còn nhỏ, điều này sẽ tạo ấn tượng tốt và hình thành trong đầu trẻ về một thương hiệu có thể mang lại cho chúng “tuổi thơ”.
CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VỚI ĐỐI THỦ VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA KHÁCHHÀNG HÀNG
Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ngày càng phổ biến khắp thế giới bởi đặc tính nhanh gọn và tiện lợi. Tại thị trường Việt Nam, thức ăn nhanh cũng đang dần chiếm được lòng tin của khách hàng, đặc biệt là thanh thiếu niên. Bên cạnh KFC, phải kể đến những doanh nghiệp đã “du nhập” vào thị trường khá lâu là: McDonald’s, Burger King, Lotteria, Jolibee, Subway… KFC đang nỗ lực hết sức để vượt qua các đối thủ của mình cũng như thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng các chiến lược như sau:
SẢN PHẨM
thủ cạnh tranh mà còn đa dạng hóa các sản phẩm của mình ở mỗi thị trường mà hãng đặt chân đến.
Ở Việt Nam, bên cạnh các món ăn truyền thống là gà rán36
Đặc điểm giúp KFC nổi tiếng trên toàn thế giới chính là món gà rán truyền thống Original Recipe được tẩm gia vị theo công thức của Sanders gồm 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau. Du nhập vào các nước trên thế giới, KFC luôn điều chỉnh thực đơn của mình để phù hợp với khẩu vị từng vùng, miền. KFC không ngừng tạo sự khác biệt với các đối
KÊNH PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP
KFC có tổng cộng hơn 20.000 cửa hàng ở hơn 150 quốc gia mà chủ yếu ở các thành phố lớn. Tại Việt Nam, KFC cũng có hơn 140 cửa hàng phủ sóng 3 miền Bắc – Trung – Nam và ở các thành phố lớn. Kênh phân phối trải rộng tại nhiều nơi nhằm tiếp cận tối đa khách hàng. Không chỉ lựa chọn các tỉnh thành lớn, KFC kĩ càng trong việc đặt các cửa hàng của mình tại những vị trí thuận lợi, như trung tâm, ngay góc các giao lộ, siêu thị, trung tâm mua sắm, những nơi có vị thế đẹp và có đông dân…
KFC cung cấp cho khách hàng thêm lựa chọn đặt đồ ăn trực tuyến thông qua trang web của KFC và cũng có thể đặt đồ ăn KFC từ các ứng dụng / trang web đặt đồ ăn hàng đầu mà KFC đã hợp tác, với tiêu chí tiện lợi, cùng đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất.
“Dịch vụ ghét trễ” là một trong những chiến thuật giúp KFC cạnh tranh với đối thủ, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.
GIÁ CẢ
Trước đây khi mới gia nhập vào Việt Nam, khi thu nhập của người dân ở mức trung bình và họ vẫn còn xa lạ với các sản phẩm mang hương vị rất “Tây”, KFC sử dụng chiến lược giá xâm nhập, sử dụng mức giá thấp để người tiêu dùng dần quen với thương hiệu cũng như tối giản đến mức có thể để phù hợp với chi tiêu người Việt. Ngày nay, một tỷ lệ dân số trẻ có thu nhập cao ngày càng tăng, nhu cầu thể hiện mình càng lớn và tạo ra một nhu cầu lớn cho các ngành hàng cao cấp, họ sẵn sàng chi trả cao hơn cho những bữa ăn ngon miệng và chất lượng. Nhận thấy nhu cầu đó, KFC chuyển sang chiến lược định giá theo cạnh tranh với mức giá cao hơn đối thủ của mình nhưng không đáng kể.
Bên cạnh đó, KFC sử dụng chiến lược giá tùy chọn cho sản phẩm của mình, khách hàng khi mua các mặt hàng chính có trong thực đơn và sau đó có thể chọn các món “bổ sung” hoặc “phụ” như đồ uống hoặc món tráng miệng phù hợp với mặt hàng chính mà họ đã mua. Như vậy khách hàng sẽ chi thêm tiền cho mặt hàng chính mà họ muốn mua và cả các tiện ích bổ
sung. Chiến lược giá combo cũng được KFC sử dụng, hang sẽ nhóm các sản phẩm khác nhau lại với nhau và cung cấp cho khách hàng với giá thấp hơn một chút. KFC đưa các ưu đãi kết hợp khác nhau cho khách hàng của mình và cũng cung cấp cho khách hàng tùy chọn để thực hiện kết hợp theo lựa chọn của riêng họ.
Người tiêu dùng thường lựa chọn và thưởng thức thức ăn vào dịp cuối tuần, đây là thời điểm có nhiều thời gian cho việc mua sắm, nghỉ ngơi và sum họp gia đình, vì thế tần suất vào các ngày này thường dày đặc hơn các ngày trong tuần. Để đảm bảo lượng khách hàng cân bằng mọi ngày, KFC thường đưa ra các chương trình khuyến mãi vào các ngày trong tuần như gà rán 18k từ thứ 3 đến thứ 5 hàng tuần, các thực đơn cho bữa trưa tiết kiệm…
CON NGƯỜI
39