1. Cảm nhận về đoạn thơ thứ nhất
a. Cảnh sắc thiên nhiên
- Cảnh thiên nhiên phiêu tán, phân li với sông nước, gió mây, hoa bắp, thuyền trăng, sông trăng huyền ảo; toát lên vẻ đẹp êm đềm mà xao động, thơ mộng mà u buồn.
- Xu thế vận động của thiên nhiên có sự tương phản: hầu hết sự vật chảy trôi đi, còn trăng thì ngược dòng trở lại, chứa đựng những nghịch cảnh. b. Tâm trạng của nhân vật trữtình
- Tâm trạng phức tạp với nhiều sắc thái chuyển hoá đan xen: lúc buồn bã, lo âu bởi dự cảm chia lìa; lúc bồi hồi, phấp phỏng bởi khao khát ngóng trông... Tất cả đều mong manh, khắc khoải gần như vô vọng.
- Tâm hồn tuy nặng trĩu u buồn, nhưng vẫn rộng mở để đón nhận những vẻ đẹp huyền ảo, thi vị của thiên nhiên; tấm lòng thiết tha với đời và khao khát sống vẫn cố níu giữ, bám víu cuộc đời.
c. Đặc sắc nghệ thuật
- Hình ảnh thơ độc đáo, tài hoa, đầy ám ảnh: vừa dân dã vừa thi vị (dòng
nước buồn thiu, hoa bắp lay), vừa gợi tả vừa giàu sức biểu hiện (mây, gió);
nét thực, nét ảo cứ chập chờn chuyển hoá (sông trăng, thuyền chở trăng)
- Nhịp điệu khi khoan, khi nhặt hoà hợp với giọng điệu khi trầm lắng, khi khẩn cầu biểu lộ cảm xúc u hoài mà tha thiết (thể hiện thành sự chuyển hoá âm điệu từ hai câu đầu đến hai câu sau).
- Nhiều thủ pháp nghệ thuật như phép đối (câu một), nhân hoá (ở hầu hết các hình ảnh thiên nhiên), đại từ phiếm chỉ và câu hỏi tu từ (Thuyền ai đậu bến
sông trăng đó... tối nay?) làm cho ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tài hoa, biểu
lộ được nhiều trạng thái cảmxúc tinh tế.
2. Cảm nhận về đoạn thứ hai
a. Cảnh sắc thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên ngập chìm trong nỗi buồn chia li: Thời gian hiện lên trong sự mất mát chia lìa, Không gian của vũ trụ vô cùng vô tận cũng đang mang tâm trạng, nỗi buồn chia li.Thiên nhiên cảnh vật từ gió xinh, lá biếc, tiếng chim ...tất cả đều hờn giận, lo sợ, tiếc nuối vì ám ảnh chia lìa.
- Bức tranh thiên nhiên quen thuộc nhưng không vui tươi mà thấm đẫm nỗi buồn.
b. Tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Nỗi buồn, nỗi lo âu tiếc nuối bởi thời gian trôi đi sẽ cuốn theo bao cái đep của cuộc đời
- Nỗi buồn ấy xuất phát từ tâm trạng của nhân vật trữ tình khi ý thức về thời gian.
c. Đặc sắc nghệ thuật
- Hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo bởi những liên tưởng thú vị bất ngờ: mùi tháng năm...
- Đoạn thơ được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, câu hỏi tu từ vừa thể hiện sinh động bức tranh thiên nhiên vừa diễn tả tâm trạng
- Nhịp thơ trầm buồn, đầy suy tư
II. So sánh:
1. Điểm tương đồng:
- Cả 2 đoạn thơ đều gợi bức tranh mang nỗi buồn chia li.
+ Trong Đây Thôn Vĩ Dạ nỗi buồn chia li thể hiện gió mây chia lìa đôi ngả, dòng nước và hoa bắp thì buồn, lay động khẽ khàng.
+ Trong bài Vội Vàng ánh ảnh chia li thấm vào từng hình ảnh, cảnh vật, sông núi than thầm mãnh liệt, con gió xinh thì hờn vì phải bay đi, chim sợ độ phai tàn…
- Hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn và sự ám ảnh trước bước đi của thời gian. Hàn Mạc Tử hối hả: Có trở trăng về kịp tối nay? Lo sợ thời gian qua đi sẽ không còn cơ hội để được chở về Thôn Vĩ, lo sợ phải chia li với cuộc đời, Xuân Diệu lo sợ thời gian trôi mau sẽ không được hưởng thụ cuộc sống, không được sống mãi với mùa xuân của tuổi trẻ.
- Cả hai đoạn thơ nằm trong thi phẩm sáng tác trong thời kỳ thơ mới mang hơi thở, mang tinh thần thơ mới.
2. Điểm khác biệt:
* Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên trong Đây Thôn Vỹ Dạ bên cạnh nỗi buồn ảm đạm hiu hắt còn mang vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn lung linh kỳ ảo của xứ Huế trong tâm tưởng nhà thơ, còn bức tranh thiên nhiên trong Vội Vàng mang nỗi sợ hãi oán hờn trước bước đi của thời gian, bao trùm cả không gian và tạo vật từ sống núi gió mây đến chim chóc
- Tâm trạng nhân vật trữ tình trong Đây Thôn Vĩ Dạ vừa buồn vừa chới với khắc khoải bởi ám ảnh chia lìa với cuộc sống, trong Vội Vàng là nỗi lo lắng sợ hãi vì sự trôi chảy với thời gian con người không được sống mãi với tuổi trẻ. * Nghệ thuật
- Thể thơ: Bài Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác bằng thể thơ thất ngôn. Trong bài vội vàng thể thơ tự do.
-Biện pháp tu từ: Trong Đây thôn Vĩ Dạ nghiêng về đối lập, cách ngắt nhịp linh hoạt, điệp ngữ sử dụng câu hơi từ từ -> tâm trạng khắc khoải của nhà thơ. Vội vàng là sự cộng hưởng của các hình ảnh thể hiện ám ảnh chia lìa, nhà thơ sử dụng chuyển đổi ẩn dụ cảm giác tạo ấn tượng độc đáo.