Tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động thanh tra thu chi NSNN tại TP Thá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động thanh tra thu chi NSNN tại TP Thá

Thái Nguyên

3.2.1.1. Tổ chức bộ máy

Thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, UBND TP Thái Nguyên giao Thanh tra TP tham mưu, giúp UBND TP quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong các cuộc thanh tra; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND TP, UBND các phường, xã, thị trấn trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các quy định tại Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

36

Về cơ cấu biên chế: Cơ quan Thanh tra TP có tổng số 07 biên chế, trong đó có: 01 Chánh thanh tra, 01 Phó Chánh thanh tra, 05 Thanh tra viên.

Căn cứ vào tình hình thực tế, để nâng cao năng lực công tác , hiệu quả hoạt động của cơ quan Thanh tra TP, hàng năm UBND TP đã xây dựng kế hoạch đào tạo, cử các công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên, nghiệp vụ Thanh tra viên chính do Trường Cán bộ thanh tra tổ chức.

3.2.1.2. Quy trình hoạt động thanh tra thu chi NSNN tại thành phố Thái Nguyên

Quy trình hoạt động thanh tra thu chi NSNN tại thành phố Thái Nguyên được thực hiện theo đúng Quyết định số 46/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ngày 07/01/2013.

Gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra

- Thành viên trong đoàn thanh tra nhận nhiệm vụ thu thập thông tin theo các tiêu chí để phục vụ cho việc lập báo cáo khảo sát, lập kế hoạch thanh tra.

- Trên cơ sở thông tin thu thập, lập báo cáo khảo sát với các tiêu chí, nội dung cơ bản về: tình hình đặc điểm, dân số, tổ chức hành chính; cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ với ngân sách; quy định phân cấp ngân sách của tỉnh,…

- Lập kế hoạch thanh tra: xác định các tiêu chí: mục đích yêu cầu, nội dung thanh tra, đơn vị thanh tra,…

- Ban hành quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra. - Họp đoàn phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra.

- Thông báo việc công bố quyết định thanh tra, yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.

Bước 2: Tiến hành thanh tra

- Công bố quyết định thanh tra.

- Thực hiện thanh tra, với những nội dung căn bản:

+ Thanh tra việc triển khai chế độ chính sách về thu, chi ngân sách + Thanh tra việc lập và quyết định dự toán ngân sách.

37

Bước 3: Kết thúc thanh tra

- Báo cáo kết quả thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra lập, thông qua và ký biên bản với đơn vị được thanh tra, trong thời hạn cuộc thanh tra.

- Xây dựng kết luận thanh tra: Trưởng đoàn dự thảo kết luận thanh tra. Trước khi kết luận chính thức, nếu thấy cần thiết thì lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Trưởng đoàn phải tổ chức lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên Đoàn thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra.

- Kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh tra: Trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, trưởng đoàn ra quyết định thanh tra và xem xét ra văn bản Kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và thực hiện công khai theo quy định của Luật Thanh tra và pháp luật hiện hành.

- Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra: Trưởng đoàn có trách nhiệm lập danh mục hồ sơ lưu trữ cuộc thanh tra để thực hiện lưu trữ theo quy định.

- Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra: trong thời hạn quy định, Trưởng đoàn thanh tra rút kinh nghiệm cuộc thanh tra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 45 - 47)