Gia Lai có điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế thông qua hệ thống đường bộ và đường hàng không. Các Quốc lộ 14, 19, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Bắc Campuchia, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến cảng biển để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, cụ thể: Quốc lộ 25 nối Gia Lai với Phú Yên; Quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, Đà Nẵng về phía Bắc và Đăk Lăk, Đăk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam; Quốc lộ 19 nối với cảng biển Quy Nhơn - Bình Định về phía Đông và các tỉnh Đông Bắc Campuchia về hướng Tây. Ngoài ra, Gia Lai có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, sân bay Pleiku (hiện đang khởi công nâng cấp để khai thác các loại máy bay A320, 321 và tương đương) vàđường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn tỉnh [1].
Gia Lai được đánh giá là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của cả nước và nằm ở vị trí trung tâm của khu vực tam giác phát triển 03 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, là cửa ngõ đi ra biển của phần lớn các tỉnh trong khu vực, nên đây là điều kiện thuận lợi để cùng các tỉnh bạn đẩy mạnh hợp tác phát triển và phát huy các lợi thế vốn có của mình nhằm tăng năng lực sản xuất và hạ tầng kinh tế, tạo khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hướng, tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực, thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng cùng phát triển [1].
Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh như đã nêu trên, Gia Lai còn gặp những khókhăn, thách thức như sau:
Với xuất phát điểm nền kinh tế thấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, trình độ văn hóa, dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh nói riêng.
56
Hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, đến nay Gia
Lai vẫn còn là một tỉnh nghèo so với cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành còn chậm. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đặc biệt là quản lý quy hoạch đô thị thực hiện chưa tốt, cơ sở kết cấu hạ tầng kỹ thuật đầu tư chưa đồng bộ, còn nhiều khó khăn; nguồn vốn đầu tư còn thấp.
Trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chất lượng lao động qua đào tạo chưa cao; đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên đang là lực cản đối với sự phát triển, làm hạn chế việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, để phát huy tối đa lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tỉnh cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, trước hết là vấn đề phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
2.2. Thực trạng pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Gia Lai
2.2.1. Pháp luật về phòng ngừa tham nhũng
Thứ nhất, ban hành các quy định có liên quan đến lĩnh vực đầu tư, mua
sắm công.
UBND tỉnh đã ban hành các văn bản sau: Quyết định số 12/2012/Q Đ-
UBND ngày 01/7/2012 về quản lý dự án đầu tư, sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 14/4/2014
về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 01/7/2010
về ban hành Kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
57
trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 32/Q Đ-UBND ngày 29/01/2016 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 156/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh khóa X – Kỳ họp thứ 11 về quyết định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của tỉnh giai đoạn 2016-2020. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch đầu tư triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Quyết định số 129a/QĐ-SKHĐT ngày 20/9/2011 và được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa và được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư (http://skhdt.gialai.gov.vn/). Ngoài những lĩnh vực công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư công khai các nội liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như: Chương trình đầu tư công hàng năm, công tác quy hoạch hàng năm, các văn bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Danh mục dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, ban hành các quy định trong lĩnh vực tài chính và ngân sách
nhà nước.
Trong lĩnh vực này, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản giao chỉ tiêu kế koạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị trực thuộc, đồng thời chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện công khai định mức, chế độ tiêu chuẩn chi thường xuyên, mua sắm thiết bị theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách
Nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính và được đăng tải trên Trang thông tin, điện tử của UBND tỉnh (http://gialai.gov.vn/).
58
Ngoài những lĩnh vực công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính công khai các nội liên quan đế lĩnh vực tài chính, ngân sách trên trang thông tin điện tử của Sở Tài chính
(http://stc.gialai.gov.vn/) như: Số liệu dự toán, quyết toán ngân sách tỉnh hàng năm; quyết toán chi của các đơn vị hàng năm; Quyết định về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho thời kỳ 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Kết quả kiểm toán ngân sách Nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị quả Kiểm toán nhà nước đối với tỉnh...
Thứ ba, ban hành các quy định trong lĩnh vực công tác cán bộ.
UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định giao chỉ tiêu biên chế hàng năm cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Cụ thể như: Quyết định số
1202/QĐ-UBND ngày 17/02/2015 về phân bổ chỉ tiêu người làm việc và chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP cho các đơn vị sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo công lập năm 2016; Quyết định số 383/QĐ-
UBND ngày 25/4/2016 về phê duyệt Kế hoạch tinh giản biên chế hành chính sự nghiệp tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 443/QĐ-UBND
ngày 17/5/2016 về phân bổ biên chế công chức, số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP cho các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh năm 2016. Các quyết định trên đều được gửi đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và đều được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử theo địa chỉ:
http://snv.gialai.gov.vn.
Việc luân chuyển, bổ nhiệm, điều động cán bộ, công chức, thực hiện theo thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ, công chức của tỉnh, cụ thể: Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 của UBND tỉnh về việc ban
59
hành Quy định quản lý công tác tổ chức cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc tỉnh Gia Lai.
