Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 39 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du miền núi Phía Bắc. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Nam giáp thành phố Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Đông giáp huyện Phú Bình.Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km. Ngoài ra thành phố còn là của ngõ đi các tỉnh Đông Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

30

Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc. Hiện nay, thành phố Thái Nguyên có 32 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 21 phường và 11 xã.

* Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với những đồi gò thoải, bát úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 425,55 m2/người, tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây, Tây Nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức. Phần lớn diện tích có độ dốc dưới 80, phù hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.

Theo điều tra thổ nhưỡng của sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên cơ bản có các loại đất như sau: Diện tích đất tự nhiên 353.101 ha, chủ yếu là đất đồi núi (85,8% diện tích đất tự nhiên). Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên; Đất bạc màu, diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên; Đất tụ dốc, diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%.”

* Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt. Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ

31

cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh. Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

* Thuỷ văn

“Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 - 100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây. Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn.” (Cổng thông tin điện tử Thành phố Thái Nguyên, 2019)

* Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

- Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.

- Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

32

- Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm.

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm. Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp cho 85 - 90% diện tích đất canh tác.

Nguồn nước ngầm: Nhìn chung thành phố có nguồn nước ngầm phong phú, hiện tại nhân dân đang khai thác sử dụng trong sinh hoạt dưới các hình thức là giếng khơi và giếng khoan.

Tài nguyên rừng

Rừng của thành phố Thái Nguyên chủ yếu là rừng non, rừng trồng theo chương trình PAM, 327, nhìn chung trữ lượng thấp, nguồn thu từ kinh tế vườn rừng hầu như không đáng kể.

Tài nguyên khoáng sản

Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chảy qua là sông Cầu và sông Công. Hàng năm, cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong vùng sinh khoáng Đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương có mỏ than Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than khá lớn.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội

Dân số

33

Bảng 3.1. Tình hình biến động và cơ cấu dân số của thành phố Thái Nguyên từ năm 2017 đến năm 2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ PTBQ (%) Tổng số dân Người 327.966 333.456 341.707 102,07

Phân theo giới tính Người

- Nam Người 160.780 161.743 165.672 101,51

- Nữ Người 167.186 171.713 176.035 102,61

Phân theo thành thị,

nông thôn Người

- Nông thôn Người 84.909 87.600 90.409 103,19

- Thành thị Người 243.057 245.856 251.298 101,68

Mật độ dân số Người/km2 1.471 1.496 1.533 102,07

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Thái Nguyên)

Năm 2017 đến năm 2019 tăng 13.741 người, tương ứng với tốc độ phát triển bình quân tăng 2,07%/năm. Dân số tăng trong khi diện tích đất không đổi nên khiến mật độ dân số trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tăng lên khá mạnh, từ 1.471 người/km2 năm 2017 đã tăng lên 1.533 người/km2 năm 2019.

Về giới tính, nhìn chung tỷ lệ phân bổ giới tính nam nữ trong dân số tại thành phố Thái Nguyên tương đối cân bằng. Tỷ lệ nữ có nhiều hơn nam nhưng không chênh quá lớn.

Về phân bổ dân số theo khu vực, trong giai đoạn 2017 - 2019 đã có sự biến động, cả khu vực nông thôn và thành thị đều có xu hướng tăng, nhưng dân số ở khu vực thành thị tăng mạnh hơn khu vực nông thôn. Dân số tại khu vực thành thị qua 3 năm tăng 8.241 người (tương đương với tăng bình quân 1,68%/năm), khu vực nông thôn tăng 5.500 người (tương đương với tăng bình quân 3,19%/năm). Dân số ở khu vực thành thị tăng mạnh là do quá trình đô thị hóa và dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.

Nhìn chung, thành phố Thái Nguyên có dân số tương đối đông. Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I nhưng quy mô và mật độ dân số vẫn chưa đạt tiêu chuẩn của đô thị loại I (quy mô

34

dân số từ 250.000 người trở lên, mật độ dân số bình quân đạt 10.000 người/km2 - Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, ngày 07/05/2009 về việc phân loại đô thị).

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Giao thông: Hệ thống giao thông của Thành phố Thái Nguyên đã từngbước được hoàn thiện và phân bố hợp lý giữa các loại đường (quốc lộ, tỉnh lộ, liên phường, liên xã). “Toàn thành phố có 487km đường trong đó quốc lộ 30km, tỉnh lộ 15km, đường ô vuông thành phố có 42km, trên 300km đường dân sinh, đã trải nhựa và bê tông được 187km. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Cao Bằng qua trung tâm thành phố là mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có quốc lộ 1B nối thành phố Thái Nguyên với tỉnh Lạng Sơn” (Cổng thông tin điện tử Thành phố Thái Nguyên, 2019). Hệ thống giao thông thuận lợi đã thúc đẩy dòng luân chuyển hàng hóa giữa các vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Bên cạnh hệ thống đường bộ, Thái Nguyên còn có hệ thống đường sắt thuận lợi.

Thuỷ lợi: Hệ thống thủy lợi của Thành phố có hơn 500 công trình lớn nhỏ. Nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp vùng phía Đông và Nam được cung cấp từ Sông Cầu. Còn phía Bắc, nguồn nước lấy từ Sông Công. Tuy nhiên, hệ thống kênh mương nội đồng chưa được chú trọng đầu tư, do đó lượng nước sử dụng lớn và có sự thất thoát nước trong quá trình lưu chuyển. Điều này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng.

Điện, nước: “Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm. Nguồn nước cấp cho thành phố là nước ngầm và nước hồ đáp ứng đủ nhu cầu của dân cư trong khu vực. Tại khu vực nông thôn, hai hình thức cấp nước phổ biến là cung cấp nước theo hệ tập trung tự chảy và nguồn nước ngầm, chất lượng nước chưa đạt nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lít/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

35

Hệ thống giáo dục: Thái Nguyên là trung tâm giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Trung du Miền núi Phía Bắc. Công tác xã hội hóa giáo dục được khuyến khích và quan tâm. Hệ thống giáo dục đại học, chuyên nghiệp, dạy nghề … được phát huy và khẳng định vai trò trung tâm của Vùng Trung du Miền núi Phía Bắc, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Tình hình phát triển kinh tế

Theo báo cáo, năm 2019 tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP có bước phát triển ổn định, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Trong đó, GTSX ngành dịch vụ ước đạt 10.700 tỷ đồng (tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2018); GTSX ngành CN - XD ước đạt 39.000 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018); thu NSNN ước đạt 2.510 tỷ đồng (bằng 210% kế hoạch); tạo việc làm tăng thêm cho 5.250 lao động (bằng 105% kế hoạch),... Có được kết quả này là do sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, UBND cùng với sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, sự nỗ lực của nhân dân trong toàn thành phố thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hợp lý, tăng tỷ lệ ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm ở lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Cơ bản thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)