Tình hình thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh ĐắkLắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật bảo trợ xã hội từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 66)

2.2.1. Các phương diện đánh giá

2.2.1.1. Về thực hiện quy định về đối tượng và điều kiện bảo trợ xã hội

Tỉnh Đắk Lắk có tiềm năng kinh tế dồi dào song nền kinh tế chưa cao, kèm theo một số lượng lớn đối tượng BTXH theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng BTXH [10] và Nghị định 13/2010/NĐ-CP [19], Nghị định 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng BTXH [10].

Trong giai đoạn năm 2011-2015, chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH được nhà nước hết sức quan tâm việc ban hành Luật NCT năm 2009 [13], Luật NKT năm 2010 [12], các Nghị định và Thông tư có liên quan. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và địa phương trong tỉnh thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời và đúng quy định các chính sách,

60

chế độ cho đối tượng BTXH. Đối tượng càng được mở rộng, mức trợ cấp ngày càng được nâng cao. Việc điều chỉnh trợ cấp xã hội cho các đối tượng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP [10] và Thông tư số 29/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC [7] được các địa phương thực hiện đồng bộ, đúng quy trình, các đối tượng thuộc diện điều chỉnh đã được điều chỉnh đúng hệ số, mức trợ cấp, thời gian điều chỉnh…

Đối tượng và điều kiện thuộc diện thụ hưởng chính sách BTXH ngày càng mở rộng, từ 4 nhóm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng năm 2000 tăng lên 9 nhóm đối tượng từ năm 2007; điều kiện, tiêu chuẩn cũng ngày càng được mở rộng hơn. Đối tượng BTXH trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ tương đối cao khoảng hơn 2% dân số của tỉnh. Qua số liệu từng năm cho thấy số đối tượng được hưởng BTXH cũng ngày một tăng, cụ thể năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2.306 đối tượng, năm 2013 tăng vượt bậc so với năm 2012 là 5.560 đối tượng, năm 2014 số đối tượng lại tăng đáng kể đến 7.809 đối tượng so với năm 2012 do chính sách đổi mới của Nhà nước ta với việc bổ sung sửa đổi Nghị định số 67/2007/NĐ-CP bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP đã mở rộng đối tượng BTXH và mức trợ cấp, cụ thể NCT từ 85 tuổi xuống còn 80 tuổi, bỏ điều kiện cần cho đối tượng người tâm thần, người tàn tật; năm 2015 số đối tượng lại giảm đến 666 đối tượng so với năm 2014 do nhóm trẻ em được hưởng đã ngoài độ tuổi, nhóm NCT thì giảm do già yếu, bệnh tật... Nhìn chung đối tượng được hưởng BTXH đều tăng qua các năm. Qua phân tích số liệu thực tế, sự thay đổi dân số cũng ảnh hưởng đến đối tượng BTXH, cụ thể là dân số và đối tượng yếu thế cùng tăng qua mỗi năm. Sự gia tăng tổng số đối tượng qua các năm là kết quả của sự gia tăng từng nhóm đối tượng, trong đó sức ảnh hưởng lớn nhất đối với sự gia tăng tổng số đối tượng là NCT. Tỷ lệ NCT khá cao trên 50% tổng số và tiếp theo thấp dần với các nhóm NKT,

61

nhóm người đơn thân, nhóm trẻ em, nhóm người bị nhiễm HIV được thể hiện rõ qua số liệu từ bảng 2.1.

Bảng 2.1:Tổng số đối tượng BTXH hưởng thường xuyêntừ năm 2011 - 2015.