Thứ tư, ban hành các quy định về cải cách hành chính góp phần phòng ngừa tham nhũng.
UBND tỉnh đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính nhằm góp phần phòng ngừa tham nhũng, cụ thể: Quyết định số 77/2006/QĐ-UBND ngày 29/9/2006 về việc ban hành Chương trình cải cách hành chính Nhà nước của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010; Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 về việc ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Gia Lai; Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 08/8/2013 về việc ban hành Quy định về nội dung chi, mức chi phục vụ hoạt động cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Về cải cách thủ tục hành chính, UBND tỉnh đã ban hành 13 văn bản quy phạm pháp luật và 65 văn bản chỉ đạo điều hành cải các thủ tục hành chính; ban hành bộ TTHC áp dụng trên địa bàn tỉnh, với 1620 thủ tục [56].
Thứ năm,về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức.
UBND tỉnh chỉ có các văn bản yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương thực hiện Nghị định 150/2013/NĐ-CP ngày 02/01/2013
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2007/NĐ-
CP ngày 02/01/2013 của Chính phủ về chuyển đổi vị trí công tác của
CBCCVC.
Thứ sáu, ban hành quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vịkhi để xửra tham nhũng.
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 838/QĐ-UBND ngày 17/9/2015
về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTG ngày
60
người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong cải cách TTHC; Quyết định số 627/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 về việc nâng cao hiệu quả công tác và tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thứ bảy, ban hành các quy định về chếđộ, định mức, tiêu chuẩn.
- Về chế độ chính sách, UBND tỉnh đã ban hành để triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương về chế độ, chính sách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chẳng hạn như: Quyết định số 121/2006/QĐ-UBND ngày
29/12/2006 về việc qui định mức thu, chếđộ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước; Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND
ngày 31/07/2014 Về việc ban hành Quy định chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 07/09/2015 Về việc quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách, các tổ chức chính trị xã hội ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh…
- Về định mức, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm và văn bản chỉ đạo điều hành về định mức trên các lĩnh vực, như: Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 23/09/2011 về việc quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 24/2013/QĐ- UBND ngày 20/08/2013 về việc quy định mức chi hỗ trợ phát lại các chương trình phát thanh, truyền hình ở đài phát thanh, truyền hình các cấp; Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 về việc quy định các định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh Gia Lai...
- Về tiêu chuẩn, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành về các tiêu chuẩn để thực hiện chức năng
61
quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, như: Quyết định số 21/2012 ngày
03/10/2012 ban hành Quy định tiêu chuẩn, đối tượng, điều kiện giao đất xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Quyết định số
14/2014 ngày 31/01/2014 về việc ban hành Quy định chi tiết tiêu chuẩn xét
công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn
hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
Quyết định số 471/2015 ngày 27/5/2015 về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý.
Thứ tám, ban hành các quy định về quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ.
Thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của CBCCVC làm việc trong bộ
máy chính quyền địa phương, Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản số 1655/UBND-NC ngày 18/6/2008 để chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện.
2.2.2. Pháp luật về phát hiện và xửlý tham nhũng
Ở tỉnh Gia Lai đến thời điểm hiện tại chưa ban hành các quy định về phát hiện, xử lý tham nhũng mà chỉ tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phát hiện và xử lý tham nhũngdo Trung ương ban hành.
2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham
nhũng ở tỉnh Gia Lai
2.3.1. Tổ chức bộ máy phòng, chống tham nhũng của tỉnh Gia Lai
Hiện nay, toàn tỉnh có 47 cơ quan, tổ chức, đơn vị đang thực hiện chức năng PCTN, với tổng số 99 người. Trong đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên trách có: 01/08 người; cơ quan, tổ chức, đơn vị không chuyên chuyên trách
có: 46/91 người; cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh có 12/18 người, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện có 35/81 người [55].
62
- Phòng Thanh tra PCTN thuộc Thanh tra tỉnh có chức năng,nhiệm vụ giúp lãnh đạo cơ quan tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổng hợp, báo cáo về vấn đề kê khai, minh bạch tài sản, việc thực hiện Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng Ngân sách Nhà nước; tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh công tác PCTN; theo dõi, đôn đốc, báo cáo UBND tỉnh về việc thực hiện chiến lược Quốc gia về PCTN.
Số đơn vị có chức năng PCTN thuộc Thanh tra nhà nước trong toàn
tỉnh có 18/25 người; trong đó: chuyên trách có: 01/08 người (cấp tỉnh), không
chuyên trách có 17/17 người(cấp huyện).
- Công an tỉnh thành lập Tổ chuyên trách chống tham nhũng trực thuộc Phòng cảnh sách điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46).
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh giao chức năng kiểm sát các vụ án tham nhũng cho Phòng Kiểm sát Điều tra và kiểm sát xét sử sơ thẩm hình sự án kinh tế và chức vụ (Phòng 1).
Các cơ quan , đơn vị phòng, chống tham nhũng trên thực hiện chức năng trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng như sau:
- Ban Tiếp công dân tỉnh tham mưu, triển khai thực hiện tốt việc tiếp