Nội dung hoạt động thanh tra thu chi NSNN tại thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 47 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nội dung hoạt động thanh tra thu chi NSNN tại thành phố Thái Nguyên

UBND TP Thái Nguyên tập trung chỉ đạo Thanh tra TP Thái Nguyên chủ trì, tiến hành thanh tra hành chính vào các lĩnh vực như công tác tổ chức cán bộ, việc sử dụng NSNN, việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác đầu tư xây dựng cơ bản; những lĩnh vực dễ phát sinh hành vi tham ô, tham nhũng gây ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động QLNN tại địa phương.

Trong 03 năm trở lại đây, công tác thanh tra ngân sách được thực hiện ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả, trên hầu hết các lĩnh vực tài chính, đảm bảo được tính bao quát, toàn diện, sâu sắc, thực hiện được mục đích, yêu cầu chung của công tác thanh tra. Từ năm 2017 đến năm 2019, Thanh tra TP Thái Nguyên đã tiến hành tham mưu, triển khai thực hiện được 30 cuộc thanh tra liên quan đến công tác thu, chi NSNN tại các đơn vị. Qua công tác thanh tra, đã phát hiện vi phạm về tài chính, ngân sách, kiến nghị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với tổ

38

chức, tập thể, cá nhân có vi phạm; không có vụ việc nào có dấu hiệu hình sự phải chuyển cơ quan điều tra. Cụ thể từng nội dung như sau:

3.2.2.1. Chuẩn bị và quyết định thanh tra

Thứ nhất, thu thập thông tin, khảo sát nắm tình hình

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Thái Nguyên, Thanh tra TP Thái Nguyên tiến hành phân công, giao nhiệm vụ cho các công chức phụ trách mảng thanh tra thực hiện thu thập thông tin từ các nguồn có liên quan để phục vụ việc lập báo cáo khảo sát, lập kế hoạch thanh tra. Thông tin thu thập từ các nguồn: cơ sở dữ liệu của cơ quan như hệ thống văn bản đi, văn bản đến của UBND TP Thái Nguyên, cơ quan Thanh tra TP Thái Nguyên các kết luận thanh tra do UBND TP Thái Nguyên, Thanh tra TP Thái Nguyên ban hành, báo cáo công tác thanh tra, báo cáo tình hình hoạt động định kỳ, hàng tháng, hàng quý, báo cáo tổng kết cuối năm; các báo cáo, phản ánh của các cơ quan truyền thông và đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức và cá nhân từ Ban Tiếp công dân TP, Văn phòng HĐND và UBND TP, phần mềm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo...; số liệu về công tác quản lý và sử dụng ngân sách từ phòng Tài chính - Kế hoạch TP, Kho bạc Nhà nước TP, Chi cục Thuế TP, các cơ quan khác có liên quan khác. Mặt khác, căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra, trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, Chánh thanh tra quyết định việc khảo sát, nắm tình hình của đối tượng thanh tra. Đây là bước quan trọng giúp cho việc quyết định thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, góp phần vào sự thành công đối với mỗi cuộc thanh tra. Qua khảo sát, nắm tình hình, những thông tin, tài liệu thu thập được là những thông tin, tài liệu ban đầu để có những nét khái quát về hoạt động của đối tượng thanh tra, từ đó có thể đưa ra nhận định về những vấn đề nổi cộm, có khả năng sai phạm hoặc có dấu hiệu sai phạm cần đi sâu, tập trung tiến hành thanh tra, là cơ sở để xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra và xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.

Trong 3 năm 2017-2019, thanh tra TP Thái Nguyên đã chỉ đạo thực hiện 30 cuộc khảo sát đối với thanh tra công tác quản lý và sử dụng ngân sách tại cơ quan, đơn vị.

Công chức được khảo sát tiến hành xây dựng kế hoạch khảo sát, nắm tình hình, báo cáo với Chánh thanh tra TP trước khi thực hiện nhiệm vụ. Đối với trường hợp

39

khảo sát, nắm tình hình trực tiếp tại trụ sở đối tượng thanh tra, các cơ quan – tổ chức – cá nhân sau khi được Chánh thanh tra TP phê duyệt kế hoạch khảo sát, công chức được phân công tiến hành thông báo cho đối tượng được khảo sát và các bên liên quan được biết. Sau đó, các công chức tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo quy định để nắm bắt, tìm hiểu, thu thập thông tin ban đầu về hoạt động của đối tượng thanh tra. Từ đó, đưa ra nhận định về những vấn đề nổi cộm, có khả năng sai phạm hoặc có dấu hiện sai phạm cần đi sâu, tập trung tiến hành thanh tra.