Đối tượng Năm2011 (người) Tỷ lệ (%) Năm 2012 (người) Tỷ lệ (%) Năm 2013 (người) Tỷ lệ (%) Năm 2014 (người) Tỷ lệ (%) Năm 2015 (người) Tỷ lệ (%) Nhóm Trẻ em 868 3,40 860 3,09 622 1,86 497 1,39 380 1,09 Nhóm NCT 18.926 74,15 19.036 68,40 19.774 59,22 21.228 59,57 20.829 59,56 Nhóm NKT 4.077 15,97 5.749 20,66 10.819 32,40 11.963 33,57 12.000 34,31 Nhóm NĐT 1.651 6,47 2.171 7,80 2.160 6,47 1.936 5,43 1.739 4,97 Nhóm HIV 1 0,01 13 0,05 14 0,04 14 0,04 24 0,07 Tổng số 25.523 100 27.829 100 33.389 100 35.638 100 34.972 100

Nguồn số liệuSở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk.

Nhìn chung, các đối tượng đều tăng qua mỗi năm, chỉ có các đối tượng khác khi giảm khi tăng là do các đối tượng gồm trẻ em lang thang, các đối tượng trợ cấp đột xuất không cố định. Người lang thang hoạt động theo mùa, phụ thuộc tự nhiên nên đối tượng này ít và tăng giảm vô chừng. Tổng số đối tượng tăng giảm là sự biến động của từng nhóm trong đó, bao gồm:

- Nhóm người cao tuổi:

Đây là nhóm đối tượng được xem là chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm đối tượng; Trong đó, bao gồm hai đối tượng là NCT thuộc hộ gia đình nghèo neo đơn và NCT trên 80 tuổi và tỷ lệ người trên 80 tuổi luôn chiếm đa số, số lượng NCT được hưởng BTXH tăng qua các năm. Đến năm 2014 có sự gia tăng đáng kểso với năm 2011 với số lượng là 2.302 người chiếm tỷ lệ lên đến 59,25% tổng số đối tượng BTXH có sự gia tăng đối tượng BTXH qua các

62

năm từ năm 2011 đến năm 2014, năm 2015 lại giảm so với năm 2014 với số lượng là 399 người chiếm tỷ lệ đến 59,56% tổng số đối tượng BTXH.

Bảng 2.2:Tổng hợp đối tượng NCT hưởng BTXH ởtỉnh Đắk Lắk.

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số NCT (người) 18.926 19.036 19.774 21.228 20.829

Số lượng tăng (người) - 110 738 1.454 (399)

Tỷ lệ tăng, giảm (%) - 0,58 3,88 7,53 1,88

NguồnSở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnhĐắk Lắk.

Sự ra đời của Nghị định số 13/2010/NĐ-CP mở rộng về đối tượng và điều kiện hưởng chính sách BTXH; Năm 2010 áp dụng theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP thì đối tượng NCT là 85 tuổi. Theo Khoản 2, Điều 17, Mục 4, Luật NCT năm 2009 có hiệu lực từ ngày 15/7/2010 khi đó NCT được hưởng BTXH là 80 tuổi, gọi chung là NCT. Đây có thể là lý do của sự gia tăng về số lượng từnăm 2014 đối với NCT trên 80 tuổi tăng so với năm 2011, năm 2015 số lượng NCT giảm so với năm 2014 là 1,88% là do tuổi già, bệnh tật chết…nên số lượng NCT trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể [15].

- Nhóm người khuyết tật:

Đối tượng này cao thứ hai trong tổng số người được hưởng chính sách BTXH; Số lượng thực tế người khuyết tật khó khăn trên địa bàn ngày càng tăng so với sự gia tăng của đối tượng được BTXH. Số NKT được hưởng chế độ trợ cấp được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3:Tổng số NKT được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015.

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số NKT (người) 4.077 5.749 10.819 11.963 12.000 Số lượng tăng (người) - 1.672 5.070 1.144 37

Tỷ lệ tăng (%) - 0,41 0,88 0,11 0,003

63

Qua bảng số liệu cho thấy, đối tượng NKT tăng qua các năm. Đặc biệt có sự gia tăng đột ngột vào năm 2013 là do mở rộng đối tượng, nhà nước bỏ tiêu chí nghèo cho NKT bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối tượng BTXH [9]. Cụ thể, số người khuyết tật năm 2011 chỉ chiếm 15,97% số đối tượng BTXH, nhưng đến năm 2013 tăng lên chiếm 32,40%; Mặc dù, đối tượng này đã được mở rộng nhưng thực tế vẫn chưa bao phủ, còn nhiều người khuyết tật tương đối khó khăn nhưng chưa được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước.

