Nét riêng trong phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu

Một phần của tài liệu Tiểu luận phong cách lãnh đạo độc đoán của lý quang diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai (Trang 25 - 27)

II. Giới thiệu về Lý Quang Diệu

1.2.Nét riêng trong phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu

1. Những đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu

1.2.Nét riêng trong phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu

Có thể nói Lý Quang Diệu là một trong số rất ít những nhà độc tài thành công và được ngưỡng mộ trên thế giới trong thế kỷ 20. Một trong những minh chứng rõ nét nhất đó là ông nắm quyền Thủ tướng trong suốt năm 1959 đến 1990, kéo dài hơn 30

năm. Không có một Thủ tướng nào được tại vị lâu hơn ông. Kể cả sau khi ông thoái vị thì với chức bộ trưởng danh dự (senior ministor) và người hướng dẫn các bộ trưởng khác (minister mentor), ông tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong việc định hướng phát triển cho Singpaore. Sự độc đoán trong các chính sách của ông trong những ngày đầu làm Thủ tướng đã giúp Singapore được cả thế giới nhìn nhận là một đảo quốc thịnh vượng, an toàn và sạch sẽ. Các tập đoàn đa quốc gia đều có mặt tại đây. Và nếu không có một nhà lãnh đạo như Lý Quang Diệu, Singapore sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để đạt được những thành tựu như bây giờ.

Mặc dù sự độc tài của ông được thể hiện rất rõ trong việc ông trấn áp những người đối lập mình, đề ra các chính sách ngăn chặn sự phát triển của xã hội dân sự để ưu tiên cho những thành phần ưu tú nắm giữ những chức vụ quan trọng trong quốc hội cũng như nhà nước Singapore. Đặc biệt là những chủ trương có phần hà khắc của mình để bảo vệ một Singapore trong sạch, không tội phạm, không tham nhũng, luôn lành manh. Tuy nhiên phần lớn những người dân tại quốc đảo này vẫn luôn hài lòng với những quyết định có phần độc tài đó của ông. Họ luôn hiểu được nguyên nhân của sự độc tài là từ mong muốn của ông để giúp Singapore ngày một lớn mạnh, có một hệ thống quản trị tốt và hữu hiệu, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước

Nếu xem xét một cách kỹ lưỡng, không ít những người kiệt suất có tính cách cứng rắn, độc đoán, mang lại cảm giác cho những người khác về một sự độc tài, nhưng nếu xem xét kỹ thì Lý Quang Diệu hoàn toàn không phải như vậy. Điểm đặc biệt trong sự độc đoán của ông thể hiện rõ ở ba khía cạnh. Thứ nhất, xét về sứ mệnh, Lý Quang Diệu và hệ thống chính trị Singapore luôn duy lý, thẳng thắn, thực tế và luôn lấy thành công thực tế làm thước đo cho mình. Triết lý của ông nhấn mạnh đến sự khắc nghiệt của đời sống, rằng khả năng của côn người là hữu hạn, và con người chỉ có thể xây dựng được một xã hội tốt đẹp bằng phẩm giá và sự chăm chỉ. Thứ hai, xét về tinh thần tôn trọng tri thức và pháp luật, ông đã hướng đất nước Singapore thành một đất nước có hệ thống giáo dục và nghiên cứu hàng đầu thế giới, nơi những con người tài năng nhất được trọng dụng. Thực tế chứng minh rằng Singapore là một đất nước nổi tiếng minh bạch và có một hệ thống tư pháp hoàn hảo. Cuối cùng, xét về năng lực phê phán, một nhà độc tài sẽ thường tự lừa dối và huyễn hoặc, bóp méo hiện thực, không khách

quan mặc dù đang ngập chân trong sự thối nát. Lý Quang Diệu hoàn toàn ngược lại, ông luôn khâm phục người Mỹ và hệ thống chính trị Anh-Mỹ. Nhưng ông cũng cho rằng, có sự khác biệt nhất định về văn hóa giữa Anh-Mỹ và Đông Á, và vì thế, Singapore không thể rập khuôn hệ thống khác mà thành công được. Nếu ai đó cho rằng Lý Quang Diệu độc tài thì hãy xem ông đã nói gì "Các bạn có thể lên mạng, có thể đăng tải quan điểm của mình, xuất bản tạp chí hay tờ báo của mình, không có gì cản trở các bạn. Nhưng nếu bạn bôi nhọ bất cứ điều gì, chúng tôi sẽ kiện bạn. Bất cứ điều gì sai sự thật và làm mất danh dự, chúng tôi sẽ khởi kiện."

Một phần của tài liệu Tiểu luận phong cách lãnh đạo độc đoán của lý quang diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai (Trang 25 - 27)