6. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn khách hàng cá
NH phải thông báo công khai mức lãi suất tiền gửi, không được che giấu.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân hàng cá nhân
1.3.3.1. Yếu tố về tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước
Đây là yếu tố khách quan đối với ngân hàng, yếu tố này ảnh hưởng chung đến việc huy động và khơi thông nguồn vốn của cả nền kinh tế trong đó có nguồn vốn của NHTM. Cụ thể trong một nền kinh tế phát triển, nguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm gửi vào các NHTM ngày càng nhiều... Ngoài ra, với một nền kinh tế phát triển thì công nghệ ngân hàng được hiện đại hoá, người
dân có thói quen sử dụng những lợi ích do các NHTM cung ứng, các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu qua ngân hàng, ngân hàng thu được càng nhiều khoản vốn, chiếm dụng được vốn trong thanh toán. Lạm phát là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Người dân gửi tiền
20
vào ngân hàng với hy vọng rằng họ sẽ thu được khoản tiền nhất định, lạm phát cao hoặc biến động có thể làm trượt giá đồng tiền và họ sẽ chuyển tài khoản của họ sang hình thái khác có tính ổn định hơn về mặt giá trị.
Bên cạnh đó, các yếu tố như thu nhập dân cư, thời vụ chi tiêu cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của cácngân hàng, Tại các thành phố lớn, nơi tập trung các tầng lớp dân cư có thu nhập cao sẽ hình thành một nguồn tiền gửi lớn. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay đổi kì hạn của nguồn tiền, thời vụ chi tiêu ảnh hưởng tới quy mô và tính ổn định của nguồn tiền. Ví dụ: vào dịp cuối năm, nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân cũng như tiền gửi của các doanh nghiệp có xu hướng sụt giảm đăc biệt trong điều kiện thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến ở nước ta như hiện nay.
1.3.3.2. Yếu tố về khách hàng
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì phải dựa vào khách hàng. Vì vậy khách hàng là người có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngân hàng và
ngân hàng phải hiểu được tâm lý của khách hàng.
Đối với những khách hàng ở thành phố thì họ có điều kiện để tiếp cận với nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống, có rất nhiều phương tiện hiện đại như truyền thanh, truyền hình, báo, tạp chí… giúp họ tìm hiểu được nhiều thông tin về tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Và từ đó họ hiểu được việc gửi tiền vào ngân hàng là rất có lợi và họ hoàn toàn yên tâm khi gửi một số tiền lớn vào ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế ổn định và với mức thu nhập tương đối cao, các khách hàng biết rằng ngân hàng là nơi cất giữ tiền rất an toàn và họ còn được hưởng lãi vào cuối kỳ. Vì vậy ngân hàng phải luôn tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của các đối tượng này để thu hút được một lượng vốn lớn gửi vào ngân hàng.
Đối với những khách hàng ở nông thôn hay các vùng sâu vùng xa, do tâm lý hoặc chưa hiểu được lợi ích từ việc gửi tiền vào ngân hàng vì thiếu các
21
phương tiện thông tin, bên cạnh đó thu nhập của người dân còn thấp nên họ cũng không có ý định gửi tiền vào ngân hàng hoặc không có đủ tiền để gửi. Như vậy ngân hàng cũng khó có thể huy động được nguồn vốn từ các đối tượng này.
1.3.3.3. Yếu tố về lãi suất
Mục đích hoạt động của ngân hàng là lợi nhuận dựa vào phần chênh lệch lãi suất giữa phần cho vay và phần đi vay. Nhưng những người đi vay thì luôn muốn vay với lãi suất thấp còn ngân hàng thì lại muốn cho vay với lãi suất tạo ra lợi nhuận cao. Vì vậy ngân hàng phải đáp ứng được nhu cầu này một cách hợp lý. Nếu ngân hàng hạ thấp lãi suất đi vay thì không thu hút được
khách hàng, nếu tăng lãi suất đi vay thì phải tăng lãi suất cho vay ngân hàng mới có lãi nhưng như vậy khách hàng sẽ không vay tiền của ngân hàng. Điều đó sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng không có hiệu quả. Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trở nên cực kỳ quan
trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác. Do đó ngân hàng phải điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp để thu hút được nhiều khách hàng.
1.3.3.4. Yếu tố về công tác tổ chức quản lý của ngân hàng
- Về phương diện quản lý, nếu ngân hàng có trình độ quản lý tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp với mong muốn của từng loại khách hàng. Mặc khác, quản lý tốt sẽ đảm bảo an toàn vốn, tăng uy tín, thúc đẩy công tác huy động vốn của ngân hàng.
- Về trình độ nghiệp vụ: trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn
22
của ngân hàng. Cán bộ công nhân viên của ngân hàng cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và làm tốt công việc của mình. Người quản lý giỏi, có kinh nghiệm, biết nhìn xa trông rộng đưa ra các quyết định hợp lý để giúp ngân hàng tránh khỏi những rủi ro và nâng cao được hiệu quả kinh doanh.
Cán bộ công nhân viên cần có tinh thần, thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở với khách hàng, có biện pháp chăm sóc khách hàng phù hợp để có thể làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng. Cần phân loại khách hàng để có chế độ ưu đãi tốt, vì đây là yếu tố cạnh tranh của ngân hàng.
Hiện nay, ở nhiều ngân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán bộ có nhiều bất cập. Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho cán bộ sao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường.
1.3.3.5. Yếu tố về công tác Marketing
Nhiệm vụ của ngân hàng là thu hút được một khối lượng khách hàng lớn thuộc mỗi tầng lớp dân cư với thu nhập, tâm lý và sở thích khác nhau nên việc ứng dụng các nguyên tắc của marketing trong quản lý quan hệ khách hàng có một ý nghĩa quan trọng. Ngân hàng muốn hoạt động huy động vốn có hiệu quả thì phải quảng bá về thương hiệu, về các dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng phải có các chính sách phù hợp về quảng cáo, khuyến mãi… thích hợp để tạo được hình ảnh, tạo dựng được niềm tin của khách hàng về ngân hàng, lúc đó mới thu hút được nguồn tiền gửi vào ngân hàng.
1.3.3.6. Yếu tố về đối thủ cạnh tranh
Lĩnh vực ngân hàng hiện nay là một trong những lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất. Số lượng Ngân hàng thương mại trong những năm gần đây đã có sự tăng lên đáng kể. Những ngân hàng này có thể là vốn cổ phần trong nước, cũng có thể là vốn nước ngoài 100%. Dù là hình thức vốn góp nào, các ngân hàng cũng đều phải tham gia vào cuộc chay đua gay gắt để giành được khách hàng về phía mình. Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với
23
các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm khác, các thị trường tiền tệ và với những người phát hành các công cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiền tệ. Trong công tác huy động vốn, việc tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh là vô cùng cần thiết, để kịp thời có chính sách lãi suất phù hơp, có chất lượng dịch vụ cao nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt nhất.