT đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những hướng đi, giải pháp giải quyết triệt để, nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch MICE.
Mặc dù có nhiều điều kiện phát triển du lịch MICE nhưng ngành du lịch tỉnh BR- VT vẫn chưa thực sự khắc phục được những tồn tại nhiều năm qua như: lượt khách đến BR-VT tăng nhưng doanh thu du lịch, nộp ngân sách, số lượng khách lưu trú và thời gian lưu trú của khách vẫn còn thấp hơn so với các địa phương khác; việc quy hoạch du lịch của tỉnh thiếu đồng bộ về phân khu chức năng giữa các khu vực, kiến trúc còn manh mún, thiếu công trình tạo điểm nhấn. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa có tính mới, chưa tạo được nét đặc thù riêng của địa phương để cạnh tranh với các địa phương tương đồng về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Thiếu các khu tổ hợp du lịch lớn, nổi tiếng, đa dạng. Chưa kịp thời xây dựng kế hoạch và lộ trình để tổ chức đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung của dải du lịch ven biển như các tuyến đường nối xuống biển, các bãi tắm, dịch vụ công cộng để phục vụ nhân dân và du khách. Các thủ tục, chính sách về đầu tư, đất đai vẫn còn tồn tại những khó