gợi tả, gợi cảm.
+ Hệ thống động từ mạnh: tắt, buộc, ôm, riết, say, thâu, cắn….diễn tả cảm xúc dào dạt, mãnh liệt đến vồ vập của nhà thơ trước vẻ đẹp cuộc đời.
+ Hệ thống tính từ: xanh rì, tơ, mơn mởn, chếnh choáng, no nê, đã đầy…thể hiện sức xuân, sắc xuân, hương xuân và tình xuân.
+ Ngôn từ tạo nên những hình ảnh mới lạ, độc đáo: “tuần tháng mật”, “tháng giêng ngon”, “cặp môi gần”, “xuân hồng”. …
+ Đại từ nhân xưng: từ tôi đến ta thể hiện sự chuyển đổi tinh tế để khẳng định cái tôi rất riêng của tác giả.
2. Đức hạnh – nội dung cảm xúc của bài thơ
+ Lòng yêu đời, yêu cuộc sống, niềm khát khao giao cảm với đời bằng tất cả sự sôi nổi, mãnh liệt.
+ Nỗi u hoài, lo lắng trước sự hữu hạn của đời người trong cái vô hạn của đất trời. + Quan niệm nhân sinh mới mẻ: sống tích cực, có ý nghĩa trong từng khoảnh khắc của cuộc đời, đặc biệt là tuổi trẻ.
+ Ý thức cá nhân: dám sống, sống thật, sống mãnh liệt, say mê.
3. Bình luận
- Đây là nhận định đúng, thể hiện đầy đủ và sâu sắc bản chất của thơ
- Nhận định giúp người sáng tác ý thức rõ về giá trị của một tác phẩm thơ đồng thời giúp người đọc có cách tiếp cận về môt bài thơ hay.
C.Kết luận
- Khẳng định lại giá trị của nhận định
- Khẳng định bài thơ Vội vàng xứng đáng là người con gái đẹp, cả nhan sắc và đức hạnh. Với bài thơ, Xuân Diệu xứng đáng là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Đề 4: Nhà thơ Bằng Việt cho rằng “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm
xúc”
Qua cảm nhận về bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
Gợi ý
A. Mở bài