Quý trọng nhân tài, tư tưởng giáo dục tiến bộ

Một phần của tài liệu Tiểu luận phong cách lãnh đạo độc đoán của lý quang diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai (Trang 33 - 34)

II. Giới thiệu về Lý Quang Diệu

2. Phân tích ưu nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu

2.1.2. Quý trọng nhân tài, tư tưởng giáo dục tiến bộ

Trong cuốn hồi ký mang tên "From Third World to First: The Singapore Story: 1965-2000" (bản dịch tiếng Việt có nhan đề "Bí quyết hóa rồng"), ông Lý Quang Diệu khẳng định: “Nhân tài là tài sản quý báu nhất của quốc gia” và “càng có nhiều nhân

tài là những vị bộ trưởng, các nhà quản trị và những người có chuyên môn cao thì các chính sách càng có nhiều ảnh hưởng, kết quả đạt được càng tốt hơn”.

Tác động đến thành công của Singapore:

Lý Quang Diệu là người khởi sướng và thực thi nhiều chính sách đào tạo và thu hút nhân tài cả ở trong và ngoài nước. Để tạo ra một lực lượng nhân tài đông đảo phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước, Chính phủ tạo ra cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả mọi người.

Công tác giáo dục được thực hiện khá nhân văn nhưng rất chặt chẽ và chất lượng: học sinh phổ thông không những được miễn học phí mà còn được tặng sách giáo khoa; nước này cũng không tổ chức các kỳ thi đại học mà xét tuyển căn cứ kết quả học tập ở các cấp học phổ thông, nhưng đặc biệt yêu cầu cao ở thi tốt nghiệp đại học, vì vậy đảm bảo các sinh viên có học lực yếu không thể tốt nghiệp.

Về tình trạng việc làm của người dân trong nước, ông Lý đã tỏ ra khá linh hoạt thông qua các chính sách ở mảng này. Cuối những năm 1970, khi đất nước đối mặt với khó khăn thiếu hụt nhân tài khi các quốc gia phương Tây thay đổi chính sách nhập cư, chấp nhận người di dân châu Á, ông Lý Quang Diệu đã lập ra 2 ủy ban. Một ủy ban có nhiệm vụ giúp những người có năng lực làm đúng nghề và một ủy ban kết hợp họ lại thành một xã hội. Với những người xuất sắc, ủy ban này có chính sách chiêu mộ hiền tài bằng cách đề nghị việc làm ngay trước khi tốt nghiệp. Kết quả, vào những năm 1990, nhân tài có được thông qua việc tích cực tuyển dụng đạt gấp 3 lần so với nhân tài bị mất đi do chảy máu chất xám. Bên cạnh đó, ông thành lập hai cơ quan thu hút nhân tài từ Ấn Độ và các nước trong khu vực, lý giải cho việc làm này, ông khẳng định: “Nếu không lấp vào chỗ trống bằng những tài năng nước ngoài, chúng tôi không làm

cho đất nước vươn lên hàng đầu được. Họ chính là những megabytes bổ sung cho chiếc máy tính Singapore”.

Hiện nay, Singapore được biết đến là một quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển tốt nhất và nổi tiếng là quốc gia có ưu tiên hàng đầu là đầu tư cho giáo dục.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phong cách lãnh đạo độc đoán của lý quang diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w