Thứ hai, lập báo cáo khảo sát về đối tượng thanh tra

Trên cơ sở những thông tin thu thập được, công chức được giao nhiệm vụ tiến hành lập báo cáo khảo sát với các tiêu chí, nội dung cơ bản sau đây

- Tình hình đặc điểm về địa lý, dân số, tổ chức hành chính và tình tình kinh tế xã hội của huyện. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ với ngân sách huyện, loại hình cơ quan (cơ quan hành chính, cơ quan chính trị - xã hội, cơ quan sự nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh,…). Những hoạt động chủ yếu có liên quan, ảnh hưởng, tác động đến quản lý ngân sách nhà nước, ngân sách huyện.

- Quy định phân cấp của ngân sách tỉnh, cơ chế phân cấp cho ngân sách huyện, xã. Nhưng chính sách, chế độ đặc thù của Nhà nước ban hành áp dụng cho huyện, xã.

- Tình hình thực hiện dự toán thu, chi NS của kì dự kiến thanh tra.

- Nội dung, kết quả khảo sát trực tiếp tại một số cơ quan, tổ chức thuộc huyện, ngân sách xã thuộc huyện.

- Nhận định đánh giá những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và quá trình thực hiện.

- Đề xuất nội dung, thời kỳ, phạm vi tiến hành thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm, những tổ chức, cơ quan, đơn vị cần tiến hành thanh tra,…

Trên cơ sở nội dung khảo sát được thực hiện trong 3 năm từ 2017-2019, Thanh tra TP Thái Nguyên đã ban hành 30 báo cáo kết quả khảo sát, nội dung đánh giá thực trạng thu chi ngân sách tại các đơn vị được khảo sát, những thuận

40

lợi, khó khăn gặp phải; qua đó định hướng nội dung thanh tra hợp lý, kịp thời, đảm bảo kế hoạch thanh tra thu chi NS chính xác, khách quan, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ ba, lập kế hoạch thanh tra

Trên cơ sở nội dung báo cáo khảo sát, thu thập thông tin, công chức được phân công tiến hành lập kế hoạch thanh tra, bao gồm các nội dung:

- Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra ngân sách: Đánh giá được ưu, khuyết điểm của TP trong việc triển khai các chính sách về chế độ tài chính, ngân sách; Đánh giá được ưu, khuyết điểm của TP trong lập, quyết định dự toán, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách nhà nước của TP. Từ đó có những kiến nghị chấn chỉnh, xử lý về tài chính, kinh tế,… để đưa công tác quản lý và điều hành NSNN TP vào nề nếp. Trên cơ sở đó, phát hiện kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ về kinh tế, tài chính còn thiếu hoặc không phù hợp.

- Xác định nội dung thanh tra ngân sách TP: Thanh tra việc lập, quyết định và giao dự toán NSNN; Thanh tra việc chấp hành NSNN; Thanh tra việc quyết toán NSNN. Trong các nội dung tiến hành thanh tra cần xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm. Xây dựng nội dung chi tiết cho từng nội dung thanh tra; những nơi đến thanh tra, kiểm tra, xác minh, thời gian thực hiện.

Từ năm 2017-2019, tập trung thanh tra công tác quản lý, sử dụng NSNN tại UBND các xã, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP Thái Nguyên. Nội dung thanh tra tập trung ở các mảng thu phí, lệ phí, thu khác đơn vị hưởng 100%, thu bổ sung cân đối ngân sách trong năm, ghi thu chi các khoản đóng góp tự nguyện, các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB, chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ,…

- Đơn vị thanh tra cuộc thanh tra NS thành phố:

+ Cơ quan Tài chính - Kế hoạch có chức năng tham mưu cho UBND TP trong lập dự toán thu, chi ngân sách, quản lý thực hiện thu chi NSNN và quản lý quỹ ngân sách.

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn có quan hệ thu, chi với NSNN và NS TP theo phân cấp và thẩm quyền.

+ Ngân sách các phường xã thuộc TP.

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra ngân sách TP để lựa chọn danh sách các đơn vị tiến hành thanh tra cho từng cuộc thanh tra.

41

- Xác định thời kỳ thanh tra, thời hạn cuộc thanh tra NS: Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra để xác định thời kỳ thanh tra ngân sách TP. Thời kỳ thanh tra thường được xác định 1 năm, trong một số trường hợp có thể mở rộng các năm lân cận nhằm tổng hợp thông tin đầy đủ, toàn diện. Thời hạn cuộc thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, thông thường được xác định 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trong một số trường hợp cần thiết, nội dung thanh tra được mở rộng, cần có thêm thời gian để xác minh trực tiếp các nội dung, đối tượng liên quan đến công tác thu chi ngân sách tại đơn vị thì Chủ tịch UBND TP hoặc Chánh thanh tra TP (người ra quyết định thanh tra) quyết định gia hạn thời hạn thanh tra, đảm bảo đạt được mục đích của cuộc thanh tra trên cơ sở tuân thủ các văn bản quy định pháp luật.

