Khái niệm, sự cần thiết và mục đích của hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã hương thủy, thừa thiên huế (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Khái niệm, sự cần thiết và mục đích của hoạt động huy động vốn

- Nguồn vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý

Ngân hàng chuyên thu hay chuyên chi hộ khách hàng, hoặc ngân hàng làm đại lý cho tổ chức tín dụng khác nhận vốn để chuyển vốn đó cho một dự án đầu tư nào đó. Việc phát triển có thể theo tiến độ công việc, bởi vậy có thể tạo nên một tài khoản và ngân hàng có thể sử dụng tạm thời tài khoản ấy vào

kinh doanh.

- Phát hành chứng từ có giá

Là dạng huy động ngắn hạn hoặc dài hạn nhưng hình thức này không mang tính thường xuyên và liên tục nhưng nguồn vốn này tương đối ổn định. Các giấy tờ có giá bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Khái niệm, sự cần thiết và mục đích của hoạt động huy động vốn vốn

1.3.1.1. Khái niệm

Huy động vốn là quá trình thu hút, động viên và quản lý những phương tiện tiền tệ trong xã hội nhằm cho vay và thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh khác nhau của ngân hàng, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết và đáp ứng các nhu cầu chi trả khác nhau của ngân hàng.

1.3.1.2. Sự cần thiết và mục đích của hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó là nguồn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín

17

dụng cho nền kinh tế. Do vậy có thể nói hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết đầu vào của ngân hàng thương mại.

Ngân hàng luôn giữ lượng tiền mặt tại quỹđể đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của ngân hàng. Tùy theo quy mô hoạt động của ngân hàng mà ngân hàng phải duy trì mức tồn quỹ là bao nhiêu để đảm bảo khả năng thanh toán hàng ngày của ngân hàng. Ngân hàng còn phải trích một khoản vốn cho lượng tiền dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước.

Huy động vốn để thu hút nguồn vốn từ nơi thừa về nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi. Trên cơ sở thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để mục tiêu đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, là để giảm lượng tiền dư thừa trong lưu thông đồng thời góp phần tăng vòng quay của đồng vốn.

Sử dụng vốn để cho vay, đây là số vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số sử dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng phải xem xét từng đối tượng khách hàng để cho vay sử dụng đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả, và phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn cũng như trả lãi đúng hạn để duy trì hoạt động của ngân hàng.

Sử dụng vốn để kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Ngoài việc thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn thì ngân hàng còn cần vốn để đầu tư các lĩnh vực khác để tăng thêm lợi nhuận. Ngoài ra ngân hàng còn tham gia vào thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái và can thiệp trên thị trường tiền tệ nhằm mục đích tăng thêm lợi nhuận.

Đối với khách hàng, việc huy động vốn của ngân hàng cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác hoạt động huy

18

động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất giữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi của mình.

Đối với xã hội, hoạt động huy động vốn góp phần quản lý được lượng tiền lưu thông trong xã hội; định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế, cho từng vùng; điều hòa vốn giữa những khách hàng có vốn và những khách hàng thiếu vốn. Ngoài ra hoạt động huy động vốn còn góp phần tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

1.3.2. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.3.2.1. Khái niệm vềtiền gửi khách hàng cá nhân

 Nguồn vốn trong dân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các nguồn như thu nhập từ tiền lương, tiền công, các khoản thừa kế, quà tặng, quà biếu từ nước ngoài… Với những nguồn thu nhập này, sau khi chi dùng cho các nhu cầu, chỉ một phần là những khoản tiền nhàn rỗi, và một phần của những khoản tiền này được gửi vào các NHTM dưới hình thức tiết kiệm để hưởng lãi.

Nói cách khác, tiền gửi cá nhân là những khoản tiền trích trong thu

nhập, tiền nhàn rỗi của gia đình cá nhân được gửi vàp ngân hàng với mục đích an toàn và hưởng lãi, chờ đợi một cơ hội chi tiêu trong tương lai. Đôi khi họ còn gửi vào với mục đích thanh toán nhưng bản chất của lại tiền này là tiền để dành cho cất trữ nên nhìn chung tiền gửi cá nhân có tính ổn định cao.

1.3.2.2. Các nguyên tắc huy động vốn khách hàng cá nhân

 Việc huy động vốn phải dựa trên nhu cầu cho vay

Ngân hàng phải xác định nhu cầu cho vay để huy động nguồn vốn hợp lý, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa hay thiếu hụt nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn huy động không có hiệu quả ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

19

 Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng phải có trách nhiệm trả đầy đủ đúng hạn cả vốn lẫn lãi cho khách hàng.

Để đảm bảo khả năng chi trả của Ngân hàng thì Ngân hàng phải nộp một quỹ dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng phải có một khoản tiền mặt tối thiểu để đề phòng nhiều khách hàng đến rút tiền một cách bất ngờ. Nếu Ngân hàng không có đủ tiền để chi trả thì kháchhàng sẽ nghi ngờ về hoạt động của Ngân hàng và sẽ mất lòng tin đối với Ngân hàng, khi đó có thể sẽ xảy ra khủng hoảng và các Ngân hàng sẽ bị phá sản.

 Ngân hàng phải bảo đảm số dư tiền gửi của khách hàng và phải đáp ứng kịp thời những thông tin cho khách hàng về số dư tài khoản, từ chối việc điều tra, trích chuyển tiền gửi mà không có sự đồng ý của khách hàng. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng và uy tín của ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã hương thủy, thừa thiên huế (Trang 26 - 29)