Lí giải sự khác biệt:

Một phần của tài liệu SKKN hướng dẫn học sinh ôn tập tác phẩm vội vàng – chương trình ngữ văn 11 (Trang 36 - 38)

- Hoàn cảnh sáng tác khác nhau, hoàn cảnh riêng của mỗi nhà thơ cũng do đặc điểm phong cách của mỗi hình ảnh: Xd ...

- Giống nhau trong sự thống nhất, nội dung của nền văn học và sự thống nhất chung trong cảm hứng thơ mới, và sự khác biệt tạo sự phong phú, đa dạng và nhiều sắc thái riêng biệt nền thơ mới nói riêng và nền văn học nói chung.

C. Kết luận

-Khẳng định giá trị hai đoạn thơ và sức sống lâu bền của hai tác phẩm

-Điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ thể hiện sự kế thừa thống nhất phong trào Thơ mới, điểm khác biệt lại tạo nên sự phú đa dạng của thơ mới và thơ ca nói chung.

4. Một số đề tham khảo (không có hướng dẫn)

Đề 1: Bàn về tác giả Xuân Diệu, nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh có

viết: Nhìn một cách tổng quát, toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu thấy

một tư tưởng chi phối tất cả ấy là niềm khát khao giao cảm với đời, cuộc đời hiểu theo nghĩa chân thật và trần thế nhất.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc cảm nhận bài thơ Vội vàng hãy chứng minh nhận định trên.

Đề 2: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn

nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam).

Giải thích ý kiến trên. Điều đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Vội vàng”?

Đề 3: Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Hãy phân tích bài thơ “vội vàng” để thấy được điều đó.

Đề 4: Lamactin – nhà thơ Pháp tâm sự: “Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”.

Anh/chị có suy nghĩ gì về lời tâm sự trên ? Bằng hiểu biết về bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), hãy làm sáng tỏ những suy nghĩ của mình?

Chương 3: NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU

Việc vận dụng sáng kiến Hướng dẫn học sinh ôn tập bài thơ “Vội vàng”

– Ngữ Văn 11 đã từng bước được thực hiện cũng như có sự điều chỉnh, bổ sung

cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hệ thống câu hỏi, đề bài đảm bảo đầy đủ các mức độ từ cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó đảm bảo cho mong muốn, nhu cầu học tập của tất cả các đối tượng học sinh, qua đây các em đều được làm việc và phát huy khả năng của bản thân. Điều quan trọng nhất là chuyên đề đã giúp học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức, củng cố, rèn luyện được kỹ năng mà còn hình thành, phát triển được các năng lực cho các em, giúp cho các em năng lực tự học để có thể học tập suốt đời.

Quá trình thực hiện được áp dụng cụ thể trên hai lớp học sinh có trình độ nhận thức tương đương: lớp 11A6 và 11A7 (hai lớp khối D, có điểm đầu vào tương đương nhau) . Giáo viên chọn một lớp thực nghiệm (11A7) và một lớp đối chứng (11A6). Sau đó cùng cho hai lớp làm cùng một bài kiểm tra sau khi học xong. Kết quả thu được như sau:

- Lớp 11A6: nhiều học sinh làm bài còn mang tính chất chống đối mà chưa có sự đầu tư thực sự, kiến thức chưa có hệ thống, chưa chủ động học bài và tìm hiểu bài, chưa chủ động giải quyết vấn đề.

- Lớp 11A7: chất lượng các bài kiểm tra tốt hơn. Đa số các bài kiểm tra đều thể hiện sự nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu của học sinh. Các bài kiểm tra cũng cho thấy học sinh đã làm việc một cách chủ động, bên cạnh kiến thức đã học trên lớp, nhiều bài còn có sự liên hệ, mở rộng, tìm tòi thêm các tư liệu trên sách báo và Internet. Một số bài còn thể hiện sự sáng tạo riêng của học sinh trong cách giải quyết vấn đề.

- Kết quả cụ thể: *Lớp 11A6:

Tổng số/ Tỉ lệ Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

35 2 9 20 2 2

100% 5,7% 25,7% 57,2% 5,7% 5,7%

*Lớp 11A7:

Tổng số/ Tỉ lệ Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

38 5 20 11 2 0

Thông qua kết quả bước đầu có thể nhận thấy việc vận dụng chuyên đề

Hướng dẫn học sinh ôn tập bài thơ “Vội vàng” – Ngữ Văn 11 giúp học sinh có

thái độ nghiệm túc, chủ động, tự tin, sáng tạo hơn trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. Cùng với đó mức độ hiểu bài cũng sâu sắc, đầy đủ hơn và đạt được kết quả khả quan hơn qua bài kiểm tra chất lượng.

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Về phía giáo viên: Chuẩn bị chuyên đề chu đáo, trong khi giảng dạy cần vận dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học, tùy vào đối tượng học sinh mà áp dụng ở mức độ khác nhau.

- Về phía học sinh: cần được yêu cầu tìm hiểu kiến thức về phong trào Thơ mới, về tác giả Xuân Diệu. Ôn lại bài giảng trên lớp về bài thơ Vội vàng, tìm hiểu thêm trên sách báo, trê Internet về tác phẩm. Vận dụng những kiến thức đã có để tự giải các đề bài liên quan đến tác phẩm. Thái độ chủ động giải quyết các nhiệm vụ học tập.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến kiến

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tác giả: sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Thông qua những vấn đề lý thuyết và cơ sở thực tiễn như đã triển khai cùng những kết quả bước đầu, có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Vận dụng chuyên đề Hướng dẫn học sinh ôn tập bài thơ “Vội vàng” –

Ngữ Văn 11 là thiết thực và đạt được những kết quả tích cực. Đó cũng là nguồn

tài liệu cần thiết để học sinh có thể tiến hành tự học, tự nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm. Vận dụng chuyên đề không những giúp học sinh nắm chắc được một tác phẩm, một đơn vị kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 11 mà quan trọng hơn, qua đây học sinh có thể hình thành năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề trong những tác phẩm, những bài học về sau.

Một phần của tài liệu SKKN hướng dẫn học sinh ôn tập tác phẩm vội vàng – chương trình ngữ văn 11 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w