trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây “Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”. Theo quy định khoản 4 Điều 38 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành được xem xét lại trong các trường hợp sau đây:
(i) Quyết định, hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật nhưng quyết định giải quyết khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật;
(ii) Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án;
(iii) Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại. Đây là quy định mang tính đặc thù của ngành thi hành án.
Đối với việc Bộ tưởng Bộ Tư pháp xem xét lại các quyết định đã có hiệu lực thì không có quy trình cụ thể nào về lần xem xét này, chỉ cần vụ việc có các tình tiết được nêu tại (i), (ii), (iii) là đủ điều kiện. Đối với những vụ việc được xem xét lại thì không đặt ra vấn đề về thời hiệu, không có các bước như thông báo thụ lý, không đặt ra vấn đề thời gian và không có hình thức của quyết định trong trường hợp này. Thực tế thì có vụ việc Bộ trưởng ban hành kết luận, có vụ việc lại ban hành quyết định.
1.3. Các yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hànhán dân sự án dân sự
5 Điều 38, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
1.3.1. Yếu tố về chính trị
Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là nguyên tắc được ghi nhận qua các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với quy định đó, các hoạt động tư pháp cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bằng nhiều cách khác nhau, sự lãnh đạo của Đảng luôn được xem là chủ trương lớn và có tính chất quyết định đến các hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng, cụ thể là Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác trong thời gian tới đã định hướng “thành lập cảnh sát tư pháp trên cơ sở tổ chức và lực lượng hiện có ở ngành công an để hỗ trợ công tác thi hành án dân sự, khẩn trương ban hành bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật tố tụng hình sự, Luật Thi hành án dân sự,… làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tư pháp”. Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực thi hành án dân sự có ý nghĩa rất lớn đối với ngành thi hành án dân sự, trong đó có hoạt động giải quyết khiếu nại đối với cả công tác xây dựng pháp luật và quy định, thực hiện pháp luật. Với những chủ trương, định hướng của Đảng, năm 2008 Quốc hội đã xây dựng và ban hành Luật Thi hành án dân sự và tiếp tục được sửa đổi bổ sung năm 2014. Sự ra đời của hệ thống văn bản pháp luật theo các chủ trương, quan điểm của Đảng về thi hành án dân sự là một trong những bước tiến lớn trong công tác thi hành án dân sự, nó đã trực tiếp qui định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quá trình tổ chức thi hành án, quá trình thực hiện khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự, qui định rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại, cũng như trình tự, thủ tục trong giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của mỗi cấp. Trong công tác giải quyết khiếu nại, hiệu quả của việc giải quyết cũng phụ thuộc rất lớn của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp từ điạ phương.
Sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại là rất cần thiết. Đối với việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự, hiệu quả của việc giải quyết phụ thuộc vào mức độ hoàn chỉnh của pháp luật, gồm pháp luật thi hành án dân sự và pháp luật về giải quyết khiếu nại. Bởi vì nguyên tắc pháp chế đòi hỏi người khiếu nại thực hiện quyền và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đều phải dựa trên cơ sở pháp luật.
Đồng thời, hoạt động giải quyết khiếu nại nói chung và hoạt động khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng thì ý thức pháp luật, trách nhiệm công vụ là yếu tố góp phần quan trọng quá trình thực hiện giải quyết khiếu nại sẽ giúp cho chủ thể giải quyết khiếu nại trong hoạt động giải quyết khiếu nại nói riêng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi thực hiện giải quyết khiếu nại phải nắm vững các qui định của pháp luật, phải đánh giá trung thực, khách quan đồng thời phải có ý thức, thái độ đúng đắn tuân thủ qui định của pháp luật, tránh tình trạng chủ quan, duy ý chí khi thực hiện giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình.
1.3.3. Yếu tố về kinh tế
Trong hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền trong lĩnh vực thi hành án dân sự thì tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có ảnh hưởng không nhỏ. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mà các tranh chấp dân sự, kinh tế và lao động... cũng phát sinh ngày một nhiều và phức tạp hơn. Hoạt động thi hành án dân sự ngày càng liên quan tới nhiều cá nhân và tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đã tác động đến những lợi ích của các tổ chức cũng như cá nhân mang yếu tố nước ngoài, việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại sẽ tạo được tâm lý pháp lý an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo quyền được khiếu nại về thi hành án của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bình đẳng trước pháp luật. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế mở ra sự hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị và cả pháp luật.