- Xác định lực lượng thanh tra, phân công nhiệm vụ và cơ chế phối hợp. + Số lượng người tham gia đoàn thanh tra, bao gồm: trưởng đoàn, các thành viên trong đoàn thanh tra. Trường hợp cần thiết phải có phó trưởng đoàn thanh tra, tổ trưởng các tổ thanh tra.

+ Phân công nhiệm vụ vụ thể đối với trưởng đoàn thanh tra, phó trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra để thực hiện các nội dung.

+ Nguyên tắc phối hợp và việc chấp hành các quy chế về đoàn thanh tra, chế độ thông tin báo cáo.

Thứ tư, ban hành quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra.

Căn cứ thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra được quy định tại Luật Thanh tra 2010, Quyết định số 46/2013/QĐ-BTC và các văn bản hướng dẫn có liên quan, trong thời gian từ 2017-2019, Chủ tịch UBND TP Thái Nguyên ban hành 30 quyết định thanh tra, đồng thời phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra thành lập về nội dung công tác thu, chi NSNN của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND thành phố Thái Nguyên. Cụ thể:

- Năm 2017: 11 đoàn thanh tra - Năm 2018: 13 đoàn thanh tra - Năm 2019: 06 đoàn thanh tra

Quyết định thanh tra đã nêu rõ đối tượng thanh tra; nội dung, thời kỳ và thời hạn thanh tra; thành lập Đoàn thanh tra và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên

42

quan công tác thanh tra. Các quyết định thanh tra đã được gửi đến đối tượng thanh tra và các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, họp đoàn phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra:

Sau khi ban hành Quyết định thanh tra, Kế hoạch tiến hành thanh tra được người có thẩm quyền phê duyệt, Trưởng đoàn thanh tra đã tổ chức họp đoàn thanh tra để quán triệt kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, kế hoạch triển khai thanh tra; bàn các bi ện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra. Đối với các cuộc thanh tra có nội dung phức tạp hư thanh tra diện rộng về xây dựng cơ bản, công tác quản lý, sử dụng ngân sách..., Trưởng đoàn thanh tra đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho thà h viên Đoàn thanh tra, đảm bảo quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra của các thành viên hiệu quả, chính xác, chuyên nghiệp.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, từng thành viên đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công báo cáo trưởng đoàn thanh tra trước khi triển khai thanh tra. Kế hoạch đã nêu rõ được nội dung công việc, phương pháp tiến hành, thời gian thực hiện. Đồng thời, thư ký các Đoàn thanh tra chủ động chuẩn bị đầy đủ văn bản về chính sách, chế độ liên quan đến nội dung thanh tra (như các văn bản liên quan đến công tác thu, chi NSNN; thu phí, lệ phí tại các đơn vị sự nghiệp công lập; chế độ cấp bù thủy lợi phí được miễn; hỗ trợ người dân và địa phương sản xuất lúa; công tác trích lập, sử dụng, chế độ thu, nộp các loại quỹ tại đơn vị); chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của Đoàn thanh tra.

Thứ sáu, thông báo việc công bố quyết định thanh tra, yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.

Trên cơ sở nội dung Quyết định thanh tra, Kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt; Trưởng đoàn thanh tra phân công nhiệm vụ đối với công chức xây dựng đề cương gửi đối tượng thanh tra yêu cầu báo cáo nội dung được thanh tra.

Đồng thời, tiến hành thông báo việc công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra; trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra. Thông báo đã nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần dự họp công bố quyết định thanh tra.

43

3.2.2.2. Tiến hành thanh tra * Công bố quyết định thanh tra

Trong phạm vi thời hạn quy định (chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra), Trưởng đoàn thanh tra đã tổ chức công bố quyết định thanh tra. Tại các buổi công bố gồm đầy đủ thành phần tham dự theo đúng quy định (Thủ trưởng đơn vị, đại diện Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các UBND xã, phường trên địa bàn; Ban đại diện Cha mẹ học sinh; Ban Thanh tra nhân dân; Kế toán; Thủ quỹ; công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Môi trường; công chức văn phòng...). Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra; thông qua chương trình làm việc; đọc toàn văn quyết định thanh tra; nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời hạn cuộc thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra; quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra; dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra; mối quan hệ công tác giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra; các nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra. Đồng thời, Thủ trưởng cơ quan là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra theo đề cương Đoàn thanh tra đã yêu cầu; các thành viên khác tham dự buổi công bố quyết định thanh tra phát biểu ý kiến liên quan đến nội dung thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra đã được lập thành biên bản theo Mẫu số 06-TTr ban hành kèm theo Thông tư 05/2014/TT-TTCP.

Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn và thành viên đoàn yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, từ đó, kiểm tra, xác minh thông tin tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung thanh tra; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra được phân công; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa rõ và áp dụng các biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 47 - 64)