Nhìn chung, người khuyết tật tăng ổn định khoảng trên dưới 5% năm, do có chính sách mở rộng đối tượng của Nhà nước bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/02/ 2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối tượng BTXH, giảm bớt điều kiện sửa đổi tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP “thuộc hộ gia đình nghèo” và tại Khoản 5, Điều 4 “có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo” cho người tàn tật nặng, người mắc bệnh tâm thần được gộp vào nhóm NKT [9].

- Nhóm đối tượng trẻ em:

Nhóm này bao gồm các đối tượng TEMC theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007: TEMC cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; TEMC cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo; Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi

64

học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên [4]. Năm 2014, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 có hiệu lực thì đối tượng trẻ em được mở rộng đối tượng hưởng, được nhóm chung thành nhóm trẻ em.

Bảng 2.4:Tổng số trẻ em được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số trẻ em(người) 868 860 622 497 380

Số lượng giảm(người) - (8) (238) (125) (117)

Tỷ lệ giảm (%) - 0,92 27,7 20,1 23,5

Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk

Trong năm 2011, số trẻ em được trợ cấp hàng tháng là 868 em, chiếm tỷ lệ 3,40% đối tượng BTXH. Qua bảng số liệu, ta thấy nhóm trẻ em giảm qua các năm cụ thể: năm 2012 giảm so với năm 2011 là 8 em tỷ lệ giảm 0,92%; năm 2013 giảm so với năm 2012 là 238 em tỷ lệ giảm 27,7%, năm 2014 giảm so với năm 2013 là 125 em tỷ lệ giảm 20,1%; năm 2015 giảm so với năm 2014 là 117 em tỷ lệ giảm 23,5%. Nhóm trẻ em giảm qua các năm nguyên nhân là do số đối tượng hưởng đã ngoài độ tuổi hưởng.

- Nhóm đối tượng đơn thân:

Theo Khoản 9, Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 “Người đơn thân thuộc hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi” [4].

Bảng 2.5:Số người đơn thân được trợ cấp qua các năm 2011-2015.

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số đơn thân(người) 1.651 2.171 2.160 1.936 1.739 Số lượng giảm(người) - 520 (11) (224) (197)

Tỷ lệ giảm (%) - 31,5 0,51 10,4 10,2

65

Số người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc diện hộ nghèo được hưởng trợ cấp hàng tháng ngày càng giảm, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 11 người tỷ lệ giảm 31,5%; năm 2014 giảm so với năm 2013 là 224 người tỷ lệ giảm 10,4%, năm 2015 giảm so với năm 2014 là 197 người tỷ lệ giảm 10,2%. Nguyên nhân giảm là do tại Khoản 4, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 hạn chế đối tượng hưởng “Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật…”[10].

- Nhóm đối tượng HIV:

Qua số liệu bảng 2.1, nhóm đối tượng này có chiều hướng ngày càng tăng, năm 2011 có 01 trường hợp, chiếm 0,01% tổng số đối tượng BTXH sau đó tăng dần theo các năm, đến năm 2015 tăng lên 24 trường hợp, chiếm 0,07% tổng số đối tượng BTXH.

Qua phân tích các nhóm đối tượng trên đã minh chứng rằng đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là không nhỏ và ngày càng có xu hướng gia tăng; Trên địa bàn cũng còn rất nhiều các đối tượng có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng không được hưởng trợ cấp do không đáp ứng điều kiện cần và đủ của chính sách như trẻ em gia đình quá nghèo nhưng không phải trẻ mồ côi, trẻ em mồ côi theo chế độ mẫu hệ, những người tàn tật có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn còn khả năng phục vụ được. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý, cần xây dựng chính sách bao phủ đến các đối tượng khó khăn nhưng vẫn đảm bảo nguồn ngân sách; Đồng thời các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước theo đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình để hỗ trợ nhóm đối tượng khắc phục khó khăn, ổn định, phát triển, hòa nhập cộng đồng.

