Khái quát về thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật bảo trợ xã hội từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 42)

1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội

Để tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật về BTXH, trước hết cần làm rõ khái niệm thực hiện pháp luật.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hệ thống các quy phạm này tạo khuôn khổ cho hoạt động xã hội, chứa đựng các quy tắc cấm đoán hoặc bắt buộc chung và tác động, điều chỉnh tới các quan hệ xã hội. Vì vậy, hoạt động thực hiện pháp luật không chỉ là sự quan tâm của nhà nước mà còn là của mỗi cá nhân bởi kết quả của quá trình đó tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Việc tự giác thực hiện các quy phạm pháp luật gắn chặt với yêu cầu của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, là mục tiêu và là đòi hỏi các tổ chức, cá nhân trong xã hội tôn trọng, thực hiện chính xác, đầy đủ pháp luật. Như vậy, hoạt động thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với quy định của luật pháp [20].

Thực hiện pháp luật là bước tiếp theo sau khi văn bản pháp luật được ban hành để đưa các quy phạm pháp luật trở thành các quy tắc xử sự của các chủ thể pháp luật làm cho các yêu cầu, quy định của văn bản pháp luật trở thành hiện thực. Về pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, hành vi đó không trái, không vượt ra ngoài các quy định của pháp luật. Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội [21].

Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy hiện nay có một số quan niệm về thực hiện pháp luật sau:

19

Theo tài liệu học tập và nghiên cứu môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì:"Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật" [19, tr.270].

Giáo trình của Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật" [19,tr.494].

Theo Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội thì: "Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật" [31, tr.461].

Từ những quan niệm thực hiện pháp luật nêu trên cho thấy:

- Các định nghĩa đều thống nhất về thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đíchnhằm thực hiện những yêu cầu của pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là các hoạt động thực tế, hợp pháp, làm cho những quy địnhcủa pháp luật trở thành hoạt động thực tế trong cuộc sống con người.

- Thực hiện pháp luật là một quá trình của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

Như vậy, theo tác giả khái niệm thực hiện pháp luật được hiểu như sau: Thực hiện pháp luật là một quá trình của chủ thể pháp luật nhằm mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật về BTXH là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về BTXH đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp trong mối quan hệ giữa quyền của đối tượng BTXH với quyền của các

20

chủ thể khác nhau khi tham gia quan hệ pháp luật.

Với tư cách chủ thể quản lý, nhà nước đã sử dụng pháp luật làm phương tiện quan trọng nhất để tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhà nước mong muốn các văn bản đó phải được tôn trọng và thực thi có hiệu quả trong thực tế. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, định hướng nhằm hiện thực hoá nội dung các quy định của pháp luật bằng các hành vi thực tế của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý, chỉ những hành vi xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật về BTXH của các chủ thể có đầy đủ khả năng nhận thức được yêu cầu của quy phạm pháp luật, có khả năng tự chịu trách nhiệm và gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi của họ gây ra thì được coi là quá trình thực hiện pháp luật về BTXH.

Như vậy, thực hiện pháp luật về BTXH là hoạt động có mục đích của các chủ thể mà các chủ thể đó có thể là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cá nhân được nhà nước trao quyền nhằm làm cho các quy định của pháp luật về BTXH trở thành những hành vi trong thực tế bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp đối với đối tượng BTXH.

1.2.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội

Thực hiện pháp luật về BTXH mang đầy đủ đặc điểm của quá trình thực hiện pháp luật nói chung. Với bản chất là hoạt động xã hội của con người, thực hiện pháp luật về BTXH hàm chứa những đặc điểm chung của các hoạt động xã hội khác đồng thời với bản chất pháp lý của mình, thực hiện pháp luật về BTXH đã tạo nên những đặc điểm nổi trội và đặc thù sau đây:

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về BTXH bao giờ cũng thông qua những hành vi cụ thể của con người. Đời sống xã hội của con người bao giờ cũng được bộc lộthông qua các hành vi cụ thể trong các mối quan hệ xã hội. Hành

