3.1. Dự bào tình hình và phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về
phòng, chống tham nhũng
3.1.1. Dự báo sựthay đổi các yếu tốtác động đến pháp luật về phòng,
chống tham nhũng trong thời gian tới
Trong thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về PCTN, nhưng các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và cơ bản nhất là: Cơ chế quản lý kinh tế; cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước; chế độ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền; ý thức pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN; yếu tố văn hóa, truyền thống dân tộc và hợp tác quốc tế về PCTN.
Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế thị trường nên còn tiềm ẩn nhiều sự thay đổi, nhiều yếu tố bất định, thậm chí còn tiếp tục xuất hiện những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý hoạt động kinh tế, quản lý hành chính tạo điều kiện cho sự phát triển của tham nhũng… Mặt trái của cơ chế thị trường đã nảy sinh tham
nhũng ở nhiều nơi, nhất là ở những lĩnh vực mà pháp luật còn quy định thiếu chặt chẽ và sự quản lý của Nhà nước còn bộc lộ yếu kém, buông lỏng hoặc không đủ khả năng để theo kịp sự vận động của cơ chế thị trường. Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện pháp luật về PCTN cần dự liệu tối đa được các dạng của hành vi tham nhũng sẽ nảy sinh trong cơ chế thị trường để xây dựng các quy định của pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển nhưng cũng vừa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng một cách nhanh chóng, kịp thời và triệt để.
83
Các yếu tố tiêu cực của lối sống cá nhân ích kỷ, sống gấp, thực dụng, coi trọng đồng tiền… làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, thái độ của người dân và các quan chức nhà nước. Họ cho rằng việc đưa hối lộ và nhận hối lộ là
“chuyện bình thường” trong quan hệ với người có thẩm quyền giải quyết công việc. Còn việc không đưa hối lộ và không nhận hối lộ mới là “chuyện bất bình thường”trong xã hội.
Ngoài ra, các nhân tố khác như thương mại điện tử, mở cửa thị trường tài chính; sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… có thể làm cho tệ nạn tham nhũng phát sinh, phát triển theo những hướng mới.
Do vậy, có thể dự báo trong thời gian tới, tình hình tham nhũng có thể sẽ còn diễn biến phức tạp với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Tham nhũng có tính “lợi ích nhóm”,tình
trạng sách nhiễu “tham nhũng vặt” trong khu vực công gia tăng.
Đối tượng tham nhũng tự rút kinh nghiệm và sẽ sử dụng những phương thức, thủ đoạn phạm tội đa dạng, tinh vi, khôn khéo hơnnên rất khó phát hiện.
Hình thức có xu hướng phổ biến là các đối tượng tham nhũng sẽ cấu kết, móc ngoặc với nhau thành các đường dây, tập đoàn phạm tội với sự chuyên môn hóa và tính tổ chức cao, nhất là trong các lĩnh vực bị cấm như sản xuất hàng giả, hàng nhái, buôn bán vũ khí, ma túy…
Lĩnh vực mà đối tượng tham nhũng tập trung vào vẫn là quản lý vốn ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cấp phép xây dựng, mua sắm công; công tác cán bộ (tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, tinh giản biên chế)… Đặc biệt là tham nhũng trong việc sử dụng vốn cho xây dựng cơ bản mà tiêu biểu nhất là hành vi đút lót để ăn chia phần trăm, lại quả hay trong quản lý đất đai chưa có hiện tượng thuyên giảm. Thậm chí chúng còn tăng lên theo quy mô đầu tư công
84
của Nhà nước. Khâu đấu thầu, đền bù vẫn còn ít nhiều thể hiện tính cục bộ của quá trình đầu tư. Vẫn tồn tại tình trạng chia nhỏ thành các gói thầu để chỉ định thầu, hoặc đấu thầu một cách hình thức để tạo "công ăn việc làm cho người
nhà", cho "sân sau"của các quan chứccó thẩm quyền.
Quy mô hoạt động của đối tượng tham nhũng sẽ ngày càng rộng, từ Trung ương đến địa phương, từ trong bộ máy nhà nước đến doanh nghiệp với mức độ nguy hiểm ngày càng cao, hậu quả gây ra cho Nhà nước, xã hội sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.Tham nhũng, lãng phí làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội gây bức xúc dư luận xã hội, là thách thức nghiêm trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.