2.2.1.2. Về thực hiện quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội

66

Công tác quản lý các đối tượng BTXH, các cơ sở BTXH khá chặt chẽ, theo đúng quy trình. Cụ thể, quy trình quản lý tại cộng đồng được thực hiện từ khâu rà soát, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và ra quyết định trợ cấp; UBND các cấp trực tiếp quản lý đối tượng, theo dõi thay đổi về hoàn cảnh, lứa tuổi… để hướng dẫn làm hồ sơ và trực tiếp tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ và chi trả phụ cấp. Đối với các đối tượng BTXH tại các trung tâm, Sở LĐTBXH thẩm định, ra quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở theo quy định.

- Việc tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ trợ giúp thường xuyên

Năm 2015, Phòng LĐTBXH các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tiếp nhận, thẩm định nghiêm túc và có trách nhiệm trình Chủ tịch UBND các cấp quyết định cho 34.972 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, gồm: 20.829 đối tượng NCT; 380 đối tượng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi...; 12.000 đối tượng là NKT; 1.739 đối tượng là người đơn thân nghèo đang nuôi con nhỏ, 24 đối tượng bị nhiễm HIV.

Cụ thể về tình hình xác nhận người khuyết tật, trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật từ năm 2011-2015 như sau:

Toàn tỉnh có 184/184 xã, phường, thị trấn thành lập hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo đúng quy định tại Điều 16, Luật NKT [12] và tổ chức hoạt động theo quy định tại Điều 2, Chương 2 của Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT [6]; Thủ tục xác định mức độ khuyết tật thực hiện đúng quy định tại Điều 18, Luật NKT [12] và Điều 5 của Thông tư liên tịch số 37 [6]; Giấy xác nhận khuyết tật: Hàng năm Sở LĐTBXH in và cấp phôi giấy xác nhận khuyết tật cấp cho các huyện, thị xã, thành phố theo quy định, đảm bảo về số lượng và đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 1, Điều 19 của Luật NKT [12]; Tính đến cuối năm 2015,

67

toàn tỉnh có 12.000 NKT được xác định mức độ khuyết tật và được cấp giấy xác nhận khuyết tật, cụ thể:

+ Về dạng tật: Khuyết tật vận động: 3.984 người; khuyết tật nghe, nói: 1.737 người; khuyết tật tầm nhìn: 1.739 người; khuyết tật thần kinh, tâm thần: 2.171 người, khuyết tật trí tuệ: 1.046 người; khuyết tật khác: 1.323 người.

+ Về mức độ khuyết tật: Khuyết tật nhẹ: 3.705 người, khuyết tật nặng: 5.944 người; khuyết tật đặc biệt nặng: 2.351 người.

- Về thủ tục hồ sơ: Tất cả các hồ sơ thực hiện đầy đủ, đúng các biểu mẫu theo quy định hiện hành.

- Về quy trình lập hồ sơ: Một số ít hồ sơ được lập không đúng trình tự, quy trình thiết lập hồ sơ. Đa số các hồ sơ được thể hiện thời gian từ khi đối tượng làm thủ tục đến khi hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đều chậm hơn thời gian quy định (Có những hồ sơ thời gian niêm yết trước thời gian hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ).

Đối với những trường hợp thôi hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, quyết định dừng hưởng chưa kịp thời, dẫn đến trường hợp phải thu hồi lại số tiền đã nhận hàng tháng bằng hình thức trừ vào tiền mai táng phí. Đối tượng NCT chết quyết định thôi hưởng trợ cấp kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật bảo trợ xã hội từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 66)