1.3.4. Về văn hóa
Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại, bởi vì trình độ văn hóa nâng cao thì dân trí cũng được nâng cao, từ đó người dân tiếp cận với các quy định của pháp luật thì tầm hiểu biết sẽ rộng hơn tạo được điều kiện cho việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật cho nhân dân.
Điều này rất quan trọng, vì kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy, có đến trên 90% các khiếu nại tố cáo của công dân nói chung và trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng là không được chấp nhận, do khiếu nại tố cáo không có cơ sở. Việc khiếu nại tố cáo không dựa trên những hiểu biết về quy định của pháp luật, mà chủ yếu dựa trên sự mong muốn của đương sự được giải quyết theo hướng này hoặc hướng khác có lợi cho họ. Một số văn bản thực sự cần thiết cho người dân như Bộ luật Dân sự (để người dân hiểu về quyền nghĩa vụ của các thể nhân, pháp nhân…); Bộ luật Tố tụng dân sự (để người dân hiểu biết về quyền nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng, Luật Đất đai ( để hiểu về chế độ sử dụng các loại đất, quyền nghĩa vụ của người sử dụng đất, việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất…), Luật Hôn nhân và Gia đình (để hiểu về quyền nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, chế độ tài sản trong và ngoài hôn nhân… ), Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo ( để hiểu đúng về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo, hiệu lực của văn bản giải quyết khiếu nại tố cáo, việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại và các kết luận giải quyết tố cáo…), Luật Thi hành án dân sự ( để hiểu rõ cơ cấu tổ chức, trách nhiệm quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự, các cơ quan hữu quan khác trong hoạt động thi hành án dân sự, quyền nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền nghĩa vụ liên quan…)… Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo còn gă ăp nhiều khó khăn do ngày càng có nhiều trường hợp đương sự thiếu hiểu biết, đó là chưa kể những trường hợp lợi dụng quyền công dân khiếu nại nhiều lần, khiếu nại vượt cấp, nhằm cản trở công tác thi hành án dân sự.
Tác giả tin tưởng rằng, nếu pháp luật nói chung và đặc biệt là các văn bản trên nếu được chuyển tải đến người dân với những cách thức phù hợp thì sẽ hạn chế được nhiều những trường hợp gửi đơn khiếu nại tố cáo đến nơi
không có thẩm quyền giải quyết dẫn đến chuyển đơn “lòng vòng” như dư luận vẫn nêu, khiếu nại tố cáo thiếu căn cứ… Ý thức pháp luật cũng giúp cho công dân có thiện chí và cảm thông đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, không đưa ra các đòi hỏi phi lý hoặc lợi dụng quyền được bồi thường để thực hiện các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc bản chất nhà nước. Mặt khác, ý thức pháp luật cũng giúp cho công dân vượt qua được những mặc cảm, thành kiến để tái hòa nhập cộng đồng.
Kết luận chương 1
Mục đích quan trọng nhất của công tác giải quyết khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật ghi nhận. Thông qua công tác giải quyết khiếu nại phát hiện và kịp thời ngăn chặn, chấn
chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án của cán bộ, Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự để nâng cao chất lượng công tác thi hành án, nâng cao trình độ cho cán bộ công chức thi hành án. Một mục đích quan trọng nữa của công tác giải quyết khiếu nại là hiện thực hóa các chính sách, đường lối của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước chỉ đạo trong công tác giải quyết khiếu nại.
Trong phần trình bày những vấn đề lý luận về giải quyết, khiếu nại, luận văn đã xác định khái niệm và chỉ ra vai trò của việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực thi hành án trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của các bên liên quan đến bản án dân sự và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đối với giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp nào thì việc quy định và giới hạn thẩm quyền giải quyết khiếu nại là đặc điểm để nhận dạng và phân biệt giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của các chủ thể giải quyết khiếu nại. Để bảo đảm việc ra quyết định giải quyết khiếu nại việc thi hành án dân sự đúng đắn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và pháp chế trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại nói chung, lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng, việc giải quyết khiếu nại phải tuân theo các quy định của thủ tục hành chính giải quyết khiếu nại được pháp luật quy định.
Hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự chịu ảnh hưởng vào những nhân tố như: sự lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy Đảng, sự hoàn chỉnh của pháp luật về giải quyết khiếu nại, ý thức pháp luật của người khiếu nại.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY