Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức thực thi Luật An toàn thông tin mạng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC THI LUẬT AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 44 - 47)

các cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

d. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới

Hàng năm, thông qua các cuộc họp sơ kết, tổng kết năm và các cuộc họp thường kỳ của các Ban chỉ đạo tỉnh; qua các báo cáo của cơ quan các cấp. Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh báo cáo việc triển khai các nội dung trong kế hoạch như tiến độ triển khai, kinh phí triển khai, hiệu quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, và đề xuất, kiến nghị triển khai Luật An toàn thông tin mạng. Đối với nội dung nào có tính đổi mới, đột phát thì sẽ tiến hành phân tích, tìm hiểu, nhân rộng ra để triển khai đến các cơ quan, tổ chức khác. Đối với những nội dung cần phải điều chỉnh, thay đổi thì tùy vào chức năng, quyền hạn thì kiến nghị, đề xuất lên các cấp có thẩm quyền xem xét.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức thực thi Luật An toàn thôngtin mạng tin mạng

1.2.3.1. Các yếu tố khách quan

Nội dung Luật an toàn thông tin mạng có thể thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Đồng thời không gây chồng chéo với các chính sách khác, không gây khó khăn nhất định khi áp dụng.

Việc triển khai các nội dung của chính sách Luật An toàn thông tin mạng có thể sẽ không được giống nhau ở từng cơ quan, địa phương do chức

năng, nhiệm vụ, giải pháp ở mỗi lĩnh vực hoặc mỗi địa phương sẽ khác nhau do ảnh hưởng của kinh tế, vị trí địa lý, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, địa phương trong tỉnh.

1.2.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Sự quan tâm của chính quyền tỉnh: Một chính sách có được quan tâm, triển khai hay không phụ thuộc vào mức độ quan tâm của đội ngũ lãnh đạo tỉnh, nếu chính sách đó được sự quan tâm, bộ máy tổ chức thực thi chính sách tinh gọn, hiệu quả thì sẽ được triển khai một cách nhanh chóng, thuận lợi và sát sao. Ngược lại chính sách đó sẽ chỉ được triển khai một các chung chung, qua loa, không có mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

- Năng lực của cơ quan tham mưu chính: Với đội ngũ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn có trình độ, năng lực cao sẽ tham mưu cho chính quyền tỉnh việc triển khai chính sách với các nội dung phù hợp, sát với tình hình thực tế của tỉnh, việc triển khai sẽ thuận lợi và chi tiết, cụ thể đến từng nội dung. Nếu trình độ chuyên môn của lãnh đạo, cán bộ kém sẽ làm việc triển khai mất nhiều thời gian hơn do công tác chuẩn bị, nắm bắt, rà soát, chủ động, triển khai chưa tốt.

- Công tác tuyên truyền: Đây là một nội dung rất quan trọng, nếu công tác tuyên truyền việc triển khai thực thi Luật An toàn thông tin mạng chưa được quan tâm thì sẽ không thể làm cho các cấp chính quyền nắm được các nội dung cốt lõi của chính sách hết cho mọi người. Nếu nội dung tuyên truyền sâu, rộng tới được các chủ thể cần tuyên truyền thì việc triển khai sẽ rất dễ dàng do các cơ quan ,đơn vị, cá nhân đã có đầy đủ thông tin cần thiết.

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: để triển khai có hiệu quả các kế hoạch thực thi chính sách Luật An toàn thông tin mạng cần một đội ngũ giỏi để vận hành, triển khai các nội dung trên. Vì vậy cần phải quan tâm, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ này. Chủ động mởi các lớp đào

tạo, tập huấn, cử đi tham dự các hội thi, hội thảo .

- Kinh phí: Để tổ chức thực thi Luật an toàn thông tin mạng thành công thì cần thiết phải bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung như: Chi xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; chi xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin; chi đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực của chính quyền tỉnh; chi tuyên truyền phổ biến việc thực hiện các chính sách ; chi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách; chi khác như: Chi phụ cấp, chi bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh.

- Sự phối hợp của các cơ quan liên quan: Đây cũng là một nội dung quan trọng ảnh hưởng tới quá trình tổ chức thực thi Luật An toàn thông tin mạng. Việc phối hợp tốt giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp công việc được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, nhanh chóng. Ngược lại sẽ làm công việc bị đình trệ, rất khó khăn trong quá trình triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực thi chính sách Luật An toàn thông tin mạng cũng cần phải được coi trọng, nếu công tác thanh tra, kiểm tra lơ lỏng, qua loa, đại khái, số liệu báo cáo không trung thực, phản ánh không đúng thực tế thì sẽ dẫn tới việc tổng kết, xây dựng phương hướng triển khai tiếp theo sai lệch hoặc không đúng nội dung yêu cầu đặt ra.

Từ những điều kiện nói trên, có thể nhận thấy rằng quá trình thực thi Luật an toàn thông tin mạng có liên quan đến nhiều cơ quan, chủ thể khác nhau. Để thực hiện thành công Luật an toàn thông tin mạng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, chủ thể này, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự nhất trí, đồng thuận của người dân để đạt được các mục tiêu đề ra.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI LUẬT AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG CỦA CHÍNH QUYỀN

TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC THI LUẬT AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w