21

vi cũng chính là các phương thức tồn tại của con người, chính vì lẽ đó, việc thực hiện pháp luật về BTXH thường tồn tại là những dạng hành động tích cực là chủ yếu và phổ biến của các cá nhân hoặc cơ quan trong bộ máy nhà nước. Kết quả của việc thực hiện các hành vi đó trên thực tế không phải lúc nào cũng hợp pháp, cũng bảo vệ và mang lại lợi ích đối với đối tượng BTXH mà có thể do nhiều nguyên nhân dẫn tới hoặc trái pháp luật hoặc mục đích bảo vệ và bảo đảm quyền lợi cho đối tượng BTXH không thể đạt được.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về BTXH là hành vi phù hợp vớipháp luật về BTXH. Đó là những hành vi cụ thể của con người song thực hiện pháp luật về BTXH có đặc điểm là phải phù hợp với các quy định hiện hành liên quan tới đối tượng BTXH. Việc phù hợp ở đây được hiểu là pháp luật cấm điều gì làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng BTXH thì chủ thể không làm, pháp luật có những quy định bắt buộc gì nhằm tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi của đối tượng bảo trợ xã hội, quyền tiếp cận đời sống xã hội của đối tượng BTXH thì chủ thể tích cực tham gia và pháp luật cho phép làm gì thì các chủ thể đưa ra quyết định để thực hiện hành vi hoặc không thực hiện hành vi phù hợp.

Nói đến việc thực hiện pháp luật về BTXH bao giờ các chủ thể cũng quan tâm tới việc thực hiện cái gì? Nói cách khác là thực hiện nội dung gì liên quan tới đối tượng BTXH và cách thức, hình thức thực hiện bằng hình thức nào? Như vậy, tính hợp pháp trong quá trình thực hiện pháp luật về BTXH bao gồm thực hiện cả những quy phạm về nội dung và những quy phạm về hình thức, quy trình và thủ tục. Chỉ có sự đảm bảo và phù hợp cả về nội dung và hình thức thì quá trình thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội mới làm cho các hành vi và quan hệ pháp luật phát sinh trong thực tế hợp pháp và tích cực bảo vệ việc thực hiện pháp luật về BTXH.

22

gồm nhiều hoạt động kế tiếp nhau. Để biến những quyền và nghĩa vụ pháp lý bảo vệ đối tượng BTXH thành những hành vi xử sự trong thực tế thì cần thiết phải thông qua hàng loạt các hoạt động cụ thể của con người mà các hoạt động đó phải có mục đích, mục tiêu cụ thể.

Các hoạt động cụ thể đó bao gồm: Chủ thể tìm hiểu các quy định của pháp luật có nội dung cụ thể như thế nào? Xem xét vị trí, chức năng vai trò của bản thân, ra các quyết định về cách thức, thời gian hoạt động cụ thể. Tất cả các hoạt động đó phải cần thiết xác định mục tiêu cụ thể là bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng BTXH thông qua việc thực hiện các quy phạm cụ thể. Tính mục đích có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện pháp luật nói chung. Đối với quá trình thực hiện pháp luật về BTXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đối tượng BTXH là đối tượng yếu thế trong xã hội. Như vậy, đòi hỏi tính mục tiêu, mục đích không chỉ có ý nghĩa trong việc thiết lập, xây dựng các quy phạm pháp luật cụ thể mà còn là đòi hỏi đối với các chủ thể trong quá trình thực hiện pháp luật về BTXH.

Thứ tư, quá trình thực hiện pháp luật về BTXH được bảo đảm bằng các biện pháp của nhà nước để pháp luật thật sự đi vào đời sống xã hội thì quá trình thực hiện pháp luật cần thiết phải được bảo đảm từ phía nhà nước chính đặc điểm này tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa pháp luật với đạo đức. Đối với nước ta pháp luật về bảo trợ xã hội thể hiện ý chí của nhà nước nhằm bảo vệ và bảo đảm cho đối tượng BTXH tiếp cận với đời sống xã hội, do vậy thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội không chỉ là mong muốn của quản lý hành chính nhà nước mà còn là nguyện vọng chung của đa số nhân dân lao động. Chính sự bảo đảm của nhà nước mới làm cho pháp luật về BTXH được thực thi trong môi trường thực hiện bình đẳng bảo đảm cho việc việc thụ hưởng các lợi ích hợp pháp của đối tượng bảo trợ xã hội. Trong trường hợp các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật liên quan tới đối tượng BTXH không thực

23

hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu thì nhà nước bằng quyền lực của mình sử dụng các biện pháp bắt buộc hoặc các biện pháp cưỡng chế nhằm yêu cầu các chủ thể thực hiện hành vi hợp pháp với đối tượng BTXH. Nhà nước sử dụng các hình thức bảo đảm pháp lý, sử dụng các tổ chức xã hội hoặc các thiết chế khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng BTXH.

Thứ năm, thực hiện pháp luật về BTXH vừa mang tính thực hiện quyền lực nhà nước, vừa mang tính xã hội rộng rãi. Thực hiện pháp luật về BTXH thông qua các hình thức riêng có của mình làm cho những quy phạm pháp luật về bảo trợ xã hội đi vào cuộc sống. Những quy phạm này chính là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực BTXH. Đó chính là hệ thống các quy phạm quy định về các giải pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng BTXH trong việc tiếp cận các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức, về các đảm bảo khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về BTXH. Những quy phạm này có tính bắt buộc chung đối với mọi công dân, mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về BTXH. Việc thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống quy phạm này cũng chính là thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực BTXH. Mặt khác, đối tượng BTXH là bộ phận dân cư quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội. Việc tiếp cận với đời sống xã hội của bộ phận dân cư yếu thế này như thế nào có ảnh hưởng sâu rộngtrong đời sống cộng đồng. Vì lẽ đó, để thực hiện pháp luật về BTXH có hiệu quảcần phải phát huy sức mạnh tối đa của các chủ thể, các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội trong chấp hành, tuân thủ, sử dụng và áp dụng pháp luật về bảo trợ xã hội. Do đó, thựchiện pháp luật có tính xã hội rộng lớn [27].

1.2.3. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội

Các quy phạm pháp luật liên quan đến BTXH được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Việc thực hiện đầy đủ các văn bản pháp

24

luật này đòi hỏi có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm hoạt động thực hiện pháp luật về BTXH có thể chia nguyên tắc thực hiện pháp luật về BTXH bao gồm:

- Tuân thủ hệ thống chính trị: Thực hiện pháp luật về BTXH được xây dựng trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ.

- Đảm bảo tính khoa học: Cơ sở khoa học của các chính sách ban hành và thực hiện phải được nghiên cứu một cách khác quan, tuân thủ cơ sở lý luận và thực tiễn, chính sách đưa ra phải khả thi và được cuộc sống chấp nhận.

- Đảm bảo tính hiệu lực: Thực hiện nguyên tắc này là việc xem xét thiết lập mục tiêu chính sách pháp luật để đạt như mong muốn của Nhà nước. Cụ thể như xác định phạm vi ảnh hưởng của chính sách. Đồng thời tính toán cân đối, dự báo nguồn lực, điều kiện để thực hiện mục tiêu, bao gồm cả các yếu tố ảnh hưởng của quá trình thực thi chính sách pháp luật.

- Bảo đảm tính hiệu quả: Tính hiệu quả đòi hỏi chính sách pháp luật phải được thực hiện đạt kết quả mong muốn với mức chi phí hợp lý nhất trong phạm vi có thể. Trong bối cảnh nhu cầu BTXH lớn, đối tượng yếu thế đông và nguồn ngân sách có hạn đòi hỏi cần xác định được nhóm ưu tiên và mức hỗ trợ hợp lý nhất, để vừa hướng tới mục tiêu mở rộng đối tượng và nâng dần chất lượng chính sách pháp luật.

- Đảm bảo tính công bằng: Đặc thù chính sách pháp luật về BTXH có nhiều đối tượng, mỗi loại đối tượng lại có hoàn cảnh, mức độ khó khăn khác nhau. Vì vậy, ngay từ khi nghiên cứu, xây dựng chính sách pháp luật về BTXH phải đảm bảo sự công bằng ngay trong các nhóm đối tượng hưởng lợi. Tránh sự cào bằng chính sách đối với tất cả các nhóm đối tượng. Đồng thời phải phù hợp với các chính sách pháp luật khác. Tránh không có sự chênh lệch quá lớn

25

về các mức chính sách trong hệ thống chính sách xã hội.

- Đảm bảo tính công khai, minh bạch: Đây vừa là yêu cầu của đối tượng hưởng lợi và cũng là đòi hỏi của cấp bách trong quá trình thực thi chính sách. Minh bạch, công khai ngay từ khi hoạch định chính sách, trình tự thủ tục hồ sơ xét duyệt chính sách, giám sát kết quả.

- Bảo đảm sự ổn định bền vững: Thực hiện pháp luật về BTXH là một tất yếu, khách quan do vậy chính sách pháp luật về BTXH là chính sách lâu dài,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật bảo trợ xã hội từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)